- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Leo núi: Nên hay không?
Với nhiều người, đi leo núi là hành xác. Còn đối với những người yêu núi và cuồng leo núi như chúng tôi thì thường đùa nhau rằng: Leo núi là tìm sướng trong khổ.
1. Leo núi để vượt qua thử thách
Có một sự thật rằng, những ngọn núi càng khó leo lại càng thu hút những người đam mê chinh phục. Cảm giác thật tuyệt khi bản thân được lăn lê bò toài mỗi lần vượt qua mỏm đá cheo leo, khi đôi chân mỏi nhừ vì đi từ lúc bình minh cho tới lúc hoàng hôn.
Có những người dù rất sợ độ cao nhưng một khi thực sự đam mê leo núi thì nỗi sợ dường như cũng tiêu tan. Nhiều cô gái dù không có thể lực tốt nhưng với ý chí cao vẫn hoàn thành hành trình mà không hề bỏ cuộc.
Trong một lần leo Bạch Mộc Lương Tử, khi đôi chân đã cảm thấy dường như không thể lê tiếp, tôi được anh trưởng nhóm động viên bằng một câu mà cho tới giờ, mỗi lúc gặp khó khăn hay trở ngại trong cuộc sống vẫn tự đem ra để "tiếp sức" cho bản thân: “Khi đôi chân em quá mỏi hoặc quá đau, việc em đi được tiếp hay không không phải vấn đề của đôi chân, mà là trong đầu em đã có ý định từ bỏ việc đó hay chưa”.
Vách đá dựng sát đỉnh BMLT. Ảnh: Team BMLT 28/10/2014 |
2. Leo núi: khám phá thiên đường thực sự
Biển mây đỉnh núi Muối trên đường đi BMLT. Ảnh: Anh Phúc |
Đối với một ngọn núi, mỗi lần chinh phục là một cảm nhận khác nhau và mỗi mùa sẽ là một khung cảnh khác nhau. Có những khi bạn leo mãi, leo mãi để rồi lạc bước vào những vùng mà bản thân phải tự thốt lên: Tại sao nơi này lại có khung cảnh hoang sơ tuyệt vời đến thế.
Với tôi, leo núi để được đặt chân lên thảm hoa đỗ quyên vào mùa hoa rụng trên Putaleng, là cảm giác ngả người trên mây để thấy mọi muộn phiền ở lại sau lưng, là mỗi lần dừng nghỉ chỉ muốn hít tràn phổi cái lạnh đẫm sương và lẫn cả mây trên núi cao - cái lạnh không khói bụi, không hóa chất.
Càng leo, bạn sẽ càng được chiêm ngưỡng cái gọi là “vẻ đẹp hoang sơ” thực sự.
Thảm đỗ quyên mùa hoa rụng Putaleng. Ảnh: Siu Lala |
3. Leo núi để trải nghiệm cảm giác sống “cổ xưa”
Đi leo núi để ăn bờ ngủ bụi, đến lúc mệt nhoài là chỉ cần ngả lưng lên tấm đệm rong rêu nằm nghỉ.
Buổi sáng ở Tà Xùa. Ảnh: Siu Lala |
Khi lỡ nghiện leo núi, hẳn bạn sẽ nghiện luôn cảm giác được ngủ lều giữa rừng sâu. Không điện, không điện thoại, không facebook, chỉ còn lại khoảnh khắc mọi người quây quần bên đống lửa trò chuyện. Đêm xuống tới điểm dựng lều nghỉ ngơi, ngửa cổ lên là thấy được cả bầu trời đầy sao, điều mà ở thành phố lớn bạn sẽ không bao giờ có được. Nấu ăn bằng bếp lửa tự dựng, nước ăn uống, sinh hoạt đều bằng nước suối, đôi khi hái cả rau rừng để ăn.
Điểm dựng trại ở 2100m trên BMLT. Ảnh: Tuấn Anh |
Nếu bạn chưa bao giờ leo núi thì còn ngại ngần gì mà không thử một lần. Là người yêu thiên nhiên và ham dịch chuyển, chắc chắn bạn sẽ "nghiện" cảm giác hân hoan khi chinh phục những ngọn núi mới. Tuy nhiên, bạn cần chuẩn bị thể lực và hành trang tốt để sẵn sàng ứng phó với mọi thử thách trong rừng sâu nhé!
Siu Lala
Phố cổ Tây - phố cổ ta
Phố cổ Tây có gì giống và khác phố cổ ta? Đó là suy nghĩ của bất kỳ du khách Việt Nam nào khi đến thăm những khu phố cổ bên trời Âu.
Chợ hoa Quảng Bá trong ký ức người Hà Nội
Khi cả thành phố vẫn còn im lìm trong giấc ngủ đêm, khi những con đường vẫn còn đặc quánh sương đêm, những mái nhà im lìm chìm trong giấc ngủ thì cũng lúc chợ hoa Quảng Bá bắt đầu…