- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Đặc sắc hai lễ hội Đà Nẵng nổi tiếng
Nội dung
Đà Nẵng không chỉ thu hút du khách qua cảnh quan thiên nhiên, những món ăn đặc sản phong phú mà còn nổi tiếng với nhưững lễ hội truyền thống độc đáo đầy sắc màu. Dưới đây là hai lễ hội Đà Nẵng nổi tiếng với nhiều ý nghĩa sâu sắc.
Đà Nẵng nổi tiếng với nhiều lễ hội (Ảnh sưu tầm) |
Lễ hội Quán Thế Âm
Lễ hội Quán Thế Âm diễn ra vào ngày 19/2 âm lịch. Đây là một trong các lễ hội ở Đà Nẵng được mọi người chào đón nhất vào dịp đầu năm với mong muốn sự bình an trong năm mới. Được diễn ra trong 3 ngày, lễ hội Quán Thế Âm bao gồm hai phần: lễ và hội.
Lễ hội Quán Thế Âm (Ảnh sưu tầm) |
Về phần lễ, chương trình có tiết mục rước ánh sáng được tổ chức vào đêm ngày 18 gồm các hoạt động phong phú như rước đuốc, rước kiệu, múa lân, múa rồng để cầu mong ánh sáng của trí tuệ. Theo quan điểm Phật Giáo, điều này sẽ soi sáng vào tâm hồn của người dân, giúp họ luôn sống tốt, làm nhiều việc thiện và tránh xa tội ác.
Tiếp đó là Lễ khai kinh được tổ chức vào sáng sớm ngày 19 nhằm cầu nguyện cho quốc thái dân an, chúng sinh an lạc. Sau đó là Lễ trai đàn chẩn tế với mục đích cúng vật phẩm cho những người đã khuất chưa được siêu thoát và cầu siêu để họ sớm vãng sanh đến một cõi an lành cũng như tiêu hết tội nghiệp.
Lễ thuyết pháp về Bồ tát Quán Thế Âm được tổ chức vào sáng ngày 19 để giúp người dân hiểu hơn về hạnh nguyện và đức độ của Bồ Tát. Từ đó, mọi người noi theo gương mà ứng dụng vào cuộc sống.
Lễ hội Quán Thế Âm tại Ngũ Hành Sơn (Ảnh sưu tầm) |
Cuối cùng là Lễ rước tượng Quán Thế Âm được các bậc bô lão khăn áo chỉnh tề, tay cầm cờ lọng, đuốc, lồng đèn, có đội nhạc cổ và chiêng trống đi theo sau kiệu có tượng Phật bà đi trước. Tôn tượng Quan Thế Âm sẽ được đưa đi “du sông” Cầu Biện, sau đó cho thuyền chạy vòng quanh sông Cổ Cò nhằm cầu nguyện Bồ Tát bảo vệ cư dân miền sông nước một năm làm ăn thuận lợi và bình an.
Lễ hội Quan Thế Âm tại Non nước (Ảnh sưu tầm) |
Kết Thúc nghi lễ là phần hội. Tuy lễ hội Đà Nẵng này mang yếu tố tâm linh cao nhưng vẫn không tách khỏi bản sắc dân tộc đậm đà. Cụ thể, phần hội có các hoạt động văn hóa như triển lãm thư pháp và tranh thủy mặc, hội thi thuyết minh về danh thắng Ngũ Hành Sơn, nấu ăn chay… Ngoài ra, lễ hội còn có nhiều hoạt động văn hoá – thể thao như hội hoá trang, hát dân ca, thi cờ, nhạc, hoạ, điêu khắc, múa tứ linh, thả đèn trên sông, hát tuồng…
Với các hoạt động đó, chương trình sẽ giúp mọi người có dịp đoàn tụ bên nhau trong ngày đầu xuân vui vẻ.
Lễ hội ánh sáng
Nhằm hưởng ứng ngày Quốc Khánh, Đà Nẵng đã tổ chức lễ hội ánh sáng – một trong các lễ hội ở Đà Nẵng đặc sắc thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách mọi miền. Đây là lễ hội đầu tiên có màn trình diễn nghệ thuật ánh sáng, trang trí đèn LED, kết hợp với nhạc điện tử… Ánh sách được chiếu lên quả cầu khổng lồ, bóng đèn lớn mang hình dáng thiếu nữ Việt Nam, đèn LED hình pháo hoa, cổng vòm…
Lễ hội này luôn được đi kèm với sự kiện bắn pháo hoa trên sông Hàn, biểu diễn nghệ thuật đường phố… nhằm góp phần tạo dựng những sản phẩm du lịch đặc sắc cho Đà Nẵng.
Lễ hội Ánh sáng Đà Nẵng (Ảnh sưu tầm) |
Theo kinh nghiệm du lịch của nhiều người, trên đây là hai lễ hội Đà Nẵng tiêu biểu, với ý nghĩa sâu sắc về tâm linh truyền thống và đem đến sự hiện đại mang tầm vóc quốc tế. Nếu có dịp, bạn hãy tham gia trực tiếp để cảm nhận không khí của các lễ hội.