- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Top 10 điều thú vị về đất nước Canada có thể bạn muốn biết
Nội dung
Canada - nơi được mệnh danh là một trong những quốc gia đáng sống nhất thế giới, có rất nhiều nét độc đáo khiến du khách bất ngờ và ngạc nhiên bởi phong tục, tập quán, văn hóa nơi đây. Vậy, hãy cùng tìm hiểu xem đất nước lá phong này có những điều thú vị gì nhé. Chúng ta sẽ có thêm góc nhìn mới về Canada đó.
Quốc kỳ của Canada
Canada là một nền dân chủ đại nghị liên bang và một quốc gia quân chủ lập hiến, Nữ hoàng Elizabeth II là nguyên thủ quốc gia. Canada là một thành viên của Khối thịnh vượng chung Anh. Canada là quốc gia song ngữ chính thức (tiếng Anh và tiếng Pháp) tại cấp liên bang.
Do tiếp nhận người nhập cư quy mô lớn từ nhiều quốc gia, Canada là một trong các quốc gia đa dạng sắc tộc và đa nguyên văn hóa nhất trên thế giới, với dân số xấp xỉ 35 triệu người vào tháng 12 năm 2012. Canada có nền kinh tế rất phát triển và đứng vào nhóm hàng đầu thế giới, kinh tế Canada dựa chủ yếu vào nguồn tài nguyên tự nhiên phong phú và hệ thống thương mại phát triển cao. Canada có quan hệ lâu dài và phức tạp với Hoa Kỳ, mối quan hệ này có tác động đáng kể đến kinh tế và văn hóa của quốc gia.
Chính vì vậy, sau gần 100 năm độc lập, Canada mới có thiết kế chính thức cho quốc kỳ của mình. Quốc kỳ của Canada được thiết kế với ba dải đứng. Dải trung tâm có nền màu trắng, tượng trưng cho đất nước Canada, hai bên là hai dải màu đỏ tượng trưng cho Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Điều này thể hiện sự rộng lớn của đất nước có diện tích lớn thứ hai trên thế giới – Canada. Tại trung tâm của nền trắng là lá phong cách điệu màu đỏ. Quốc kỳ của Canada được thiết kế theo tỷ lệ 1:2, khác với đa số quốc kỳ của các nước khác với tỷ lệ 2:3.
Cách uống cafe độc nhất vô nhị
Văn hóa Canada rút ra từ những ảnh hưởng của các dân tộc thành phần, và các chính sách nhằm thúc đẩy đa nguyên văn hóa được bảo vệ theo hiến pháp. Québec là nơi có bản sắc mạnh hóa mạnh, và nhiều nhà bình luận nói tiếng Pháp nói về một văn hóa Québec khác biệt với văn hóa Canada Anh ngữ.
Tuy nhiên, về tổng thể, Canada ở trong thuyết một khảm văn hóa – một tập hợp của vài tiểu văn hóa vùng miền, thổ dân, và dân tộc. Các chính sách của chính phủ như tài trợ công khai chăm sóc sức khỏe, áp thuế cao hơn để tái phân phối của cải, xóa bỏ tử hình, những nỗ lực mạnh mẽ nhằm loại trừ nghèo khổ, kiểm soát súng nghiêm ngặt, và hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính là những chỉ thị xã hội hơn nữa của các giá trị chính trị và văn hóa Canada.
Canada là quốc gia luôn nằm top tiêu thụ cafe và Tim Hortons là thương hiệu cafe quốc dân tại đây. Người Canada có cách uống cafe rất khác với nhiều quốc gia khác. Họ thường không uống với sữa hay đường mà chỉ thích uống cafe với kem. Nhiều người giải thích nó là cách giúp cũng cấp calo cho họ trong những ngày trời lạnh giá.
