- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Những phen ''lao đao'' của du lịch Việt
Hiện tượng cá chết ở Vũng Áng một lần nữa khiến du lịch Việt bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đặc biệt là du lịch biển miền Trung. Đây không phải lần đầu tiên ngành du lịch Việt gặp phải phen “lao đao” vì bị tác động bởi những yếu tố khách quan và chủ quan.
Tiềm năng du lịch Việt Nam được đánh giá cao vì sở hữu nhiều danh thắng, nền văn hóa đa sắc tộc phong phú, hấp dẫn. Đây cũng là nền tảng để phát triển du lịch bền vững và dần đưa ngành “công nghiệp không khói” ngày càng phát triển.
Năm 2014 là năm du lịch Việt ghi dấu được nhiều ấn tượng đẹp khi những địa điểm du lịch trong nước được các trang tin điện tử, báo chí uy tín của nước ngoài vinh danh. Nhưng vài tháng gần đây, lượng khách quốc tế đến Việt Nam có dấu hiệu sụt giảm dù tính chung 4 tháng đầu năm 2016, lượt khách quốc tế đến Việt Nam tăng 17,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Cụ thể, trong tháng 3 – 4/2016 ghi nhận sự sụt giảm lượt khách quốc tế. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Du lịch năm nay, trong tháng 3 số lượt khách quốc tế giảm 1,6% so với tháng 2. Đến tháng 4, lượt khách quốc tế giảm sâu hơn (giảm 3,8% so với tháng 3).
Cá chết trắng ven biển miền Trung. Ảnh: baodatviet |
Đáng chú ý là vào thời điểm tháng 4 - khi xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt ở vùng biển Vũng Áng (Hà Tĩnh) rồi lan dọc hơn 200km bờ biển, nằm trong 4 tỉnh miền Trung. Theo kết quả thí nghiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên – Huế, nước biển ở vùng cá chết bị nhiễm độc kim loại nặng.
Ô nhiễm môi trường chỉ là một trong những nguyên nhân khiến nhiều du khách quốc tế chỉ đến Việt Nam một lần mà không quay trở lại. Thậm chí, có những nguyên nhân chủ quan như tệ nạn trong du lịch, thái độ ứng xử của người bản địa cũng khiến chính người Việt “quay lưng” lại với các địa điểm du lịch trong nước.
1. Môi trường ô nhiễm
Sự việc bắt nguồn vào ngày 4/4/2016, khi cá nuôi lồng bè của người dân gần khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh) chết đồng loạt. Cho đến nay, vẫn chưa xác định rõ vùng biển ở đây có bị ô nhiễm hay không, cá chết có liên quan tới việc xả thải của công ty Formosa Hà Tĩnh hay không. Nhưng vụ lùm xùm khiến mũi rìu dư luận hướng về phía Formosa, quy kết công ty này xả thải gây ô nhiễm biển cũng khiến du lịch biển miền Trung đang phải chịu thiệt hại nhãn tiền.
Vì lo sợ nước biển bị nhiễm độc, hải sản ngậm hóa chất sau vụ cá chết hàng loạt sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe nên nhiều du khách đã hủy tour đến miền Trung. Trong đợt nghỉ lễ 30/4 – 1/5, có tới 30% du khách hủy tour đến Quảng Bình. Bên cạnh đó, cũng xuất hiện tình trạng hủy tour ở một số địa phương tại miền Trung như Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Nghệ An, Hà Tĩnh… Thời gian đó, Chủ tịch tỉnh Quảng Bình Nguyễn Hữu Hoài chỉ đạo tạm thời cấm du khách và người dân tắm biển để tránh xảy ra sự cố đáng tiếc.
Bãi Nhật Lệ trở nên vắng khách do biển ô nhiễm, cá chết. Ảnh: Văn Được |
Không những gây hoang mang trong lòng du khách, mà doanh nghiệp lữ hành cũng rất sốt ruột để giữ chân và thu hút khách. Nhiều công ty du lịch cho biết, trường hợp khách không hủy tour thì cũng lùi thời điểm hoặc thay đổi lịch trình.
