- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Tôi đã đi châu Âu một mình như thế...
Nhân việc đi châu Âu 22 ngày 40 triệu đang hot, mình chia sẻ lại kinh nghiệm đi châu Âu của mình. Hành trình 1 mình, 30 ngày, 8 nước.
Hành trình của mình gồm Hungaria (Budapest), Áo (Vienne), Ý (Rome, Venice, Milan), Tây Ban Nha (Madrid, Barcelona), Bồ Đào Nha (Lisbon), Thụy Sĩ (Geneva), Pháp (Nante, Paris, vài thành phố ven biển Nam nước Pháp), Đức (Munich).
Mình đi tháng 9 đầu tháng 10, thời tiết đẹp kinh khủng, bầu trời trong xanh, nắng vàng như rót mật, se sa lạnh với áo khoác mỏng và khăn nhẹ. Mình bị mưa đúng 1 ngày ở Geneva. Để lên được hành trình này, mình mất 2 tuần lên kế hoạch chi tiết đến từng phút cho mỗi ngày, các bạn mình làm hướng dẫn viên đều có ý kiến là lịch trình của mình quá dầy nhưng vì đi một mình không lệ thuộc vào ai nên mình đã thực hiện gần như 100% kế hoạch. Trừ vài phốt nho nhỏ như đình công ở Venice, lỡ bus ở Madrid và lỡ tàu từ Paris về Munich thì không có gì để phàn nàn. Kinh nghiệm xương máu rút ra là dù chỉ muộn 3ph bạn cũng đành ngậm ngùi nhìn xe/tàu lăn bánh trước mắt mình một cách đầy bất lực.
Tháng 7 vừa qua mình cũng đã hướng dẫn 2 mẹ con một người bạn đi theo cách này với chi phí vô cùng tiết kiệm nên giá trong bài được cập nhật tại thời điểm hiện tại. Các bạn tham khảo thoải mái nhé. Mình không phải hot girl nhưng có kinh nghiệm giảng dạy và làm du lịch khoảng 16 năm thôi ^^
Quần thể Halászbástya - Thành những người đánh cá |
1. Chi phí làm Visa: 60 euro. Mình xin visa tại sứ quán Hungaria và có thư mời của một trường đại học. Đây là phần khó nhất khi đi Châu Âu tự túc. Kinh nghiệm của mình là xin visa Schengen qua Đại sứ quán Pháp không hề dễ. Để được chấp nhận visa, các bạn phải chứng minh với người duyệt hồ sơ về khả năng các bạn không ở lại châu Âu bằng các giấy tờ: hợp đồng làm việc, mức thu nhập bình quân (bảng lương), sổ đỏ, sổ tiết kiệm… Các bạn cũng phải đính kèm lịch trình chi tiết cùng booking vé máy bay và booking phòng như lịch trình đã lập. Tất nhiên là cả bảo hiểm du lịch quốc tế nữa. Các bạn lưu ý là ĐSQ có thể từ chối chúng ta với một lý do khá ư là chung chung không rõ ràng. Các bạn có thể khiếu nại qua email nếu bị từ chối.
2. Vé máy bay quốc tế: Bay khứ hồi Hanoi – Budapest tầm 600euro/người, rẻ nhất là Quatar Airlines. Bạn có thể chọn bay các hãng khác nếu điểm tới châu Âu đầu tiên của bạn là các quốc gia khác.
3. Đi lại trong châu Âu:
- Nếu di chuyển nhiều, tối ưu nhất là mua Eurolines pass. Đây là hình thức bus xuyên châu Âu, có gói 15 ngày hoặc 30 ngày (https://www.eurolines-pass.eu/en/pa...)
Bảng giá Eurolines 2015-2016 |
Ưu điểm: giá rẻ (gói thấp nhất cho thanh niên là 195euro cho 15 ngày), tiện lợi, điểm xuất phát là bến xe thành phố, có thể ngủ đêm trên xe, tiết kiệm chi phí lưu trú. Sáng tỉnh dậy đã ở quốc gia khác. Hành lý có thẻ đánh dấu, có porter giúp đỡ…
Nhược điểm: các bạn cần lên kế hoạch chi tiết cho hành trình và có mặt sớm tại điểm xuất phát đầu tiên trong hành trình để lấy vé. Có thể hết vé nếu đến muộn. Vé phải in mang theo, không sử dụng bản điện tử.