Văn hóa xếp hàng
Các tỉnh và lãnh thổ của Canada chịu trách nhiệm về giáo dục. Độ tuổi bắt buộc đến trường có phạm vi từ 5–7 đến 16–18 tuổi, đóng góp vào tỷ lệ người trưởng thành biết chữ là 99%. Canada là quốc gia đa tôn giáo, bao gồm nhiều tín ngưỡng và phong tục.
Năm 2011, 88% người trưởng thành có tuổi từ 25 đến 64 đã đạt được trình độ tương đương tốt nghiệp trung học, trong khi tỷ lệ chung của OECD là 74%. Năm 2002, 43% người Canada từ 25 đến 64 tuổi sở hữu một nền giáo dục sau trung học; trong độ tuổi từ 25 đến 34, tỷ lệ giáo dục sau trung học đạt 51%. Theo một tường thuật của NBC năm 2012, Canada là quốc gia có giáo dục nhất trên thế giới. Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) chỉ ra rằng học sinh Canada biểu hiện tốt hơn mức trung bình của OECD, đặc biệt là trong toán học, khoa học, và đọc.
Chính vì vậy, Canada luôn là một trong những quốc gia lịch sự nhất trên thế giới, ở mọi nơi công cộng như siêu thị, trạm xe buýt… Một điều khá dễ thương là người Canada luôn luôn có thói quen giữ vị trí cho người đi phía sau, bất chấp họ đứng gần hay xa.
Lễ tạ ơn diễn ra vào tháng mười
Canada là quốc gia đa tôn giáo, bao gồm nhiều tín ngưỡng và phong tục. Theo điều tra năm 2011, 67,3% người Canada nhận mình là tín hữu Kitô giáo; trong đó Công giáo Rôma là giáo hội lớn nhất với 38,7% dân số.
Các giáo phái Tin Lành chiếm 27% dân số, lớn nhất trong số đó là Giáo hội Hiệp nhất Canada (6,1%), tiếp theo là Anh giáo (5,0%), và Báp-tít (1,9%). Năm 2011, khoảng 23,9% cư dân Canada coi rằng mình không tôn giáo, so với 16,5% vào năm 2001.Còn lại, 8,8% dân số Canada là tín đồ của các tôn giáo khác, lớn nhất trong đó là Hồi giáo (3,2%) và Ấn Độ giáo (1,5%).
Tuy nhiên, khác với Mỹ và một số nước châu Âu có lễ Tạ ơn vào tháng mười một, ở Canada lễ Tạ ơn diễn ra vào thứ hai giữa tháng mười. Điều khác biệt là do mùa thu hoạch ở Canada diễn ra sớm hơn Mỹ. Bên cạnh đó, lễ Tạ ơn ở Canada cũng có nhiều món đồ ăn khác biệt với các quốc gia khác như bánh trứng, bánh bí đỏ…
Quốc gia đa văn hóa
Canada có hai ngôn ngữ chính thức là tiếng Anh và tiếng Pháp, theo điều 16 của Hiến chương Canada về Quyền lợi và Tự do và Đạo luật ngôn ngữ chính thức của Liên bang. Chính phủ Canada thực hiện song ngữ chính thức, do Uỷ viên hội đồng các ngôn ngữ chính thức chấp hành.
Tiếng Anh và tiếng Pháp có địa vị ngang nhau trong các tòa án liên bang, Nghị viện, và trong toàn bộ các cơ quan liên bang. Các công dân có quyền, ở nơi đủ nhu cầu, nhận các dịch vụ của chính phủ liên bang bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp, và các ngôn ngữ thiểu số có địa vị chính thức được đảm bảo có trường học sử dụng chúng tại tất cả các tỉnh và lãnh thổ.
Tiếng Anh và tiếng Pháp là ngôn ngữ thứ nhất của lần lượt 59,7 và 23,2 phần trăm dân số Canada. Xấp xỉ 98% người Canada có thể nói tiếng Anh hoặc tiếng Pháp: 57,8% chỉ nói tiếng Anh, 22,1% chỉ nói tiếng Pháp, và 17,4% nói cả hai ngôn ngữ. Các cộng đồng ngôn ngữ chính thức tiếng Anh và tiếng Pháp, được xác định bằng ngôn ngữ chính thức thứ nhất được nói, tương ứng chiếm 73% và 23,6% dân số.