Theo nhận định của ông Lê Tấn Thanh Tùng, Phó Tổng Giám đốc Công ty Du lịch Vitours (Đà Nẵng): “Dịp lễ 30-4, đa phần du khách đã đặt vé máy bay, mua tour rồi nên không thay đổi nhưng với mùa hè năm nay, ngành du lịch miền Trung chắc chắn sẽ gặp khó”.
Ô nhiễm không khí ở Hà Nội. Ảnh: Trithuctre |
Không chỉ có môi trường biển bị ô nhiễm, cach đây 4 năm, theo kết quả công bố tại Diễn đàn Kinh tế thế giới Davos, Việt Nam là quốc gia có không khí bẩn thứ 10 thế giới, được xếp hạng 123 trên 132 quốc gia khảo sát. Trước đó không lâu, vào năm 2010, Nha Trang đã bị tạp chí National Geographic xếp vào danh sách những bãi biển tồi nhất thế giới. Dù có nhiều điểm đến hoang sơ, kỳ vĩ đến đâu, ô nhiễm môi trường vẫn trở thành rào cản khiến du khách e ngại tới du lịch, tham quan, nghỉ dưỡng.
2. Vấn nạn thực phẩm bẩn
Đã có những diễn đàn chống thực phẩm bẩn nhằm thông tin cảnh báo cho mọi người. Ảnh: Internet |
Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm là hết sức quan trọng đối với hoạt động du lịch. Có thể nói, năm 2015 là năm đánh dấu về nỗi lo thực phẩm bẩn lan tràn trong toàn dân. Không chỉ lo lắng mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, giờ đây, khắp nơi là thông tin hoa quả ngậm hóa chất để đẹp mã, giữ được lâu, bán được giá. Đó cũng là năm “vấn nạn thực phẩm bẩn” lên ngôi vì có sự gia tăng về chất cấm trong chăn nuôi, thịt thối, nội tạng hỏng được “phù phép” trở nên tươi ngon để đưa vào bàn ăn của người dân…
Thực phẩm bẩn là nỗi lo lớn của ngành du lịch. Đã có rất nhiều trường hợp du khách bị ngộ độc thực phẩm phải vào viện. Chắc chắn điều này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch của địa phương cũng như các công ty lữ hành. Nếu địa phương, tỉnh, thành phố xác định du lịch là ngành công nghiệp mũi nhọn thì vệ sinh an toàn thực phẩm là điều đáng để lưu tâm. Nếu không, địa phương sẽ tự “giết mình”.
3. Chặt chém, kinh doanh chộp giật
Lối kinh doanh chộp giật, manh mún đã dẫn tới “chặt chém” du khách dịp lễ - căn bệnh cố hữu của du lịch Việt. Dường như đến bất kỳ điểm du lịch nào người ta đều có thể nhận ra hiện tượng “chặt chém”, nâng giá một cách vô tội vạ hay bắt chẹt, “làm tiền” du khách. Từ xe khách tự ý tăng giá vé, nhồi nhét khách quá quy định, taxi gian lận cước, không trả tiền thừa cho khách… đến việc bị chặt chém tại các quán ăn và muôn kiểu lừa đảo nhằm trục lợi bất chính khác.
Nạn nhân của những vụ "chặt chém" nhiều nhất là du khách nước ngoài. Thậm chí, cẩm nang du lịch uy tín thế giới Lonely Planet từng dành hẳn “đất” để hướng dẫn cách mặc cả cho du khách quốc tế để đối phó với tình trạng “hét giá” ở Việt Nam, từ đi xe ôm, xích lô đến các điểm ăn uống.
Thêm vào đó, nhiều du khách chia sẻ họ cảm thấy khó chịu, không thoải mái khi bị những người bán hàng rong đeo bám, chèo kéo mua hàng. Điều này khiến một lượng không nhỏ du khách quốc tế không muốn quay lại Việt Nam lần nữa vì thấy mình không được tôn trọng, chào đón.