- Nếu di chuyển với khoảng cách xa giữa các quốc gia, có thể chọn tàu tốc hành (mỗi quốc gia đều có vài hãng tàu hỏa), hoặc chọn eurorails pass (di chuyển bằng tàu giữa các quốc gia), giá khá tốt, từ 106euro khi di chuyển giữa 4 quốc gia. Nhược điểm duy nhất là phải tự mang hành lý lên tàu và đặt lên khá cao phía trên đầu người. http://www.eurail.com/eurail-passes
- Có thể chọn các hãng hàng không giá rẻ để bay giữa các quốc gia, điển hình là hãng EasyJet, chỉ lưu ý là các bạn nhớ mua riêng thêm phí cho hành lý ký gửi, nếu quá cước, phí quá cước có thể đắt hơn giá vé. Giá vé bay trong châu Âu tùy thời điểm có thể chỉ khoảng 30euro/chặng. http://www.easyjet.com/en
4. Đi lại và tham quan trong thành phố
- Taxi châu Âu cực kỳ đắt, nên cách tốt nhất là sử dụng các phương tiện giao thông công cộng như bus, metro, tàu điện trên cao, tàu thủy du lịch (như tại Venice). Từ sân bay về trung tâm thành phố đều có các tuyến bus giá chừng 5euro/lượt. Các thành phố đều phát hành city pass (thẻ tham quan thành phố) + bản đồ du lịch, với nhiều lựa chọn (gói 1 hoặc 2,3,4 ngày). Với thẻ này, các bạn được miễn phí tất cả các phương tiện giao thông cũng như các điểm tham quan du lịch được liệt kê trong thẻ. Hơn nữa các bạn được quyền stop queuing, không phải xếp hàng mua vé tham quan. Nếu không có thẻ, các bạn cứ xác định xếp hàng ít nhất 45phút mới đến lượt mua vé tham quan bảo tàng Louvre (18 euro) hay cung điện Marseille (15 eurro) hoặc Khải Hoàn Môn (10 euro) nhé. Thẻ có thể mua tại các sân bay quốc tế, các ga tàu, bến xe thành phố hoặc các cửa hàng tiện ích 7 Eleven. Chẳng hạn như city pass Venice có giá lần lượt là 20 euro/ngày hoặc 30 euro/2 ngày, hoặc 40 euro/3 ngày. City museum pass Paris có giá 62 euro cho 4 ngày nhưng được miễn phí tham quan tới 60 điểm du lịch và bảo tàng. http://en.parismuseumpass.com/rub-t...
Giá vé Paris museum pass |
Bản đồ phát kèm Paris Museum pass |
- Ngoài ra có thể chọn hop on hop off tour để tham quan các điểm nổi bật trong thành phố. Tour này sử dụng xe bus, có trạm dừng gần điểm tham quan, mỗi điểm dừng tùy theo mức độ hấp dẫn có 15ph/chuyến hoặc 30ph/chuyến. Có thể mua gói tour này 24h hoặc 48h, có nhiều tuyến di chuyển. Một số thành phố không chỉ di chuyển bằng bus mà bằng tàu điện hoặc tàu thủy trên sông (như Budapest hay Venice). Hành khách được phát tai nghe riêng, khi lên xe cắm vào bảng điều khiển, chọn loại ngôn ngữ nghe thuyết minh theo GPS. Khi xuống xe cầm theo tai nghe đã phát để sử dụng khi lên chuyến bus kế tiếp. Tùy theo thành phố mà thông tin thuyết minh có đến 16 hay 21 loại ngôn ngữ. Tour hop on hop off tại Rome có giá là 68 euro (đã bao gồm vé tham quan đấu trường Colosseum và bảo tàng Vatican) http://www.hop-on-hop-off-bus.com/r...
Xe hop on hop off rất dễ nhận nhờ màu đỏ nổi bật |
Bản đồ các điểm tham quan Hop on Hop off Rome |
5. Lưu trú
Đây là phần chi phí khá đắt đỏ nếu bạn chọn ở khách sạn từ 2 sao trở lên. Nhưng để tiết kiệm chi phí các bạn nên đặt hostel hoặc dom, chi phí khoảng 15 euro/người/đêm. Tất nhiên là không phải thành phố nào cũng có giá trung bình này, lưu trú ở Thụy sĩ rất cao, trên 50 euro/phòng dù chỉ là khách sạn 2 sao. Nếu đi 2 người và share phòng thì khá thuận tiện khi bạn chọn hostel hoặc khách sạn nhỏ. Còn nếu đi 1 mình, nên chọn dom, lưu ý là không chọn mix dom (lẫn lộn nam nữ). Mình đã từng lơ là và chọn nhầm 1 dom như thế^^. Ở dom, mỗi người 1 giường và 1 tủ hành lý riêng nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm. Tất nhiên là khu wc sử dụng chung.
Phòng KS Farini, giá trên booking 45euro/đêm/2 người, trung tâm Rome |
Bạn nên tạo tài khoản trên booking.com, agoda.com hoặc hostelworld.com để có giá tốt nhất khi đặt (cho thành viên dạng genious) cũng như nhiều gói khuyến mại. Nên chọn hostel/dom có điểm đánh giá của khách trên 6.5điểm, gần bến xe bus hoặc metro nhất để tiện di chuyển. Tránh trường hợp chọn phòng lưu trú xa điểm giao thông công cộng có giá thấp nhưng chi phí vận chuyển còn cao hơn cả phí lưu trú. Khi đặt phòng, nên chọn loại phòng có thể cancel không mất phí và phòng đã gồm ăn sáng. Bạn cũng nên check phần review của khách lưu trú về hostel/dom mà bạn dự định ở trên tripadvisor để có thông tin khách quan nhất. Cũng có thể chọn hình thức ở couchsurfing để tiết kiệm chi phí (hình thức ở nhờ miễn phí khi tham gia hệ thống) tuy nhiên hiện loại hình này đang tồn tại một số rủi ro khó kiểm soát.