Nhiều người cho rằng hầu hết người Canada có nguồn gốc từ Anh hoặc Pháp, nhưng thực tế phần lớn họ đến từ mọi nơi trên thế giới. Ở Toronto, hơn 140 ngôn ngữ được sử dụng, và gần 50% dân số được sinh ra bên ngoài Canada.
Tên gọi “CANADA”
Canada là quốc gia có diện tích lớn thứ hai trên thế giới, và nằm ở cực bắc của Bắc Mỹ. Lãnh thổ Canada gồm 10 tỉnh bang và 3 vùng lãnh thổ liên bang, trải dài từ Đại Tây Dương ở phía đông sang Thái Bình Dương ở phía tây, và giáp Bắc Băng Dương ở phía bắc.
Canada giáp với Hoa Kỳ lục địa ở phía nam, giáp với tiểu bang Alaska của Hoa Kỳ ở phía tây bắc. Ở phía đông bắc của Canada là đảo Greenland thuộc Vương quốc Đan Mạch. Ở ngoài khơi phía nam đảo Newfoundland của Canada có quần đảo Saint-Pierre và Miquelon thuộc Pháp. Biên giới chung của Canada với Hoa Kỳ về phía nam và phía tây bắc là đường biên giới dài nhất thế giới.
Tên gọi của Canada ngày nay thực tế được hình thành từ một sự hiểu lầm. Năm 1536, khi đặt chân đến vùng đất này, nhà thám hiểm người Pháp Jacques Cartier tình cờ nghe cuộc nói chuyện của những người bản địa Huron-Iroquois. Trong các cuộc giao tiếp hàng ngày, họ sử dụng rất nhiều từ “Kanata” (Kanata trong thổ ngữ nghĩa là “làng”). Nhà thám hiểm và đoàn của ông đã nhầm lẫn đó là tên gọi của vùng đất này (hay đọc lái đi là Canada ngày nay).
Văn hóa xin lỗi
Về mặt lịch sử, Canada chịu ảnh hưởng của các văn hóa và truyền thống Anh Quốc, Pháp, và thổ dân. Thông qua ngôn ngữ, nghệ thuật và âm nhạc, các dân tộc thổ dân tiếp tục có ảnh hưởng đến bản sắc Canada. Nhiều người Canada xem trọng đa nguyên văn hóa và nhìn nhận Canada vốn đã đa nguyên văn hóa. Truyền thông và giải trí Mỹ phổ biến, nếu không nói là chi phối, tại Canada Anh ngữ; ngược lại, nhiều văn hóa phẩm và nghệ sĩ giải trí của Canada thành công tại Hoa Kỳ và toàn cầu.
Việc duy trì một văn hóa Canada riêng biệt được chính phủ ủng hộ thông qua các chương trình, các đạo luật, và các thể chế như Công ty Phát thanh-Truyền hình Canada (CBC), Cục Điện ảnh Quốc gia Canada (NFB), và Ủy ban Phát thanh-Truyền hình và Viễn thông Canada (CRTC).
Người Canada rất trọng nói lời xin lỗi. Điều này được coi như nét văn hóa giao tiếp nơi đây. Đây là một trong những “phong tục” chịu ảnh hưởng rất lớn từ các quốc gia châu Âu, nhất là Anh. Thậm chí, rất nhiều người đã phải ngạc nhiên khi người Canada nói xin lỗi (hoặc rất tiếc) mặc dù đó rõ ràng không phải lỗi của họ.
Môn thể thao vua là khúc côn cầu
Các môn thể thao có tổ chức tại Canada khởi đầu từ thập niên 1770. Các môn thể thao quốc gia chính thức của Canada là khúc côn cầu trên băng và bóng vợt. Bảy trong số tám vùng đô thị lớn nhất của Canada – Toronto, Montréal, Vancouver, Ottawa, Calgary, Edmonton và Winnipeg – có câu lạc bộ có tư cách tham gia Giải khúc côn cầu Quốc gia (NHL).
