- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Nhớ Tết giữa mùa đông xứ lạ
Ngày 30/7, thành phố Melbourne đang trong mùa đông khắc nghiệt với mây xám vần vũ, như chực mưa nhưng lại chẳng mưa. Gió lạnh ù ù thổi như đang chạy đua, không gì ghìm gió lại được. Cách vài ngày, được 1 hôm trời nắng, ấm thì chưa hẳn ấm, nhưng ít ra nó c
Tết Sài Gòn bắt đầu từ khi nào? Hình như là từ rất sớm. Từ 1-2 tháng trước Tết đường phố đã bắt đầu có không khí chờ đón ngày hội Xuân. Khoảng đó là vừa qua lễ Giáng Sinh, người Sài Thành vốn không trọng Tết Tây lắm mà lại mong chờ ngày Tết cổ truyền. Đường phố vài ngày sau 25/12 lập tức được khoác diện áo mới, đèn hoa đủ màu tạo không khí vui tươi ngày Tết. Chuyện đẹp xấu thôi cứ để sau hẵng tính, chín người mười ý biết đâu mà lần.
Lúc này chợ búa cũng bắt đầu đổ hàng bán Tết, trước nhất là quần áo, vì bánh kẹo hàng biếu Tết để lâu không được, chỉ có thứ quần áo, ngày nào cũng có người mua kẻ sắm, nhưng đến Tết, dù còn hơn 30 tờ lịch, người ta vẫn trích tiền tích cóp cả năm ra mua "để dành", để đến cận Tết, lại mua. Khu người Hoa là nhộn nhịp nhất, bắt đầu trang hoàng và bán các sản phẩm chuẩn bị cho Tết, nhiều nhất là những món đồ trang trí có màu đỏ và vàng kim. Đường Hải Thượng Lãn Ông ở khu Chợ Lớn là sầm uất mặt hàng này nhất.
Có nhà, từ đầu tháng Chạp là chuẩn bị làm món kiệu chua, phần nhà dành ăn, phần biêú bà con bạn bè. Như bác hàng xóm cũ của tôi (giờ cả 2 nhà đều đã chuyển đi nơi khác), cứ đến cận Tết lại đem biếu 2 hũ kiệu to tướng, đều là kiệu nhà làm. Bởi có người nói Tết trong Nam bắt đầu từ ngày các hàng đổ kiệu ra bán.
Chẳng cứ gì chợ, người bán kiệu sẵn sàng đổ kiệu ra lề đường để bán. Bà con cứ xúm nhau mà mua, mua xong lại đi. Người bán cũng dọn hàng nơi khác, vì chỗ ấy người ta mua xong rồi thì đâu lại mua nữa. Cứ thế mà những "tụ điểm" kiệu tươi cứ mọc lên khắp mọi nơi từ trước đến đầu tháng chạp. Nếu nhà nào kỹ, có khi gửi người ngoài Trung để mua thứ kiệu Huế vốn được cho là thứ kiệu ngon hơn hết thảy. Thế rồi việc làm kiệu bắt đầu cái không khí Tết. Cứ thấy người ta phơi kiệu, thì biết sắp Tết.
Có người nói Tết là bắt đầu từ hăm ba tháng Chạp giỗ tiễn ông Táo đi chầu Ngọc Hoàng. Người Bắc lúc đưa ông Táo phải có con cá chép còn sống, làm cỗ buổi sáng xong thì đem cá thả ở ao hồ sông suối cho cá chở ông Táo về trời. Người miền Nam thì cũng có cá, nhưng là cá chép giấy. Ở miền Bắc, điển hình như Hà Nội, có lắm hồ, hồ to hồ nhỏ đủ cả, đem thả cá thì tuyệt. Chứ ở trong Nam không có nhiều hồ, chỉ có sông. Ở dưới miệt chắc còn được, chứ như cái xứ Sài Thành bây giờ, thả cá xuống sông, chỉ tội con cá. Cá mà ngạt nước chết tươi thì ông Táo lấy gì mà lên trời? Chẳng lẽ lại đốt thêm cái vé "Sorry Airline" bay 1 tiếng trễ 3 tiếng? Thôi cứ như lệ cũ mà đốt cá giấy, thêm mấy bộ đồ giấy, coi như "hối lộ" cho ngài Táo Quân về trời bẩm cáo Ngọc Hoàng để gia đình được 1 năm êm ấm thuận hoà, tài lộc dồi dào.
