- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Hà Nội hoài niệm
Cái lạnh mùa đông làm tôi nhớ đến Hà Nội những ngày cuối năm 2012, khi tôi 1 mình ra Bắc, rồi cùng 2 đứa bạn ở Hà Nội đi Sapa. Hà Nội tháng 5, mưa ngâu trên những cành bằng lăng tím. Còn tháng 12, Hà Nội co ro trong cái rét mùa đông, nghi ngút khói hàng c
Theo một góc nhìn nào đó, Hà Nội vẫn như ngày nào: vẫn cái màu xám tro và màu của gạch đã cũ. Những căn nhà trong lòng phố cỗ vẫn vậy, vẫn bé nhỏ nép mình vào nhau như cũng sợ hãi cái lạnh của Thủ đô ngày trở rét. Cũng vì nhỏ nên dù nhà có mở toang cửa ra để bán hàng, người ta vẫn thấy được nét đáng yêu của thủ đô.
Xe hoa |
Hà Nội có lúc như cô gái mới lớn, e ấp với nụ cười duyên dáng hoặc như một mệnh phụ, khoác chiếc áo dài màu nâu, tóc vấn cao, khép nép sau chiếc rèm cửa, tay che ngang chiếc quạt giấy như muốn giữ cho mình những niềm riêng không nói hết thành lời.
Rồi có lúc, nhìn Hà Nội trong lòng phố cổ như bà hàng chè. Bà cụ lưng còng, khoác bên ngoài chiếc áo vải nâu là vài lớp áo bông dày cộm, co ro giữa cái rét Hà Nội, co ro giữa những cơn gió đông và những tất bật của cuộc sống mới cũ lẫn lộn. Bà vẫn ngồi ở góc đường quen thuộc đấy, ngày ngày cùng ấm chè xanh, ấm nước vối và những chiếc tách nhỏ con con. Chè xanh âm ấm rót đầy chiếc cốc nhỏ, thoảng trong gió là làn khói mỏng manh đến nao lòng.
Bà chậm rãi giữ cho mình những ký ức của cuộc đời đang đến hồi kết, như sợ chúng sẽ bay mất nếu có ngày nào đó bà không còn đủ sức ngồi ở hàng chè nơi góc phố cổ. Và cũng như Hà Nội đang níu giữ cho mình cái hồn đang dần tàn phai, như sợ nếu chỉ sơ sẩy, cái hồn ấy sẽ bay mất theo cơn gió đông lạnh và phố sẽ chết giữa những đô hội mới mẻ.
Bánh mì nóng ở góc Đinh Liệt và Cầu Gỗ |
Hương Hà Nội là hương của những gì thật xa xưa mà những lúc đi xa, người ta thường chợt nhớ về nhưng chẳng thể gọi tên chính xác. Có thể là hương cốm làng Vòng như bao bài thơ văn đã ca ngợi, là hương chua từ bát bún riêu kiểu Bắc có mắm tôm, đậu rán hoặc có thể là hương chè xanh góc đường, hương thuốc Bắc hay đơn giản là hương bếp than hồng ngày đông lạnh.
Những chiếc nem rán to như cuốn bò bía ở Sài Gòn được đem chiên lên, nằm gọn gàng trong chiếc hộp xốp trắng có cắm xiên tre dài. Hương dầu chiên nóng ấm áp xông lên mũi khiến người ta khó cưỡng lại việc thưởng thức một chiếc nem nóng hổi.
Nếu Sài Gòn nổi tiếng với hàng rong xe đẩy, quang gánh bán những món ăn từ mát đến lạnh thì Hà Nội lại có những quán lề đường be bé, nép mình bên hè phố với nhiều thức ăn nóng cho mùa trở rét. Cái hồn xưa về ăn uống “tứ thời tứ tiết” hóa ra chỉ vỏn vẹn nằm trong 1 chiếc nem rán thịt gà nóng hổi cho ngày đầu năm.
Bát bún Thang phố Cầu Gỗ |
Hương khói ở Đền Ngọc Sơn |
Hai ông bạn già bày bàn cờ tướng ở sân đền |
Người Hà Nội co ro sau những tấm áo khoác, áo bông của buổi sáng đầu năm |
Gánh hàng rau giữa lòng phố cổ |
Đẹp, không thể tả xiết!
Sáng 25-1, mọi vật dụng, hành lý đã được vận chuyển tới Hồ Khanh homestay từ sớm. Hồ Khanh là người đầu tiên tìm ra Sơn Đoòng vào năm 1990...
Tôi trượt dài sau những cung phượt
Đến giờ tôi không nhớ đã ngủ với bao nhiêu gã đàn ông trên những chặng đường phượt. Tệ hại hơn, tôi mắc bệnh viêm gan siêu vi và ghẻ ngứa từ chính những gã trai đã lên giường cùng.
Chuyện Porter khi leo Fansipan
‘Sao mấy chú, mấy anh ăn mặc phong phanh, gùi đồ nặng, chỉ mang ủng mà đi hay vậy?’
Sớm nay xuân về
Chả là tôi đang viết luận về phong tục ăn uống ngày Tết của người Việt gốc Hoa, mà nói cho chính xác là người Úc, gốc Việt-Hoa, thế là tôi nhắn về Việt Nam, nhờ chị scan hộ mấy bài viết của nhà văn Lý Lan trong cuốn "Sài Gòn Chợ Lớn rong chơi" để tham khả
Ga Đà Lạt- chút còn lại của văn hóa Pháp
Nhà ga Đà Lạt xây từ những thập niên đầu của thế kỷ 20 là nhà ga cổ nhất còn lại ở Việt Nam. Năm 2001, ga Đà Lạt được Bộ Văn hóa Thông tin và Du lịch công nhận là di tích kiến trúc quốc gia. Công trình do hai kiến trúc sư người Pháp thiết kế với kinh phí