- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Lan man về hành trình ''châu Âu mùa đổ tuyết''
Hôm nay đã là giữa xuân, và tôi lại phải than vãn về thời tiết cho đúng kiểu Anglo: thời tiết quá kinh khủng. Dù đã giữa xuân nhưng mưa và nắng cứ thay ca cho nhau. Điển hình là hôm kia, trời nắng đẹp, mây chỉ gợn nhẹ; đến hôm qua, mưa gió sấm chớp đùng đ
Não người có 2 bán cầu, người "não trái" thiên về những thứ logic như số học và tính toán, còn người "não phải" thiên về những hoạt động mang tính sáng tạo nghệ thuật. Nhưng tôi nghĩ trong trường hợp của tôi, 2 bán cầu não của khá cân bằng và chúng hoạt động khá riêng rẽ!
Tôi thừa nhận mình là một "planner" (người hay lập kế hoạch). Tôi có khả năng lập kế hoạch khá chi tiết và bắt bản thân cũng như những người liên quan tuân thủ theo nó. Nhưng khi tôi lập kế hoạch cho những hoạt động sáng tạo: viết và chụp ảnh, chúng thường thất bại. Cảm hứng "não phải" đến rất đột ngột, không báo trước. Chính những lúc "xuất thần" đó, tôi thấy những gì mình làm ra đẹp hơn và ý nghĩa hơn rất nhiều so với những gì mình cố gắng kế hoạch trước, thường thất bại thảm hại. Kể ngay như viết, tôi cho mình 1 danh sách những chủ đề để viết, nhưng khi ngồi xuống bàn, mọi thứ chả bao giờ liên quan mà thường sẽ rẽ sang 1 hướng khác so với lúc bắt đầu. Nhưng tôi lại cảm thấy hài lòng hơn với chúng, thôi cứ để ý tưởng chảy theo dòng của nó.
Hôm nay đã là giữa xuân, và tôi lại phải than vãn về thời tiết cho đúng kiểu Anglo: thời tiết quá kinh khủng. Dù đã giữa xuân nhưng mưa và nắng cứ thay ca cho nhau; điển hình là hôm kia, trời nắng đẹp, mây chỉ gợn nhẹ; đến hôm qua, mưa gió sấm chớp đùng đùng rung cả nhà; hôm nay trời nắng nhẹ, trời không trong xanh mà nhiều mây, gió ù ù thôi như muốn gọi: "Ê, ra thả diều đi!". Tôi trốn trong nhà vậy.
Bàn làm việc của tôi kế cái cửa sổ to. Mấy hôm nay thời tiết thất thường, mấy chậu cây cũng coi mòi bệnh hết. Chậu oregano với marjoram bị cháy lá, mấy chậu rau mầm chết cả, chỉ có mỗi chậu tía tô đất (lemon balm) còn chống chọi cứng rắn, 2 chậu xạ hương và húng thì lại xanh tốt lạ lùng. Cửa sổ đầy nắng. Tôi tự pha cho mình ly cà phê "xe lửa", vừa ngồi viết bài vừa nhâm nhi.
Đêm qua nhắn tin với 1 người bạn cũ đã lâu không liên lạc, bạn lấy được học bổng 6 tháng ở châu Âu, hiện đang học ở Tây Ban Nha, trời 6 giờ vẫn chưa tắt nắng. Bạn rủ tôi thu dọn cuối năm sang châu Âu, cùng bạn du ngoạn nước Ý lễ Giáng sinh và Paris ngày đầu năm mới. Tôi ậm ừ nửa thán phục bạn, nữa thấy mình nhỏ bé và có chút gì đó thèm thuồng ganh tị. Đây chả phải lần đầu có người rủ tôi đi du ngoạn châu Âu tình tứ, nhưng thường là người ở Việt Nam nên vẫn chưa khơi được cái lửa trong tôi, dù tôi mê châu Âu từ ngày còn bé xíu. Nhưng bạn lại đang chu du miền đất ấy, lại đang trải nghiệm mùa thu Địa Trung Hải, nơi mà tôi bao lần mơ được đến để nghe mùi gió biển, cảm nhận nhịp đập của Barcelona, nghe tiếng Tây Ban Cầm quyến rũ.
Tôi ở Úc đã ngót 3 năm hơn, chỉ chu du ở các thành phố châu Á; tôi cũng có vài người bà con ở Mỹ và Canada cứ hay giục tôi sang chơi, nhưng quả thật tôi chưa được yêu nước Mỹ nhiều đến phải vượt đại dương đến thăm tượng Nữ Thần Tự Do người Mỹ gốc Pháp (bức tượng này là quà của Pháp dành cho Mỹ). Lần này lại bị bạn gợi chuyện đi châu Âu, tôi lại có 1 người bạn khác ở Việt Nam, đã từng học ở Ý và Đức lại giục tôi làm 1 chuyến đi "Châu Âu mùa đổ tuyết". Cảm giác chồn chân khó mà chịu được.