4. Trộm cắp, móc túi, ăn xin
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam từng phát biểu: “Khi du khách đến thấy những người ăn xin, nhất là những người giả dạng ăn xin nhìn thê lương, thê thảm lắm. Điều đó ấn tượng họ đến mức ám ảnh. Có những người nói không chỉ ám ảnh suốt kỳ nghỉ ở Việt Nam mà sau này về nước vẫn còn ám ảnh”.
Năm 2015 có một du khách người Đức bị cướp tài sản và chém bị thương ở Sài Gòn càng khiến người ta giật mình về sự lộng hành và táo tợn của bọn trộm cắp. Theo số liệu Sở Du lịch Tp Hồ Chí Minh, 9 tháng đầu năm 2015 có 124 vụ cướp giật, xâm phạm tài sản liên quan đến khách ngoại quốc, khiến họ có tâm lý bất an khi du lịch.
Trộm cắp, móc túi, ăn xin không chỉ là vấn đề của riêng du lịch Việt Nam mà còn của nhiều nước trên thế giới. Những hành vi này đều mang lại sự phản cảm, khó chịu cho du khách. Nạn trộm cắp và cướp giật ngày càng lộng hành, khiến nhiều du khách ít thấy an toàn khi ở Việt Nam.
5. Ý thức, văn hóa du lịch còn thấp
Không lâu sau phát ngôn gây sốc của ông Chu Xuân Phàm trong ngày 25/4 khi trả lời trước báo giới về nghi ngờ Formosa xả thải gây ra cái chết hàng loạt của cá: “Hồi xưa, khi giải phóng mặt bằng đã tính phương án hỗ trợ ngư dân đánh bắt cá chuyển sang nghề khác rồi, sao cứ phải đánh bắt quanh vùng biển này. Nhiều khi mình phải lựa chọn, tôi muốn bắt cá, bắt tôm hay muốn xây dựng ngành công nghiệp thép”, nhiều người Việt đã bày tỏ bức xúc của mình bằng cách hô hào khẩu hiệu: “Tôi chọn cá”. Ai cũng hiểu ẩn trong đó là thông điệp chọn lựa bảo vệ và giữ gìn sự sạch sẽ của môi trường sống, trong đó có môi trường nước và biển cả.
Tuy nhiên, sau đợt nghỉ lễ 30/4 – 1/5, người ta thấy biển Cồn Vành, Đồ Sơn, Quất Lâm ngập ngụa trong rác do khách du lịch xả ra: vỏ dừa, vỏ bánh kẹo, bim bim, túi nilon, ống hút… Vậy là khi dư luận còn sục sôi về chuyện cá chết, ô nhiễm biển thì có nhiều người vẫn ung dung xả rác một cách vô tội vạ trong chuyến du lịch, nghỉ dưỡng của mình, ngay trên bờ biển quê hương, một phần máu thịt mà vài ngày trước họ còn hô hào cần thiết phải bảo vệ.
Blogger Nguyễn Ngọc Long chia sẻ trên một tờ báo rằng: “Muốn bảo vệ biển, phải dùng sức của chính người dân, đó mới là thành trì lâu dài, vững chắc và hiệu quả”.
Thanh Thúy
Đi để trở về, không phải để chết!
Khi bạn đăng dòng trạng thái "vác ba lô lên và đi" hoặc "đưa nhau đi trốn", hãy nhớ rằng luôn có những người chờ bạn trở về, là gia đình, người yêu, đồng nghiệp. Bạn đi để trở về với họ, không phải để chết!
Paris đó, chỉ ngắm thôi chớ yêu!
Chẳng hiểu sao ngày xưa mỗi khi lắng nghe một giai điệu Pháp du dương là trong lòng tôi lại nảy ra ý nghĩ nhất định sẽ có ngày mình đến Paris để yêu một chàng trai Paris!
Không bỏ phí tiềm năng du lịch của Tây Bắc
Có 32 dân tộc thiểu số sinh sống, bản sắc văn hóa đa dạng, cảnh quan hùng vĩ, vùng núi cao Tây Bắc sở hữu nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Tuy nhiên, du lịch Tây Bắc vẫn chưa được khai thác xứng tầm về quy mô để phát huy hết tiềm năng vốn có.