- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Các tiệm mì ‘túp lều’ ở khu phố đèn đỏ của Nhật Bản
Người dân Nhật và du khách thường đến thưởng thức món mì ramen trên phố Nakasu nổi tiếng ở thành phố Fukuoka.
Đến Fukuoka, Nhật Bản, du khách sẽ được nghe nhắc nhiều đến Nakasu, khu phố đèn đỏ luôn sầm uất và nhộn nhịp. Khi ánh mặt trời tắt hẳn cũng là lúc những chiếc đèn từ hàng trăm nhà hàng, quán bar, cửa hàng tiện lợi… bắt đầu nhấp nháy, sáng rực cả con phố dài. Nếu có dịp đặt chân đến đây, du khách không thể bỏ qua món mì ramen Hakata trứ danh của thành phố này.
Hakata là tên gọi của một thương cảng xưa thuộc Fukuoka. Mì ramen mang tên Hakata ngày nay được bán ở nhiều nơi tại Nhật Bản nhưng ngon và đúng vị nhất vẫn là ở Fukuoka. Nhờ số lượng đông hàng quán mà phố đèn đỏ Nakasu còn được biết đến là nơi lý tưởng để thưởng thức món mì này.
Nakasu bắt đầu nhộn nhịp vào khoảng 22h. Hầu hết nhà hàng ở đây phục vụ mì ramen Hakata nhưng nơi được nhiều người Nhật Bản lựa chọn là các quán mì “túp lều”.
Gọi là quán nhưng thực tế, đó chỉ là những chiếc xe đẩy tiện lợi. Chủ hàng dựng thêm tấm bạt bao quanh để cản gió. Trong màn đêm, những chiếc xe như các túp lều nhỏ, nổi bật với ánh đèn vàng.
Mỗi quán chứa được khoảng 15-20 thực khách. Khách ngồi trên những chiếc ghế cao quanh gian bếp chính được chủ đặt ở trung tâm.
Có nhiều cách chế biến nước dùng của món mì này, tùy theo từng cửa hàng nhưng phố biến nhất vẫn là phiên bản hầm từ xương heo. Xương được hầm kỹ đến khi nước súp có màu trắng đục, vị béo ngậy và ngòn ngọt ở đầu lưỡi. Sợi mì ramen Hakata mỏng hơn thông thường, đạt độ mềm mượt sau khi trụng.
Một tô ramen Hakata phổ biến được trang trí với phần trên cùng chỉ có hành lá và vài lát thịt lợn luộc hoặc nướng. Giá thay đổi tùy theo nhà hàng, nhưng bạn có thể gọi một tô với 500 – 700 yen (khoảng 100.000 – 150.000 đồng).
Khi thưởng thức, thực khách có thể rắc thêm chút hạt mè để tăng thêm mùi thơm. Ớt xay và củ cải muối cũng được trang bị sẵn cho khách có nhu cầu.
Là khu phố đèn đỏ lớn, Nakasu có hàng trăm “cửa hàng”, nơi chỉ đàn ông biết tiếng Nhật mới được phép bước vào. Các cửa hàng có đầy đủ dịch vụ, nếu muốn trò chuyện với các cô gái trong 60 phút, khách trả từ 1.000 yên (khoảng hơn 200.000 đồng). Mức giá sẽ tăng theo thời gian và nhu cầu của khách. Nếu qua đêm, khách phải trả mức giá khoảng 15.000 – 30.000 yên (khoảng 3 – 6 triệu đồng), tuỳ theo sắc vóc, kỹ năng phục vụ của các cô gái.
Thành phố Fukuoka là thành phố lớn nhất thuộc đảo Kyushu, Nhật Bản. Là một thành phố khá lớn và hiện đại, điểm dừng chân này vẫn còn khá mới mẻ đối với du khách Việt.
Ngoài thưởng thức ẩm thực đặc sắc, đến vùng này, bạn có thể tham quan nhiều điểm du lịch thú vị như kênh đào Yanagawa, đảo hoa Nokonoshima, thành cổ Fukuoka, công viên Ohori, bãi biển nhân tạo Momochihama, đền Atago…
Tadiha.com GỢI Ý MỘT SỐ KHÁCH SẠN NHẬT BẢN GIÁ TỐT
1. Smile Hotel Asakusa
2. Hotel MyStays Asakusa
3. Hotel New Star Ikebukuro
Quán ‘bún thối’ ở Pleiku: mỗi ngày lên men 20 kg cua
Quán ăn của chị Chi chuyên bán đặc sản bún mắm cua đã hơn 20 năm.
Những ngày thời tiết Hà Nội ẩm ương, tranh thủ đến ăn bánh đúc nóng ở 5 quán này trước khi mùa hè ập đến
Chẳng còn mùa đông, lại chưa hẳn sang hè, không khí dịu mát có chút ẩm ương, nồm nồm của ngày giao mùa sẽ dễ chịu hơn với món bánh đúc nóng.
Quán bánh xèo thịt bò để khách tự phục vụ, tính tiền ở Gia Lai
Bà Tám để thực khách tự lấy đĩa xếp rau, bưng thức ăn và tính tiền.
Mùa hè đi Quy Nhơn, hãy ghé ngay quán ốc siêu đông, gọi món không cần nhìn giá này: Ốc biển sang chảnh 20k/dĩa, hàu 5k/con
Quán ốc Quy Nhơn này cực kỳ đa dạng, tươi roi rói mà giá cả lại rẻ như cho, thử một lần ăn no căng bụng, lúc tính tiền đảm bảo ai cũng ngạc nhiên.