Các môn thể thao đông khán giả khác tại Canada gồm có bi đá trên băng và bóng đá Canada; giải vô địch bóng đá [kiểu Canada] Canada (CFL) là giải đấu chuyên nghiệp. Golf, quần vợt, bóng chày, trượt tuyết, cricket, bóng chuyền, bóng bầu dục kiểu liên hiệp, bóng đá và bóng rổ được chơi nhiều trong giới thanh thiếu niên và ở mức nghiệp dư, song các giải đấu chuyên nghiệp không phổ biến.
Mặc dù Canada là quê hương của môn bóng rổ, thế nhưng bóng rổ là môn thể thao được yêu thích ở Mỹ nhiều hơn là ở đây. Môn thể thao vua ở Canada chính là khúc côn cầu. Họ có thể chơi trò này ở bất cứ đâu, cả trên sân băng lẫn đường phố.
Viết thư cho ông già Noel
Nếu có ai hỏi du lịch Canada mùa nào thú vị nhất thì câu trả lời chính là mùa Giáng sinh. Khi những sắc vàng đỏ của mùa thu Canada nhường chỗ cho những bông tuyết trắng bao trùm đường phố thì cũng là lúc một mùa Giáng sinh mới đang cận kề. Hãy cùng khám phá một vài nét hấp dẫn khó lòng bỏ qua của xứ Canada mùa Giáng sinh nhé!
Tuyết rơi dày và nền nhiệt âm là đặc trưng của mùa đông miền đất Canada. Thế nhưng điều này lại không hề làm mất đi vẻ ấm áp, xinh đẹp của đất nước du lịch này. Du lịch Canada mùa Giáng sinh bạn sẽ phải trầm trồ khi nhà cửa và khắp các con phố đều được trang hòa rực rỡ dưới những ánh đèn xen lẫn sắc xanh của những cây thông noel. Vô số hoạt động lễ hội được tổ chức trên khắp các thành phố lớn nhỏ biến Giáng sinh Canada trở nên sôi động và in đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Chọn Canada làm nơi dừng chân cho mùa Giáng sinh này, bạn chớ bỏ lỡ lễ hội ánh sáng và rước cây thông ở nơi đây nhé!
Giáng sinh cũng là dịp những phong tục truyền thống được lưu truyền từ ngàn đời sẽ được thực hiện. Đến Canada trong những ngày lễ Giáng sinh, hãy theo chân lũ trẻ nhỏ đeo mặt nạ đến từng nhà rung chuông và xin kẹo bánh để hòa mình vào bầu không khí huyên náo trên khắp các nẻo đường.
Đặc biệt, dù có là công dân Canada hay không thì khi muốn viết thư cho ông già Noel, bạn đều sẽ nhận được lời hồi đáp. Theo cơ quan quản lý nhập cảnh Canada, quốc tịch của ông già Noel là Canada vì ông sống tại Cực Bắc. Chính vì thế, đây cũng là nơi ông già Noel được trao quốc tịch.
Khách sạn làm từ băng
Du lịch Canada - Canada là quốc gia lớn thứ hai trên thế giới, chỉ đứng sau Cộng hoà liên bang Nga. Đất nước này sở hữu quá nhiều kỳ quan thiên nhiên đẹp, vì thế, nếu có dịp du lịch Canada, bạn nên đến những nơi sau ít nhất 1 lần...
Núi đá Rockies: Nằm ở phía Tây Canada, thuộc bang British Columbia và Alberta, dãy Canadian Rockies được coi là một trong những ngọn núi thách thức nhất đối với các nhà leo núi và cũng là nơi có cảnh quan tuyệt mĩ không nên bỏ qua trong hành trình du lịch. Nơi đây là lựa chọn tuyệt vời vào mùa hè cho những ai yêu thích bộ môn leo núi và là địa điểm trượt tuyết lý tưởng cho du khách vào mùa đông.
