- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
''Động vật hoang dã không sinh ra để làm thú vui''
Yêu thương, chăm sóc, bảo vệ các chủng loài khác hiện nay không còn là vấn đề chỉ thuộc trách nhiệm của những nhà bảo tồn. Đó là quan điểm của tình nguyện viên bảo tồn Mzung.
Mzung (Nguyễn Mỹ Dung), nhà làm phim về động vật hoang dã, tình nguyện viên bảo tồn tại Nam Phi, từng thăm nhiều khu bảo tồn ở Peru, Mozambique, Borneo (Malaysia)... chia sẻ về vấn đề này.
Safari ban đầu là một mô hình đặc trưng của châu Phi, nơi những nước đã có sẵn một môi trường tự nhiên và nguồn thú hoang dã đa dạng. Từ cách đây rất lâu, Nam Phi, Tanzania, Kenya, Namibia, Mozambique, Zimbabwe… đã tổ chức safari là điểm săn bắn. Nhưng đến nay khi đứng trước nguy cơ nhiều loài thú đặc hữu bị tuyệt chủng, safari đã được tổ chức lại với hình thức khám phá kết hợp bảo tồn.
Voi là một trong 5 loại thú quý hiếm được đưa vào danh sách bảo tồn đặc biệt. |
Safari là nơi dành cho du khách, nghiên cứu sinh, các nhà động vật học có thể thực hiện các hoạt động khám phá, quan sát và nghiên cứu thú trong môi trường sống tự nhiên của chúng. Nếu hoạt động kinh doanh, safari phải được đặt trong một khu bảo tồn rộng lớn, hay nói đúng hơn, tổ chức hay tư nhân muốn gây dựng safari phải đảm bảo được các yếu tố về bảo tồn giống loài, phúc lợi động vật, phải cam kết đảm bảo đủ các yếu tố tự nhiên, môi trường sống, an ninh…
Ngoài nguồn lợi thu được từ việc kinh doanh dịch vụ khám phá dành cho du khách, các khu safari phải trích lợi nhuận để đảm bảo cam kết vận hành các hoạt động bảo tồn song song.
Một ví dụ về chuẩn safari
Thanda trong tiếng của thổ dân Zulu (Nam Phi) có nghĩa là tình yêu. Thanda Safari hoạt động kinh doanh du lịch nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên Thanda Private Game Reserve (Nam Phi). Cơ sở này do hai doanh nhân Christin và Dan Olofsson thành lập và hiện được chia ra nhiều hạng mục, do rất nhiều chuyên gia trong lĩnh vực bảo tồn quản lý.
Thanda nằm phía bắc thị trấn Hluhluwe, cách khu dân cư 23 km, cách thành phố Durban 260 km. Nơi này tổ chức tour khám phá cho du khách trải nghiệm cuộc sống hoang dã đúng nghĩa. Du khách vào rừng trên những chiếc xe chuyên dụng cùng với người hướng dẫn đã được đào tạo bài bản và được cấp phép.
Mặc dù nguồn thu đến từ safari, Thanda lại hạn chế lượng khách thăm trong ngày để không tạo sức ép lên môi trường tự nhiên. Khoản lợi tức có được từ safari được đầu tư hầu hết vào bảo tồn các loài thú quý hiếm trong hệ Big Five (tê giác, sư tử, voi, trâu rừng, báo đốm).
Khu bảo tồn được xây dựng bằng các chất liệu thân thiện với môi trường, cách xa dân cư. Các khu Boma chăm sóc thú rừng sau khi được giải cứu nằm ngay trong lòng rừng, được bảo vệ với chế độ nghiêm ngặt.
Thanda còn là tổ chức sáng lập dự án bảo tồn tê giác Project Rhino KZN, là nơi mở rộng dự án hỗ trợ giống tê giác đen nguy cấp (WWF Black Rhino Range Expansion Project). Họ mở cửa đón các đoàn nghiên cứu, nhóm chuyên gia cùng hàng nghìn tình nguyện viên trên thế giới đến giúp sức gây dựng cơ sở, nhận trọng trách phổ biến kiến thức về động vật hoang dã, bảo vệ các loài nguy cấp như chó hoang, giám hộ tê giác trắng và báo đốm, phát hiện và nghiên cứu loài linh cẩu, giáo dục kiến thức bảo tồn cho dân cư bản địa.
Hươu cao cổ trong khu bảo tồn Thanda. |
Thanda luôn sẵn sàng điều chuyên gia, bác sĩ từ châu Âu về để cứu chữa động vật. Hàng trăm chuyên gia, lính bảo vệ, người tình nguyện sống và làm việc trong khu nội trú với nhiều cơ sở vật chất, thiết bị đầy đủ. Nơi này cũng thường xuyên sử dụng trực thăng để nhật tuần hoặc giải cứu tê giác trong cơn khủng hoảng săn sừng, liên kết với rất nhiều khu nghiên cứu liền kề, mở rất nhiều con đường cho động vật di chuyển để tránh trường hợp giao phối cận huyết.
Những biến tướng về safari
Safari hiện nay được nhiều nước ưa chuộng, đem về làm mô hình kinh doanh siêu lợi nhuận dưới rất nhiều hình thức. Các safari world mở cửa rầm rộ trong những năm gần đây. Thú được nhập về từ nhiều nguồn, chủ yếu từ các nước châu Phi qua nhiều con đường. Rất nhiều chủng loài thú quý hiếm được đưa đến một lục địa khác, với nền khí hậu, thổ nhưỡng, thức ăn… hoàn toàn khác, bị khoanh nhốt trong các khu rào chắn với diện tích khiêm tốn, xây dựng khu ăn uống giải trí bằng bê tông cốt thép, trồng nhiều giống hoa và cây cảnh cắt tỉa như bonsai…
Các khu safari tích hợp vào các dịch vụ vui chơi giải trí, thành một dạng công viên, các khu biểu diễn thú, thảo cầm viên… Chính vì vậy, không ít nơi dính đến nhiều tai tiếng về việc mua bán động vật trái phép, bị cáo buộc hành hạ động vật trong các màn biểu diễn mua vui cho du khách, bỏ qua phúc lợi động vật.
Yêu thương, chăm sóc, bảo vệ các chủng loài khác hiện nay không còn là vấn đề chỉ thuộc trách nhiệm của những nhà bảo tồn. Việc xây dựng các khu safari sai về bản chất của các doanh nghiệp đã khiến cho du khách yêu động vật hiểu sai về thuộc tính của tự nhiên. Động vật hoang dã không sinh ra để trở thành thú vui cho con người, mà sinh ra để cân bằng sinh thái. Vì vậy, chúng phải được trả về đúng môi trường tự nhiên, được sống ở nhà của mình.
Theo Zing
Leo núi: Nên hay không?
Với nhiều người, đi leo núi là hành xác. Còn đối với những người yêu núi và cuồng leo núi như chúng tôi thì thường đùa nhau rằng: Leo núi là tìm sướng trong khổ.
Phố cổ Tây - phố cổ ta
Phố cổ Tây có gì giống và khác phố cổ ta? Đó là suy nghĩ của bất kỳ du khách Việt Nam nào khi đến thăm những khu phố cổ bên trời Âu.