- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Món bún 10.000 đồng có mùi thối khiến khách tò mò ở Pleiku
Bún mắm cua gây ấn tượng với du khách lần đầu đến Gia Lai bởi mùi vị và màu nước dùng đen đục.
Món bún cua thối 10.000 đồng khiến khách tò mò ở Pleiku
Bún mắm cua (còn gọi là bún cua thối) là đặc sản ở phố núi Pleiku, Gia Lai. Được mệnh danh là một trong những món khó nuốt của Việt Nam nhưng bún mắm cua luôn khiến du khách tò mò muốn thử khi có dịp đến đây.
Bún cua thối là cách nói của người dân địa phương để phân biệt với bún riêu cua hay các món cua khác, diễn tả thứ mùi khó ngửi đặc trưng của nước dùng chan bún được làm từ cua theo cách đặc biệt.
Hàng ký cua đồng tươi được rửa sạch bỏ phần mai, lấy phần thân giã hoặc xay nhuyễn đem lọc lấy nước. Nước cua tươi được ủ khoảng một ngày đêm để lên men cho đến khi chuyển màu đen và bốc ra mùi nồng, thum thủm thì đem chế biến.
Người nấu dùng măng le tươi hoặc khô thái mỏng cho vào nồi nước cua sôi trên bếp lửa liu riu. Đun càng lâu, măng càng tiết ra nhiều vị ngọt khiến nồi mắm cua càng ngon.
Thành phần trong tô bún ngoài nước cua và măng còn có da heo chiên phồng hoặc bánh phồng tôm giòn rụm, tóp mỡ rang cháy tỏi béo ngậy, hành phi dầu đậu nành bùi. Thức ăn kèm tự chọn bên ngoài có nem, chả cùng các loại rau sống, chanh, ớt tươi. Món không thể thiếu mắm nêm với ớt băm xào cay để tăng vị nồng ấm và làm át đi vị tanh.
Khi bày ra tô, chủ quán rưới lên lớp bún một muôi nước mắm cua có măng và thịt ba chỉ. Nước dùng đen chỉ xâm xấp dưới bún, để lộ phần bún trắng và các thành phần ăn kèm, khi trộn lên mới nhìn thấy rõ. Những nét đặc sắc của bún mắm cua là mùi hắc, mặn mà của mắm, vị ngọt từ măng, vị cay của ớt, độ giòn của đồ chiên và sự thanh mát của rau, chanh.
Nổi tiếng ở Gia Lai nhưng bún cua thối có xuất xứ từ Bình Định theo chân người dân lên phố núi lập nghiệp. Nhiều thực khách lớn tuổi cho biết món ăn ban đầu được nấu trong các gia đình Bình Định, có vị cay và mặn đặc trưng miền biển và cũng để làm ấm người trước cái lạnh phố núi.
Một tô bún mắm cua đậm vị và đủ thành phần được bán với giá 10.000 đồng, du khách không nên bỏ qua món đặc sản trứ danh phố núi này. Một số quán bún mắm cua thường bán kèm cơm rượu để phòng khách bị lạnh bụng khi thưởng thức, hoặc các loại nước trái cây dùng kèm cho dễ nuốt. Bạn có thể tìm ăn tại nhiều nơi trong thành phố Pleiku như khu Chợ Nhỏ (Phùng Hưng), chợ đêm Pleiku, chợ Ngã Tư Biển Hồ, các quán ở đường Lê Duẩn, Phan Đình Phùng…
Theo Tâm Linh – Phong Vinh/Vnexpress
10 món ăn đường phố hấp dẫn ở Quy Nhơn
Nem nướng, bánh mì lagu hay bánh xèo tôm nhảy là ba trong số các đặc sản du khách không thể bỏ qua.
Món phở không bao giờ phục vụ bằng một tô ở Gia Lai
Phở khô Gia Lai có nhiều hương vị khác nhau nhưng luôn được phục vụ bằng hai tô, một để bánh phở, một đựng nước dùng.
Các tiệm mì ‘túp lều’ ở khu phố đèn đỏ của Nhật Bản
Người dân Nhật và du khách thường đến thưởng thức món mì ramen trên phố Nakasu nổi tiếng ở thành phố Fukuoka.
Quán ‘bún thối’ ở Pleiku: mỗi ngày lên men 20 kg cua
Quán ăn của chị Chi chuyên bán đặc sản bún mắm cua đã hơn 20 năm.
Những ngày thời tiết Hà Nội ẩm ương, tranh thủ đến ăn bánh đúc nóng ở 5 quán này trước khi mùa hè ập đến
Chẳng còn mùa đông, lại chưa hẳn sang hè, không khí dịu mát có chút ẩm ương, nồm nồm của ngày giao mùa sẽ dễ chịu hơn với món bánh đúc nóng.