- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Chợ ở Thượng Hải
Ở bất kỳ đâu, chợ cũng là nơi phản ánh rõ nét và đầy đủ nhất về hình ảnh của vùng đất đó. Chợ là lát cắt cơ bản thể hiện văn hoá ẩm thực, thói quen tiêu dùng, tập quán sinh hoạt, trình độ dân trí, điều kiện khí hậu thổ nhưỡng, thậm chí cả về thành phần dâ
Như mọi đô thị khác, chợ ở Thượng Hải gồm 2 hình thức chính là siêu thị và chợ địa phương. Tất nhiên, là quốc gia có nền thương mại điện tử phát triển nhất thế giới, chợ online phát triển với tốc độ thần tốc và ảnh hưởng sâu rộng tới đời sống, nhưng tôi sẽ đề cập riêng trong một bài viết khác kèm theo sự bày tỏ lòng ngưỡng mộ vô bờ với Jack Ma, ông tổ của thương mại điện tử Trung Quốc. Bài viết này tập trung vào các hình thức chợ “offline”.
Siêu thị
Cam và táo là một trong các loại hoa quả chiếm số lượng lớn nhất của khu vực hoa quả. Ảnh: Trần Việt Linh |
Với 25 triệu dân, Thượng Hải là thiên đường cho các đại gia bán lẻ. Thành phố rộng lớn này có đến vài nghìn điểm hiện diện của các thương hiệu siêu thị bán lẻ ở mọi ngóc ngách và trên tất cả các phố lớn. Có hai hình thức, hoặc là đại siêu thị của các đại gia nước ngoài như Tesco, Metro, CarreFour, Walmart, hoặc siêu thị nhỏ như NGS, Lianhua,... (mỗi thương hiệu này có tới vài trăm cửa hàng khắp thành phố). Nhỏ hơn nữa là các cửa hàng tiện ích, phổ rộng nhất là Family Mart, 7-eleven, Lawson và rất rất nhiều các thương hiệu địa phương với hình thức tương tự. Nói tóm lại, ở Thượng Hải, dù không có các chợ cóc và quán vỉa hè như ở VN nhưng mức độ thuận tiện cho người dân để mua những đồ tiêu dùng thiết yếu thì không hề thua kém.
Đại siêu thị phản ánh rõ nét hơn những vấn đề đề cập ở phần mở bài, nên bài viết chi tiết tập trung vào hình thức này. Bỏ qua sự khổng lồ của khối lượng và chủng loại hàng hoá đảm bảo đáp ứng không thiếu nhu cầu hàng ngày nào của gia đình (trừ những thứ to như ô tô), những điều tôi ấn tượng về các siêu thị ở đây là:
Các loại dao gọt được bày kèm dãy hàng hoa quả. Ảnh: Trần Việt Linh |
Ý thức tự giác của người dân: Bạn sẽ không gặp bất cứ sự kiểm soát nào khi bước vào siêu thị. Tủ chứa đồ cho khách có đầy đủ nhưng ai có nhu cầu thì dùng chứ không bắt buộc khách hàng phải cất đồ trước khi vào siêu thị. Bạn có thể mang tất cả túi sách, ba lô, thậm chí hàng mua ở chỗ khác xách lủng lẳng,…. vào siêu thị thoải mái. Hàng hoá trong siêu thị cũng không cấm bóc ra ăn hay dùng ngay trong siêu thị trước khi tính tiền. Điều này tiện nhất là khi đi với trẻ con, nhiều khi có thể lấy một hộp sữa cho bé uống luôn, bóc một gói bánh kẹo ăn ngay trong lúc chờ người lớn đi mua đồ khá lâu. Sau đó chỉ việc mang cái vỏ lại quầy tính tiền vẫn tính như bình thường. Rau củ quả và những mặt hàng cần cân trước khi tính tiền được cân ở quầy riêng và dán tem lên đó. Tuy nhiên, cũng chẳng ai kiểm soát liệu khách có bỏ thêm đồ vào túi đã cân và dán tem hay không. Hàng ra khỏi cửa tính tiền mà chưa được scan cũng không hề có tiếng chuông báo động nào cả.