Tết của vài chục năm trước vẫn còn tục chùi lư đồng. Việc này đến gần ngày giao thừa, nhà nhà lôi bộ lư đồng cả năm nằm chễm chệ trên bàn thờ xuống để chùi cho bóng. Bây giờ thì chẳng còn mấy ai làm như vậy nữa. Lư đồng cũ mới đều đem đi ra các tiệm chùi lư để người ta chùi giùm mình. Mấy chốc là có ngay bộ lư đồng bóng bẩy về chưng Tết.
Cả việc gói bánh tét cũng đang dần biến mất. Nói vậy không phải là người Sài Thành không cúng và ăn bánh tét nữa, mà là tục cả nhà vây quần tự gói bánh tét đang mất dần. Bây giờ thời đại lao động chật vật chạy vạy bận bịu, mấy ai còn thời gian để thức đêm gói mấy đòn bánh tét? Nhất là khi các hiệu bánh lớn như Như Lan hay Hà Nội cứ đến Tết lại bán đầy bánh tét, bánh chưng gói đều, gói đẹp thì cái tục gói bánh càng dần chìm vào quên lãng. Vậy là cái mùi bánh mới nấu, cái hình ảnh bếp lửa đêm Giao thừa cứ lẳng lặng biến mất.
Mấy năm nay rộ lên phong trào gói bánh tét để bán. Giống như người xa quê nhớ nhà, cứ ăn mãi bánh tét bán trong tiệm khiến người ta lại nhớ những đòn bánh tét "không hoàn hảo", có lúc lệch, lúc méo, nhưng là bao niềm thương của người gói. Nhưng thời gian thì ngày càng eo hẹp chứ chẳng chịu dôi ra để cho con người bận bịu gói và nấu bánh. Cộng thêm việc mua bánh ngoài tiệm thì sợ bánh có bỏ chất này chất nọ, thế là trong xóm hay bạn bè có ai có tay gói bánh thì lậpp tức được nhờ vả, trả tiền để gói giúp người này người nọ mấy đòn bánh tét ngày xuân.
Dần dà thành những dịch vụ gói bánh "homemade", có khi trong 1 khu xóm nhỏ chẳng cần quảng cáo, chỉ có người này kháo người kia. Những bạn trẻ thì đăng quảng cáo lên các trang mạng xã hội để nhận đặt hàng online. Tuy cũng là mua bán, nhưng thôi thì cũng có cái chất "nhà làm", có lẽ an toàn về mặt chất bảo quản và cũng ít nhiều có tình cảm hơn mua bánh ngoài tiệm.
Cận Tết là thời gian vui nhất cả năm. Người ta nói "ăn Tết" nhưng thực ra là "đợi Tết". Chính cái cảm giác nôn nao mong Tết đến mới là cảm giác làm người ta vui vẻ, hứng khởi, dù cũng phải trăm công nghìn việc. Chợ hoa xuân mở cửa, dân chúng đổ về khu trung tâm để mua hoa thì ít mà xem hoa và tụ họp bạn bè thì nhiều. Thôi không bàn đến đường hoa hay hội hoa, mà chỉ nói đến chợ hoa ngày giáp Tết.