6. Ăn uống
- Ăn sáng đã bao gồm trong giá lưu trú tại hostel/dom nên hãy ăn bữa sáng thật no. Bạn có đi sớm thì cũng không điểm tham quan nào mở cửa nên cứ thoải mái tận hưởng bữa sáng và rời khách sạn tầm 9h nhé. Nếu bạn đi cả ngày và đêm sẽ di chuyển sang thành phố khác, hãy check out luôn và gửi hành lý tại lễ tân để lấy khi quay lại khách sạn.
- Ăn trưa: Vì sáng đã ăn no nên buổi trưa bạn có thể ăn nhẹ hambuger, fast food, khoảng 3-5euro/người, chủ yếu kiếm chỗ nghỉ chân mát mẻ và wifi miễn phí.
- Ăn tối: Bữa tối của mình thường là vào siêu thị chọn đồ. Mình chọn mua sữa tươi, sữa chua, rau sạch, hoa quả các loại… để bù vitamin trong ngày. Cách ăn này làm bạn vừa đủ chất vừa tiết kiệm chi phí, chỉ khoảng 5-7euro/lần. Thi thoảng bạn có thể tự thưởng 1 bữa tối hoành tráng tại một nhà hàng địa phương để thưởng thức ẩm thực. Một bữa tối ngon tại nhà hàng sẽ tốn của bạn không ít hơn 40euro/người đâu nhé.
- Uống: Nước uống tại châu Âu rất đắt nên cách tốt nhất là các bạn mang theo chai không và lấy nước tại các điểm cung cấp nước sạch miễn phí. Đi du lịch di chuyển nhiều nên đừng quên uống ít nhất 2l nước/ngày nhé. Và nhớ chuẩn bị cả tiền lẻ để vào wc nữa :)
7. Mua sắm
Hạng mục này thì vô cùng nhé. Mình thì chủ yếu chỉ mua đồ lưu niệm nhưng đều chọn các sản phẩm đặc trưng của địa phương nên khoản này cũng chiếm của mình kha khá tiền. Một chiếc mặt nạ ở Venice loại re rẻ cũng đã 40-50 euro rồi. Các sản phẩm hướng dẫn du lịch (sách, guide book, đĩa DVD…) cũng chả hề rẻ chút nào. Phần chi phí này của mình nếu tính sơ bộ 30 euro/thành phố cũng đã 500 euro.
Cửa hàng búp bê không gian cổ tích ở Budapest (mình chỉ ngất ngây ở đây cả buổi tối thôi^^) |
8. Kết luận
Với những liệt kê trên đây, tổng chi phí của mình cho 1 tháng là hơn 2600 euro. Lưu ý là vì đi một mình nên chi phí lưu trú khá cao do không thể share phòng.
Visa: 60 euro | Vé máy bay: 600 euro | Đi lại trong châu Âu: Eurolines 15 ngày (250 euro) + 3 chặng bay (120 euro) = 370 euro | Lưu trú: 24 đêm x 15 euro = 360 euro (đã trừ khoảng 5 đêm ngủ trên bus) | Ăn uống: 27 ngày x 12 euro = 324 euro (đã trừ 3 ngày ăn trên máy bay) | Tham quan: chi phí này với mình là tốn kém nhất do mình cực kỳ tham lam trong việc khám phá điểm đến. Chọn mức trung bình là 30 euro/2 ngày/thành phố, tổng chi phí là 390 euro cho 13 thành phố/tháng | Mua sắm + dự phòng: 500 euro | Còn chi phí bảo hiểm du lịch quốc tế thấp nhất khoảng 1,5$/ngày nữa nhé.
Chúc các bạn có thể sử dụng thành công những tip nho nhỏ của mình :)
Nhà thờ Mathias - Budapest (mình ko thích chụp cái mặt mình lắm nên chỉ show ảnh phong cảnh thui nha^^) |
Nguyễn Thu Thuỷ
Xin lỗi cậu, vì biển quê tớ không ''sạch''!
Tớ xin lỗi vì đã lỗi hẹn. Hẹn gặp cậu vào một ngày gần nhất. Ngày biển quê hương tớ hồi sinh, chắc chắn tớ sẽ mời cậu cùng về.
Những phen ''lao đao'' của du lịch Việt
Hiện tượng cá chết ở Vũng Áng một lần nữa khiến du lịch Việt bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đặc biệt là du lịch biển miền Trung. Đây không phải lần đầu tiên ngành du lịch Việt gặp phải phen “lao đao” vì bị tác động bởi những yếu tố khách quan và chủ quan.
Đi để trở về, không phải để chết!
Khi bạn đăng dòng trạng thái "vác ba lô lên và đi" hoặc "đưa nhau đi trốn", hãy nhớ rằng luôn có những người chờ bạn trở về, là gia đình, người yêu, đồng nghiệp. Bạn đi để trở về với họ, không phải để chết!