Ảnh: Trần Việt Linh |
Siêu thị nỗ lực mang tới sự tiện lợi tối đa cho khách hàng để họ thoải mái nhất khi đi mua đồ. Khi ra tính tiền, nếu một mặt hàng nào đó không được quét mã thông tin và giá, nhân viên thậm chí tìm giá đúng rồi hỏi xem khách có đồng ý không để họ quét mã 2 lần một mặt hàng khác trong đống đồ của mình có cùng giá để bù vào. Tôi không rõ họ kiểm soát tồn kho bằng cách nào khi phải làm những thao tác này, không rõ kiểm soát an ninh như thế nào khi hoàn toàn thả lỏng khách hàng, dù tôi chắc chắn họ có cách kiểm soát nhưng dù gì đi nữa, tôi cũng tin chắc chắn rằng họ đặt cược khá lớn vào ý thức tự giác của khách hàng. Có lần, một gói kẹo chui vào dưới đáy túi đựng tôi không để ý và không nhặt lên để tính tiền, cứ thế đi về. Đến nhà mới biết bị sót, hôm sau tự mang ra siêu thị trả lại.
Quả ớt xanh to bằng quả dưa chuột. Ảnh: Trần Việt Linh |
Sự tươi ngon của nông sản: Thượng Hải là vùng cận nhiệt đới, khí hậu ôn hoà, có thể trồng được rất nhiều loại rau củ của cả xứ nhiệt đới và ôn đới. Phần lớn các loại rau củ quả đều có kích thước rất khủng so với đồ ở Việt Nam, như đã có lần tôi nói đùa: củ tỏi phải bằng quả quýt còn quả bí đao thì phải bằng con lợn. Về cơ bản, không phải to hơn mà chất lượng kém đi. Chỉ có các loại rau gia vị và có mùi thơm thì quả thật không bằng ở Việt Nam. Còn lại, tôi đều rất hài lòng khi nếm một nhánh cần tây to bằng cổ tay em bé mà giòn tan, ngọt lịm và thơm đậm đà, quả dâu tây to bằng cái chén mà ngọt và thơm lựng. Đặc biệt lưu ý tới táo, lê và cam - những loại quả mà ở Việt Nam có cho không tôi cũng không bao giờ dám đụng đến vì sợ chất bảo quản độc hại. Những loại quả này ở đây rất thơm ngon và được tiêu thụ cực mạnh. Táo ngon không khác gì loại táo (được cho là của Mỹ) khá đắt tiền mà tôi hay mua ở Việt Nam. Khoai tây và cà rốt cũng là câu chuyện tương tự. Vậy là tôi biết cái câu “đồ Tàu đấy” mà chúng ta thốt ra cùng sự kinh hãi mỗi khi nhắc đến loại nông sản nào đấy rất cần phải xem xét lại. Vấn đề nằm ở đâu đó trên con đường rất dài từ Trung Quốc về đến Việt Nam, đạo đức của những thương nhân cả 2 nước và cả sự nháo nhào của truyền thông, chứ chắc chắn không phải nằm ở những quả cam trái táo vô tội và ngon lành này.
