- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Rượu sâu chít – món đặc sản của núi rừng Sa Pa
Ở nước ta, hầu như ở vùng núi nào cũng có cây chít, một loại cỏ gần giống cây cỏ lau mà người ta thường lấy bông làm chổi (trong Nam thường gọi là chổi đót). Riêng ở Sa Pa, Lào Cai, cây chít chẳng những cho bông làm chổi xuất khẩu mà còn cho đồng bào dân tộc ở đây một loại ấu trùng gọi là sâu chít chuyên để ăn và ngâm rượu. Có thể nói rượu sâu chít là một trong những đặc sản Sa Pa được rất nhiều người ưa chuộng.
Cây cỏ chít (Ảnh sưu tầm) |
Ngoài Lào Cai, người ta còn có thể tìm thấy sâu chít ở nhiều tỉnh miền núi phía Bắc như Lạng Sơn, Sơn La và đặc biệt là Điện Biên. Từ lâu, đồng bào miền núi đã biết đi lấy sâu chít và dùng sâu chít để chế biến thức ăn cũng như ngâm rượu và là một trong những đặc sản Sa Pa nỏi bật.
Đọt chít được bán theo từng bó (Ảnh sưu tầm) |
Loài bướm sinh ra sâu chít thường sinh nở vào tầm tháng ba, tháng tư hàng năm. Trong thời gian này chúng sẽ đẻ trứng vào đọt (phần chồi non) của cây chít. Trứng đó nở ra ấu trùng màu trắng ngà có chân, thân chia khúc và đầu mình giống như con sâu hay con nhộng tằm. Thân của loài ấu trùng này chỉ to bằng cọng lá khoai lang, dài từ 5 – 6cm.
Cũng trong giai đoạn này người dân tộc Mông, Giáy ở Sa Pa bắt đầu mang gùi lên núi tìm hái đọt cây chít về để lấy sâu. Những cây có sâu bên trong thường bị còi cọc, không ra hoa và có dấu hiệu bị bệnh. Mỗi đọt cây này khi được đồng bào đem về, tách đôi ra chỉ bắt được một con sâu nằm bên trong. Sau khi lấy ra khỏi đọt cây, những con sâu này sẽ được thả ngay vào chậu đựng rượu pha loãng để không bị biến chất. Theo kinh nghiệm du lịch Sa Pa, du khách nên một lần hưởng thức hương vị này.
Người dân chẻ đọt chít để lấy sâu (Ảnh sưu tầm) |
Nói về sâu chít thì ngoài giá trị dinh dưỡng, đó còn là một món ngon ở Sa Pa. Sâu chít tẩm bột chiên vàng, sâu chít rang hay nấu cháo đều là những món ăn ở Sa Pa mang đầy hương vị thiên nhiên mà ai đã ăn thử cũng đều thấy thích thú.
Nhưng cách dùng phổ biến nhất của sâu chít vẫn là để ngâm rượu. Rượu ngâm sâu chít được mọi người đánh giá là giúp tăng cường thể lực cho nam giới. Nhưng ít người biết là nếu dùng với liều lượng thích hợp, loại rượu này còn giúp phụ nữ khỏe mạnh, tăng cường hệ tuần hoàn và làm đẹp da cũng như giúp những người ốm yếu bồi bổ sức khỏe. Ngoài ra, sâu chít còn được ví như là loại đông trùng hạ thảo của nước ta nhờ vào khả năng giúp hồi phục tổn thương hệ miễn dịch và hỗ trợ điều trị ung thư.
Sâu chít rang là món ăn rất khoái khẩu (Ảnh sưu tầm) |
Đã từ lâu, những người Kinh sinh sống ở thị trấn Sa Pa thường mua lại đọt cây chít của đồng bào dân tộc ở vùng cao để lấy sâu ngâm rượu bán ra thị trường. Sâu chít tươi có thể bán với giá cả từ vài trăm nghìn đến hàng triệu đồng một cân, tùy thuộc vào chất lượng. Một chai đặc sản Sa Pa rượu sâu chít đảm bảo chất lượng thường được ngâm theo tỉ lệ khoảng 650ml rượu ngâm với hơn 50 con sâu. Sau khi ngâm khoảng 15 ngày, rượu bắt đầu chuyển sang màu vàng nhạt là đã có thể uống được. Những du khách đi du lịch Sa Pa có thể mua rượu sâu chít tại các cửa hàng trong chợ và dọc các tuyến đường của thị trấn rất dễ dàng với giá thành không quá cao.
Rượu sâu chít được bày bán rất nhiều (Ảnh sưu tầm) |
Cố nhiên rượu ngâm sâu chít cũng giống các loại rượu ngâm khác là thời gian để càng lâu thì rượu sẽ ngon và có tác dụng hơn. Có những người ngâm rượu đến hàng năm hay vài năm rồi mới đem ra uống. Ngoài rượu sâu chít đã ngâm sẵn, du khách còn có thể tìm mua loại sâu chít được sấy khô để về ngâm với loại rượu mình tự chọn. Sâu chít sấy cũng rất tiện lợi khi ăn trực tiếp hoặc nghiền nhỏ cho vào cháo.
Đến với Sa Pa, mấy ai lại không đến thăm quan núi Hàm Rồng, Thác Bạc, Thác Tình Yêu… mấy ai lại không thưởng thức những món ngon như thịt nướng, lẩu cá hồi, trâu gác bếp… và có ai lại bỏ qua được những món đặc sản Sa Pa đầy mộc mạc, mà rượu sâu chít là một trong số đó.