Đảo Vancouver: Vancouver là điểm đến thú vị trên đường tour Canada. Đảo Vancouver là một hòn đảo lớn ở British Columbia, Canada. Đây là một trong nhiều địa điểm ở Bắc Mỹ được đặt tên theo George Vancouver, sĩ quan Hải quân Hoàng gia Anh đã khám phá bờ biển Tây Bắc Thái Bình Dương của Bắc Mỹ từ 1791 và 1794. Vẻ đẹp hoang dã và những làn sóng thanh bình của bờ biển nơi đây sẽ hút hồn du khách. Đảo Vancouver là thiên đường cho những hoạt động ngoài trời như câu cá, ngắm cá voi, động vật hoang dã, chơi golf, thăm vườn trái cây, cánh đồng...
Đặc biệt, bạn nên ghé qua khách sạn Hotel de Glace ở Canada xây lại hàng năm bằng 500 tấn băng và 30.000 tấn tuyết, đặc biệt chỉ mở cửa đón khách trong vài tháng. Thời gian sau đó, băng tuyết tan và mọi thứ trở lại như cũ, tuy nhiên cứ đến mỗi mùa đông, khách sạn này đều được tái tạo lại.
Top 18 quán ăn ngon trên phố Pháo Đài Láng - Hà Nội
Pháo Đài Láng là con phố nhỏ nằm gần Trường Đại học Luật Hà Nội, ở đây tập trung nhiều quán ăn ngon với thực đơn vô cùng đa dạng. Chỉ một con phố nhỏ mà như chứa đựng cả thiên đường ẩm thực vậy, nếu bạn đang ở pháo Đài Láng băn khoăn không biết nên ăn món gì? ở quán nào? đừng lo hãy cùng Tadiha điểm ...
Top 9 Nhà hàng có món đặc sản ngon nhất tại Hồ Chí Minh
Những món ăn đặc sản, mang đậm hương vị của quê hương vẫn luôn chứa một sức hút kỳ lạ. Ngày nay mặc dù có rất nhiều các nhà hàng với đầy đủ các nền ẩm thực khác nhau nhưng nét độc đáo của văn hoá quê hương vẫn được đông đảo thực khách tìm kiếm, như là một nơi để nhớ về nguồn cội. Vậy đâu là những ...
Top 5 Nhà hàng buffet món Việt ngon nhất tại Hà Nội
Tiệc buffet đã dần trở thành thói quen tụ họp ở các gia đình Hà Nội. Ăn buffet ở đâu ngon, không gian ấm cúng để gia đình quây quần bên nhau, gặp gỡ bạn bè, đồng nghiệp là điều cần phải suy nghĩ. Thấu hiểu được điều này, Tadiha sẽ chia sẻ những nhà hàng buffet mà bạn nhất định phải ghé qua thử một ...
Top 10 Xôi mặn ngon khó cưỡng
Xôi là loại thực phẩm quen thuộc của người Việt, là thức quà ăn sáng thân quen… Hiện nay, xôi trở thành thức ăn sáng nhanh gọn, rẻ, phổ biến ở nhiều nơi. Trên thị trường hiện nay có đa dạng loại xôi được bày bán như xôi gấc, xôi đậu xanh, xôi đậu đen, xôi xéo, xôi vò, xôi mặn… Và đặc biệt xôi mặn ...
Top 10 nhà hàng buffet lẩu nướng nổi tiếng nhất Hà Nội
Thời tiết Hà Nội đã vào đông, trong những ngày chớm đông lạnh giá này, ngồi quây quần cùng gia đình và bạn bè bên một nồi buffet lẩu nướng chắc hẳn sẽ rất ấm áp và thú vị. Dưới đây Tadiha sẽ giới thiệu một vài nhà hàng buffet lẩu nướng ngon và nổi tiếng nhất Hà Nội.