Hàng hoá bày dọc lối đi và thang cuốn. Ảnh: Trần Việt Linh |
Sự sắp xếp linh hoạt, khôn khéo: Quy hoạch hàng hoá là một ngành khoa học và cả nghệ thuật được nghiên cứu công phu, cái này không bàn đến. Tôi ấn tượng đến chi tiết nhỏ là siêu thị tận dụng những thang cuốn bên trong, lối đi và hành lang để bày thêm những mặt hàng tiêu dùng nhỏ mà người nội trợ khá hay quên như kiểu túi nilon đựng rác, khăn lau bếp, con lăn hút bụi quần áo... Và ở mỗi khu hàng hoá được quy hoạch, có bày thêm những chủng loại hàng hoá khác mà khi sử dụng thường sẽ phải đi cùng nhau. Ví dụ khu bán thịt bò cắt miếng sẽ bày thêm các loại nước sốt BBQ, khu bán nguyên liệu làm bánh có đặt thêm một ít khuôn nướng, paper cup lót khuôn… Khách mua đồ rất tiện, họ chắc chắn sẽ nhặt thêm món này món kia mà rất có thể họ sẽ tặc lưỡi bỏ qua không mua nữa nếu phải đi tới một khu khá xa mới lấy được.
Các loại sốt BBQ được bày kèm theo tại quầy thịt bò. Ảnh: Trần Việt Linh |
Bảng hướng dẫn lấy và trả xe đẩy bên ngoài siêu thị. Ảnh: Trần Việt Linh |
Tối ưu hóa xe đẩy hàng: Xe đẩy hàng trong siêu thị CarreFour lúc trước vốn để tự do cho khách lấy và trả bất kỳ chỗ nào có thể và cũng không ai kiểm soát khách mang nó đi đâu. Vài tiếng một lần, những nhân viên lại đi gom xe và đẩy vài trăm chiếc như một đoàn tàu về vị trí tập kết. Nhưng gần đây, họ đã cải tiến theo cách mà tôi thấy rất thú vị. Trên vị trí tay đẩy của mỗi chiếc xe được gắn thêm một cục thiết bị cơ học nhỏ vuông vắn bằng bao thuốc lá. Có một cái lẫy bật ra bật vào và một sợi xích sắt nối cái xe đó vào một chiếc xe khác trong dãy xe đẩy tại vị trí tập kết. Khách muốn dùng xe, bỏ đồng xu một tệ vào cái lẫy và ấn nó bập vào trong, sợi xích sẽ được nhả ra và khách có thể lấy cái xe ra đẩy đi. Khi mua hàng xong, không dùng nữa, khách đưa xe lại những vị trí quy định, cầm đầu sợi xích ấn vào lỗ trên thiết bị, cái lẫy sẽ bật ra nhả đồng xu trả lại khách.
Như vậy là, cải tiến cực nhỏ này giải quyết được rất nhiều vấn đề. Không còn tình trạng xe vứt la liệt, giảm bớt nhân công đi thu thập xe khá vất vả, giảm tình trạng mất mát hư hỏng xe do không quản lý. Chỉ là một tệ nhưng bình thường, không ai bỏ phí nó cả. Còn nếu bắt buộc phải đẩy xe ra xa đến vị trí khác, hãy để lại một tệ coi như trả công cho những người phải đi thu nó về.
Chợ địa phương
Đâu đó cũng có những khu chợ cóc nhỏ ở các khu dân cư như ở Việt Nam, nhưng chợ tôi đang đề cập là chợ được quy hoạch chính thức. Điều ấn tượng là:
Bên ngoài một khu chợ địa phương. Ảnh: Trần Việt Linh |
Chợ rất sạch: Về cơ bản là giống như các chợ được xây dựng mới như chợ Hàng Da, chợ Cửa Nam mới ở Hà Nội. Chợ có nhấp nhô, lộn xộn nhất là khu vực vỉa hè - nơi các quán ăn hay bán đồ ăn take away, nhưng tuyệt đối không có rác bẩn. Trong chợ, các gian hàng được quy hoạch rất ngay ngắn và trật tự. Từng gian bày biện hàng hoá của mình cũng hết sức ngăn nắp gọn gàng. Tất cả các hàng thịt (bò lợn gà) đều xếp thịt đã được lọc và phân chia từng phần riêng rẽ cho từng mục đích sử dụng của người nội trợ trong những tủ mát có cửa kính kéo kín, hoàn toàn không có chuyện bốc mùi hay ruồi nhặng.