Nhiều người Sài Gòn và cả những du khách biết chuyện đều đổ về khu vực bến Bình Đông bên quận 8 để xem cảnh những ghe hoa, thuyền hoa đổ về. Nhiều nhất vẫn là mai. Có đủ loại mai, đủ kích cỡ, giá cả. Cảnh nhộn nhịp trên bến dưới thuyền này "chui tọt" vào máy ảnh của nhiều nhiếp ảnh gia, cả chuyên nghiệp lẫn nghiệp dư, sau đó thì được "phát tán" trên những trang mạng xã hội, góp phần vào cảm giác nôn nao chờ Tết vốn đã mãnh liệt.
Vào Tết rồi, Sài Gòn vắng hẳn. Hàng quán cũng nghỉ quá nửa. Chỉ nghe thấy tiếng "dô dô dô" phát ra từ những căn nhà bày tiệc đãi khách hay những quán nhậu mở cửa sớm. Các bà các mẹ thì thường thích đi chùa đầu xuân, chùa nào chùa nấy đều hương khói nghi ngút. Nhưng vãn hồi rồi, Tết bỗng yên ắng 1 cách lạ lùng. Cái không khí vui tươi những ngày giáp Tết đi đâu mất. Thôi không có gì chơi thì lại lôi bạn bè du xuân bát phố cho đến hết Tết thì lại trôi tuột vào vòng xoáy của cuộc sống bươn chải tất bật của người Sài Thành. Thành phố lại đông đúc như mọi khi.
Có những ngày đã qua Tết, tôi vì không phải nhân viên công sở, nên lại lang thang tản bộ, nhìn ngắm phố phường trong một mùa xuân mới. Con người lại lao vào vòng xoáy mưu sinh, bươn chải, lại kiếm tiền để dành cho cái Tết sau. Trẻ con đi học, người lớn đi làm, ai cũng còn ngái ngủ cái cảm giác của Tết. Rồi cứ hết người này đến kẻ nọ, hỏi bâng quơ rằng: "Khi nào tới Tết nữa?".
Vậy đó, giữa thành phố xa lạ, tôi nhớ Tết quê, nhớ câu hát của Hương Thủy: "Chợt thấy nắng xuân thêm rực rỡ chan hòa cành lộc trong tay ngát mùi hương rất lạ. Quê nhà ơi sao mình thương yêu quá nghe giữa tâm hồn đang hối hả vào xuân."
Lan man về hành trình ''châu Âu mùa đổ tuyết''
Hôm nay đã là giữa xuân, và tôi lại phải than vãn về thời tiết cho đúng kiểu Anglo: thời tiết quá kinh khủng. Dù đã giữa xuân nhưng mưa và nắng cứ thay ca cho nhau. Điển hình là hôm kia, trời nắng đẹp, mây chỉ gợn nhẹ; đến hôm qua, mưa gió sấm chớp đùng đ
Qua mặt tử thần trong chuyến đi đến cực bắc Tổ quốc
Lạc đường, cháy rừng đuổi phía sau lưng, đá tai mèo nhọn hoắt phía trước, cào chảy máu tay, nhưng đoàn 5 người vẫn quyết tâm tìm tới tận điểm xa nhất về phía bắc của Việt Nam.
Phượt và chuyện tuổi tác
Tôi tin rằng, đối với một phượt thủ, chinh phục những cung đường chính là một trong những điều mà các bạn rất tự hào mà khi về già bạn sẽ còn nhớ mãi.
Tây Bắc mùa hoa ban
Đi dọc tuyến đường Tây Bắc tháng 3 này, các bạn sẽ được ngắm nhìn hoa ban nở khắp núi rừng Tây Bắc, lúc thì ngay trước mặt, lúc thì thấp thoáng xa xa...
Hà Nội hoài niệm
Cái lạnh mùa đông làm tôi nhớ đến Hà Nội những ngày cuối năm 2012, khi tôi 1 mình ra Bắc, rồi cùng 2 đứa bạn ở Hà Nội đi Sapa. Hà Nội tháng 5, mưa ngâu trên những cành bằng lăng tím. Còn tháng 12, Hà Nội co ro trong cái rét mùa đông, nghi ngút khói hàng c