- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Món phở không bao giờ phục vụ bằng một tô ở Gia Lai
Phở khô Gia Lai có nhiều hương vị khác nhau nhưng luôn được phục vụ bằng hai tô, một để bánh phở, một đựng nước dùng.
Chắc hẳn người Việt Nam nào cũng dễ dàng nhận biết các món phở dù được chế biến theo nhiều kiểu. Tuy nhiên, khi lần đầu thưởng thức phở khô Gia Lai, nhiều thực khách sẽ không khỏi ngạc nhiên và hoài nghi rằng liệu đây có phải là phở.
Hình thức của phở khô Gia Lai khác với các món phở quen thuộc như phở nước, phở xào, phở chiên hay phở cuốn. Thay vì dùng một tô hoặc một đĩa kèm chén nước chấm, chủ quán dọn ra hai tô riêng: một tô đựng bánh phở, tô còn lại là nước dùng. Vì thế, phở khô Gia Lai còn có tên gọi là phở hai tô.
Tô chứa bánh phở có thêm rau và các loại gia vị. Sợi phở là yếu tố khiến món ăn trở nên độc đáo. Bánh phở cũng làm từ bột gạo nhưng không ướt mềm, dẹt bản to như sợi tươi mà khô cứng, sợi nhỏ, mảnh hơn sợi hủ tiếu. Khi chế biến, người nấu trụng nóng sợi sao cho khi ăn có độ dai và khô nhất định. Sợi cuộn dính vào nhau thành búi khi nhấc lên không bung ra.
Người địa phương chẳng mấy ai biết vì sao loại sợi nhìn giống hủ tiếu được gọi là phở. “Thấy ai cũng kêu vậy thì mình gọi theo, lâu dần chẳng thắc mắc nữa”, một người địa phương cho hay. Chủ một quán nổi tiếng trên đường Nguyễn Thái Học cho biết: “Người ta làm sợi phở khô nhỏ, dai và để riêng nước dùng để khắc phục tình trạng sợi tươi hay nở trương ra khi chan nước lâu khiến món mất ngon”.
Ăn kèm phở khô Gia Lai thường là gà và bò. Trong đó, thịt gà phải dính da, xé phay đặt bên trên bánh phở, thêm thịt heo ba chỉ băm, tóp mỡ, hành phi và kèm tô nước dùng trong vắt được ninh từ xương gà. Phở khô bò gồm thịt bò tái, bò viên nhưng để thịt riêng trong tô nước dùng thơm mùi thảo quả của phở truyền thống.
Cách ăn phở khô Gia Lai không phải ai cũng biết. Vì khối sợi dính chặt thành cuộn, rất khó để trộn đều các nguyên liệu ngay. Bạn phải dùng muỗng tách nhỏ để sợi bánh phở rời ra. Gia vị không thể thiếu của phở khô là tương được làm từ đậu nành và đường vàng, hoặc xì dầu chứ không ăn cùng nước mắm. Ăn một miếng phở bùi mùi gạo, đậm vị thịt, kèm thìa nước dùng nóng hổi, ngọt vị xương, béo vị hành phi tóp mỡ, thơm mát rau giá, bạn sẽ cảm nhận tròn vị phở hai tô Gia Lai.
Món phở khô hiện bán ở nhiều nơi nhưng các du khách cho rằng không nơi nào chế biến ngon bằng Gia Lai. Tại thành phố Pleiku, bạn có thể dễ dàng tìm nơi bán món này từ sáng tới tối. Một số quán ăn lâu năm nổi tiếng phải kể đến là quán Ngọc Sơn, quán Hồng, quán Tàu Lý, quán Bé Tư… Mỗi suất phở có giá dao động 30.000 – 50.000 đồng tùy lượng nhân thịt.
Theo Tâm Linh/ Vnexpress
Các tiệm mì ‘túp lều’ ở khu phố đèn đỏ của Nhật Bản
Người dân Nhật và du khách thường đến thưởng thức món mì ramen trên phố Nakasu nổi tiếng ở thành phố Fukuoka.
Quán ‘bún thối’ ở Pleiku: mỗi ngày lên men 20 kg cua
Quán ăn của chị Chi chuyên bán đặc sản bún mắm cua đã hơn 20 năm.
Những ngày thời tiết Hà Nội ẩm ương, tranh thủ đến ăn bánh đúc nóng ở 5 quán này trước khi mùa hè ập đến
Chẳng còn mùa đông, lại chưa hẳn sang hè, không khí dịu mát có chút ẩm ương, nồm nồm của ngày giao mùa sẽ dễ chịu hơn với món bánh đúc nóng.
Quán bánh xèo thịt bò để khách tự phục vụ, tính tiền ở Gia Lai
Bà Tám để thực khách tự lấy đĩa xếp rau, bưng thức ăn và tính tiền.
Mùa hè đi Quy Nhơn, hãy ghé ngay quán ốc siêu đông, gọi món không cần nhìn giá này: Ốc biển sang chảnh 20k/dĩa, hàu 5k/con
Quán ốc Quy Nhơn này cực kỳ đa dạng, tươi roi rói mà giá cả lại rẻ như cho, thử một lần ăn no căng bụng, lúc tính tiền đảm bảo ai cũng ngạc nhiên.