- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Mỗi chúng ta chính là một đại sứ du lịch
Xách balo lên và đi không còn là việc quá khó khăn trong thời đại thế giới phẳng. Tuy nhiên, khi thông tin lan tràn khắp nơi thì hoạt động du lịch sẽ càng trở nên hấp dẫn nếu có sự xuất hiện của các đại sứ đầy nhiệt huyết.
Việt Nam có nhiều thắng cảnh làm say lòng du khách nước ngoài. Ảnh: Cao Anh Tuấn |
Từ những con số biết nói
Ngành công nghiệp không khói du lịch từ lâu đã được coi là mũi nhọn tại nhiều quốc gia. Nhờ lợi thế về nguồn tài nguyên thiên nhiên hay chất lượng dịch vụ tốt, có thể khẳng định rằng, hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đều có tiềm năng (nhiều hoặc ít) để phát triển du lịch. Đơn cử như với Việt Nam, một quốc gia có nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú và đặc sắc với nhiều di sản thế giới được UNESCO công nhận. Tính đến nay, Việt Nam có 3 di sản thiên nhiên, 5 di sản văn hóa vật thể, 8 di sản văn hóa phi vật thể và 3 di sản tư liệu thế giới. Dọc khắp đất nước, từ Bắc chí Nam, từ miền núi đến miền biển đều có những cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp và trù phú đã từng góp tên trong các bảng xếp hạng bình chọn của nhiều tổ chức, hiệp hội, trang web du lịch uy tín thế giới.
Vẻ đẹp của Tam Cốc, Ninh Bình. Ảnh: Lê Hồng Hà |
Theo một số liệu thống kê được công bố, Việt Nam xếp hạng 16/184 quốc gia có tiềm năng lâu dài trong phát triển du lịch, đồng thời cũng có tên trong “Top 20” bản đồ du lịch toàn. Từ những số liệu trên, dễ dàng nhận ra rằng, chúng ta đang có trong tay một “mỏ vàng” để phát triển. Nhưng thực tế chứng minh ngành du lịch Việt Nam dường như đã ngủ quên quá lâu trên chiến thắng. Để rồi một ngày “thức giấc” chúng ta chợt nhận ra rằng mình đang lãng phí, hay nói đúng hơn là khai thác thiếu hiệu quả nguồn tài nguyên rất tiềm năng này.
Theo số liệu công bố của Tổng cục Thống kê, lượng khách quốc tế đến nước ta năm ngoái giảm 0,2% so với năm 2014. Như vậy, sau 6 năm liên tục tăng, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã chững lại và giảm nhẹ. Năm 2015, Việt Nam chỉ có gần 8 triệu khách quốc tế, trong khi đó năm 2014 Malaysia đã đón tới 27,4 triệu lượt khách, Thái Lan 24,7 triệu lượt, Singapore 15,1 triệu lượt. Nếu so sánh với các nước láng giềng như Lào và Campuchia thì tốc độ tăng trưởng của Việt Nam thực sự lẹt đẹt. Cụ thể: năm 2010, Lào chỉ có hơn 737.000 khách quốc tế ghé thăm, Campuchia có hơn 466.000 khách thì đến năm 2014, con số này đã tăng lên lần lượt là hơn 4,1 triệu và 4,5 triệu khách. Mức tăng trưởng đó thực sự rất ấn tượng bởi hai quốc gia trên có xuất phát điểm thấp hơn Việt Nam nhiều. Tuy nhiên, với tốc độ này thì chẳng mấy chốc sẽ “vượt mặt” người anh cả Việt Nam.
Đến đánh thức các “đại sứ” ngủ quên
Sự giảm sút lượng khách liên tiếp trong thời gian qua đã gióng lên hồi chuông cảnh báo cho ngành du lịch Việt. Nhưng khoan hãy nói đến các vấn đề vĩ mô, chỉ đơn giản là tìm hiểu và quảng bá các giá trị du lịch tại địa phương, mỗi chúng ta đã thực sự làm tốt điều đó?