Khu hàng thủy - hải sản. Ảnh: Trần Việt Linh |
Những cái cân điện tử: Ở đây, từ ông bán khoai nướng dạo trở đi cũng sử dụng cân điện tử. Loại cân mà chỉ cần nhập mã vào rồi bấm nút là sẽ cân sẽ in ra cái phiếu nhỏ có đủ thông tin cơ bản: tên hàng hoá, trọng lượng, đơn giá, thành tiền,…. Ở siêu thị sẽ in đầy đủ như vậy, nhưng các hàng bán rong hoặc chợ địa phương thì không in ra mà chỉ dùng để tính tiền cho nhanh. Trong chợ cũng đặt một cái cân công cộng để người dân có thể thử lại nếu không tin tưởng người bán hàng. Nhớ lần đầu ở Việt Nam tôi nhìn thấy cái cân công cộng này ở chợ Đà Nẵng, nó được đặt trang trọng giữa sảnh trong chợ, ai nhìn vào cũng thấy sự uy nghiêm, tiến bộ và văn minh. Còn ở đây, cân công cộng này nằm im lìm và khá bệ rạc cũ kỹ ở một góc khiêm tốn. Có lẽ người ta không còn cần đến nó.
Hàng hoa quả tại chợ. Ảnh: Trần Việt Linh |
Qua "lăng kính chợ”, Thượng Hải hiện lên với đủ sắc màu vốn có, cực kỳ sầm uất, đa dạng, văn minh. Và bởi là vùng đất tây hoá lâu đời, câu nói “đến Trung Quốc mà không biết tiếng Trung thì chịu chết” hoàn toàn không đúng với Thượng Hải. Gần 20 nghìn chuyên gia nước ngoài sinh sống và làm việc tại Thượng Hải cùng gia đình của họ đã làm cho rất nhiều những nhãn hàng trên kệ được thêm dòng tiếng Anh, rất nhiều nhân viên bán hàng hiểu tiếng Anh của bạn ở mức cơ bản, chưa kể đến những siêu thị dành riêng cho hàng nhập khẩu từ nhiều khu vực trên thế giới. Chắc chắn điều này góp phần làm cho Thượng Hải trở thành thành phố đáng sống nhất tại Trung Quốc đại lục theo một bảng xếp hạng được công bố gần đây của Mercer trong khảo sát và xếp hạng 230 thành phố lớn trên thế giới.
Trần Việt Linh
Mỗi chúng ta chính là một đại sứ du lịch
Xách balo lên và đi không còn là việc quá khó khăn trong thời đại thế giới phẳng. Tuy nhiên, khi thông tin lan tràn khắp nơi thì hoạt động du lịch sẽ càng trở nên hấp dẫn nếu có sự xuất hiện của các đại sứ đầy nhiệt huyết.
Tâm sự của người cả chục năm ăn tết trên đường du lịch
"Nếu không gặp vấn đề nghiêm trọng về sức khoẻ hoặc gia đình có chuyện đại sự thì hướng dẫn viên du lịch như chúng tôi đều lên đường ngày Tết'', anh Trường - một hướng dẫn viên giàu kinh nghiệm, nói về Tết của mình và đồng nghiệp.
''Động vật hoang dã không sinh ra để làm thú vui''
Yêu thương, chăm sóc, bảo vệ các chủng loài khác hiện nay không còn là vấn đề chỉ thuộc trách nhiệm của những nhà bảo tồn. Đó là quan điểm của tình nguyện viên bảo tồn Mzung.
Leo núi: Nên hay không?
Với nhiều người, đi leo núi là hành xác. Còn đối với những người yêu núi và cuồng leo núi như chúng tôi thì thường đùa nhau rằng: Leo núi là tìm sướng trong khổ.
Phố cổ Tây - phố cổ ta
Phố cổ Tây có gì giống và khác phố cổ ta? Đó là suy nghĩ của bất kỳ du khách Việt Nam nào khi đến thăm những khu phố cổ bên trời Âu.