- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Món bánh bèo bì hơn 100 năm tuổi ở Bình Dương
Quán bánh bèo gần chợ Búng từng là nơi lui tới của nhiều nghệ sĩ cải lương tài danh hay các đại gia từ Chợ Lớn (TP HCM).
Nếu có dịp về Lái Thiêu (Bình Dương) chơi, du khách thường nghe nói đến một món ăn đã có hơn 100 năm ở vùng đất mà người Sài Gòn hay đi đổi gió, đó là bánh bèo bì Mỹ Liên.
Từng miếng bánh nhỏ xinh, trắng muốt được phết đậu xanh trên đĩa, phủ lên một lớp bì trộn với thịt nạc thái sợi nhỏ xíu, thêm màu xanh của rau sống và dưa leo xắt sợi. Trước khi ăn, bạn sẽ rưới lên nước chấm chua ngọt, có lẫn sợi củ cải và cà rốt bào nhuyễn, thêm muỗng ớt bằm cay xè, nhìn đã hấp dẫn.
Người đầu tiên nghĩ ra món bánh bèo bì này là cụ Đỗ Thị Kiểng. Hơn 100 năm trước, cụ Kiểng gánh bánh bèo đi bán dạo khắp nơi. Khách ăn ngày một đông vì món ăn vừa ngon vừa lạ. Bánh bèo ở các vùng khác ăn với đậu xanh hoặc nhân tôm, thịt chứ không ăn với bì heo trộn thịt nạc, vốn là thành phần của món cơm tấm miền Nam. Cụ Kiểng thấy đông khách nên đã mở quán tại chính căn nhà của mình, sau để lại cho con gái, rồi đến các cháu nối nghiệp.
Cách đây vài chục năm, quán bánh bèo bì Mỹ Liên gần chợ Búng, nay thuộc thị trấn An Thạnh, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương, là nơi lui tới của những nghệ sĩ cải lương tài danh như Út Bạch Lan, Bạch Tuyết… hay các đại gia người Hoa từ Chợ Lớn ghé về. Hiện giờ, người nối nghiệp cụ Kiểng là bà Thái Thị Tuyết, thế hệ thứ tư trong gia đình.
Bà Tuyết cho biết, gia đình phải kỳ công chọn loại gạo dẻo thì bánh mới mềm mại, ăn vào thấy như tan trong miệng. Bì chọn phần da lưng heo luộc chín, lọc sạch thái nhỏ. Thịt nạc lưng luộc xong, cắt sợi, trộn với tỏi và gia vị cho thơm, sau đó trộn đều tỷ lệ hai phần nạc, một phần da, một phần mỡ, cho một ít thính.
Sự hấp dẫn của bánh bèo bì Mỹ Liên còn nằm ở cách pha nước chấm. Chủ quán tiết lộ, bà dùng nước mắm nguyên chất, thêm đường và giấm nấu lửa nhỏ, không cho nổi bọt thì nước chấm mới trong. Sau đó, bà cho tỏi, ớt, đồ chua vào.
Khi ăn, khách chỉ cần rưới nước chấm vào đĩa bánh bèo là có ngay hương vị độc đáo. Món ăn có vẻ dễ bắt chước, nhưng ở Sài Gòn lại không bán. Đó là lý do người ta vẫn thích tìm về Bình Dương để thưởng thức, đặc biệt là những người từng ăn món này.
Một đĩa bánh bèo bì hiện có giá 30.000 đồng, nhưng nếu đã thưởng thức một lần, bạn sẽ nhớ mãi về nó, về tài nghệ của một người phụ nữ đã sáng tạo ra món ăn.
Thực khách đến đây có thể chọn thêm món bún bì, bì cuốn, chả giò, nem chua cũng không kém phần hấp dẫn.
Nếu bạn muốn đi Bình Dương trong ngày, ghé làng tre Phú An chụp hình hay đi mua gốm thì cũng nên ghé qua bánh bèo bì Mỹ Liên 1 và 2 (đều là con cháu của cụ Kiểng) để thưởng thức một món ăn đã có 100 năm trước.
Theo Thảo Mộc/Vnexpress
Món bún 10.000 đồng có mùi thối khiến khách tò mò ở Pleiku
Bún mắm cua gây ấn tượng với du khách lần đầu đến Gia Lai bởi mùi vị và màu nước dùng đen đục.
10 món ăn đường phố hấp dẫn ở Quy Nhơn
Nem nướng, bánh mì lagu hay bánh xèo tôm nhảy là ba trong số các đặc sản du khách không thể bỏ qua.
Món phở không bao giờ phục vụ bằng một tô ở Gia Lai
Phở khô Gia Lai có nhiều hương vị khác nhau nhưng luôn được phục vụ bằng hai tô, một để bánh phở, một đựng nước dùng.
Các tiệm mì ‘túp lều’ ở khu phố đèn đỏ của Nhật Bản
Người dân Nhật và du khách thường đến thưởng thức món mì ramen trên phố Nakasu nổi tiếng ở thành phố Fukuoka.
Quán ‘bún thối’ ở Pleiku: mỗi ngày lên men 20 kg cua
Quán ăn của chị Chi chuyên bán đặc sản bún mắm cua đã hơn 20 năm.