Trong những năm gần đây, khi trào lưu du lịch khám phá, trải nghiệm ngày càng thu hút giới trẻ thì người ta lại càng hi vọng vào một sự thay đổi tích cực. Bởi những người trẻ đam mê du lịch hiện nay không còn quá tập trung các chuyến nghỉ dưỡng đắt đỏ tại các khách sạn xa xỉ. Thay vào đó, họ hào hứng tham gia những hành trình có nhiều trải nghiệm thú vị để thử thách bản thân cũng như tìm hiểu về cái hay, cái mới, cái lạ của một vùng đất. Qua mỗi chuyến đi, họ thấy mình trưởng thành hơn, học hỏi được nhiều hơn và tình yêu với mảnh đất hình chữ S nhờ đó mà lớn theo từng ngày.
Khách du lịch nước ngoài luôn thích thú khi cùng được trải nghiệm với người dân địa phương. Ảnh: NK Duy |
Tuy nhiên, nhận xét một cách khách quan thì dù diễn ra rầm rộ và nổi lên thành một xu hướng nhưng hoạt động du lịch này vẫn chưa đem tới nhiều kết quả. Bằng chứng là lượng khách nước ngoài vào Việt Nam vẫn giảm, đa số du khách thường tìm tới các đơn vị tổ chức tour thay vì tự mình tham gia khám phá. Vấn đề đặt ra bây giờ là phải làm sao để mỗi người trẻ đều có thể đóng vai trò là một hướng dẫn viên? Làm thế nào để khi ghé thăm một vùng đất, khách du lịch sẽ cảm thấy thích thú khi được chính những người bản địa dẫn đi tham quan và giới thiệu về vẻ đẹp cũng như sản vật của địa phương mình?
Khi thế giới ngày càng phẳng nhờ sự phát triển của công nghệ điện tử thì việc tìm kiếm và chia sẻ thông tin về một điểm đến, một danh thắng không còn là vấn đề khó khăn. Nhưng sự xuất hiện của những vị đại sứ du lịch địa phương đầy thiện chí sẽ mang tới cho du khách một hành trình hấp dẫn, chân thực và thú vị hơn rất nhiều. Còn gì tuyệt vời hơn khi nghe chính những người con của mảnh đất đó nói về lịch sử của quê hương họ bằng tất cả niềm tự hào, sự hãnh diện. Và chuyến du lịch sẽ càng trở nên sống động hơn khi du khách được hòa mình với cuộc sống thường nhật của người bản địa như cùng ăn, cùng ở, cùng tham gia các hoạt động văn hóa…
Mỗi chúng ta chính là một vị đại sứ du lịch cho quê hương mình. Ảnh: Hà Be |
Thiết nghĩ, việc tìm kiếm một đại sứ du lịch đại diện cho hình ảnh của Việt Nam là vô cùng cần thiết. Nhưng hoạt động du lịch sẽ hiệu quả hơn gấp ngàn lần nếu đánh thức được tình yêu và niềm tự hào ẩn sâu trong mỗi người. Bởi sinh ra và lớn lên trên mảnh đất này, dù muốn hay không, tự bản thân chúng ta đã mang sứ mệnh của một vị đại sứ.
Thái An
Tâm sự của người cả chục năm ăn tết trên đường du lịch
"Nếu không gặp vấn đề nghiêm trọng về sức khoẻ hoặc gia đình có chuyện đại sự thì hướng dẫn viên du lịch như chúng tôi đều lên đường ngày Tết'', anh Trường - một hướng dẫn viên giàu kinh nghiệm, nói về Tết của mình và đồng nghiệp.
''Động vật hoang dã không sinh ra để làm thú vui''
Yêu thương, chăm sóc, bảo vệ các chủng loài khác hiện nay không còn là vấn đề chỉ thuộc trách nhiệm của những nhà bảo tồn. Đó là quan điểm của tình nguyện viên bảo tồn Mzung.
Leo núi: Nên hay không?
Với nhiều người, đi leo núi là hành xác. Còn đối với những người yêu núi và cuồng leo núi như chúng tôi thì thường đùa nhau rằng: Leo núi là tìm sướng trong khổ.
Phố cổ Tây - phố cổ ta
Phố cổ Tây có gì giống và khác phố cổ ta? Đó là suy nghĩ của bất kỳ du khách Việt Nam nào khi đến thăm những khu phố cổ bên trời Âu.