Nắng vàng ban trưa thật tuyệt cho một con mèo lười. Tôi nằm dài trên giường và bắt đầu lật lại cuốn sách "Ngón tay mình còn thơm mùi oải hương" của Giáng Uyên. Cuốn sách là món quà của một người bạn khác, được bọc kỹ trong giấy kính, khi hết 1 bài, bạn có lấy bút chì ghi lại thời gian lúc kết thúc đọc nó. Lúc tôi nhận nó, sách có cái mùi ngai ngái cũ kỹ của những tủ sách ẩm, một mùi hương thân quen và quyến rũ với tôi. Ray Bradbury đã từng nói: "Mỗi quyển sách đều có mùi. Mùi sách mới rất tuyệt. Còn mùi của sách cũ như mùi của Ai Cập cổ đại." (A book has got smell. A new book smells great. An old book smells even better. An old book smells like ancient Egypt.) Tôi giữ sách rất kỹ, nhưng vì nơi tôi ở, không khí thoáng và khô hơn nhiều, nên dần dà, sách đã mất đi mùi ẩm ngày xưa; giờ sách còn vương lại mùi giấy thơm, thứ giấy mà ngày xưa tôi hay ngửi trên tủ báo của người em họ, mùi của những ngày hè nắng vàng và tiếng cười trẻ thơ. Tôi lướt qua những bài viết của Uyên mà tôi đã đọc trên dưới 10 lần. Châu Âu của Uyên đẹp quá.
Giáo viên dạy môn "Gastronomy" của tôi sắp đi Pháp với 1 học bổng ngắn hạn về sản phẩm cổ truyền của kinh đô ẩm thực châu Âu. Cô là người Canada gốc Pháp, từng sống ở Mỹ nhiều năm trước khi đến Úc. Cô đang rất hứng thú với chuyến đi này, vì đã rất lâu cô không về lại với mùa đông châu Âu. Và nhất là lần này cô sẽ được đến tham quan "phòng thí nghiệm thực phẩm Bắc Âu" (Nordic Food Lab) thuộc nhà hàng danh tiếng thế giới "Noma". Tôi nghe mà ghen tị.
Ly cà phê sữa đá đã cạn. Tôi lướt dần qua Địa Trung Hải nắng đẹp trên những con sóng vỗ bờ cát, Bắc Âu lạnh như băng và đẹp như cổ tích, Tây và Đông Âu tráng lệ những pháo đài và nhẹ nhàng những đồng quê thành bình. Ôi "Devon lông gió", đến khi nào tôi mới có thể thưởng thức món trà kem béo ngậy kiểu Anh? Đến khi nào mới liếm được giọt nắng đọng trong từng chai dầu olive vùng Tuscany nước Ý? Và cả món phô mai Parmigiano-Reggiano nguyên chất sữa bò vùng Parma? Cũng đừng quên loại sữa chua chính hiệu Hy Lạp ăn cùng mật ong rừng nữa chứ. Và còn có cả loại mật ong đặc biệt được nuôi trên nóc Grand Palais des Champs-Elysées giữa thành phố Paris tráng lệ. Và ôi prosciutto và salami ở Umbria thơm mùi thịt muối truyền thống; ô này phô mai Comte của vùng Đông Bắc nước Pháp, nơi dãy Alps hùng vĩ ngự trị; ôi này những chiếc bánh "rừng đen" với sô cô la thơm và những vại bia cất sâu dưới hầm vùng Munich nước Đức; ôi này thơm lừng và say nồng cà phê xứ Hy Lạp nắng gió, để mùi cà phê quyện cùng hương muối của biển ngất ngây và ngào ngạt; và còn nữa những hạt dẻ xứ Latvia, nào phô mai Camembert, thịt muối Pancetta, bánh mì Boule, Ciabatta, Dinkelbrot, Pane di Altamura và nhiều nhiều nữa.
Tôi đã từng thề sẽ làm 1 chuyến du ngoạn quanh xứ sở của những vị thần, chỉ để ăn mà thôi. Tôi bỗng nhớ đến truyện Asterix và Obelix, truyện tranh tiếng Pháp (đã được dịch) về hai chàng dùng sĩ xứ Gaul (Gô-loa) nước Pháp đã từng làm say mê bao thế hệ (tiếc là bây giờ giới trẻ không mấy ai biết đến những quyển truyện huyền thoại này). Tôi nhớ có 1 tập truyện kể rằng: vì đánh cá với 1 tay cầm quyền La Mã, 2 chàng trai đã làm 1 chuyến hành trình quanh nước Pháp để thu thập những sản vật đặc trưng của mỗi vùng miền. Nào là phô mai, xúc xích, các loại bia, mứt...; tuy lúc đọc, tôi chưa bước chân vào nghề nhưng vẫn thấy thèm thuồng khi thấy chiếc bàn dài bày bao nhiêu là sản vật; còn bây giờ, khi đã có nhiều kiến thức hơn, tôi càng khó thể kềm lòng khi nhắc đến những cái tên "ngon lành" ấy.
Tuy nhiên, châu Âu tuy là xứ văn minh nhưng cũng không thể như đi Cam Bốt, nhảy lên xe đò ngủ 1 giấc là đến biên giới; nhất là châu Âu mùa đông thì càng khắc nghiệt bội phần. Nước Úc không có mùa đông thật sự; tuy nhiều người vẫn cho rằng cái lạnh của nơi này đáng sợ hơn cái lạnh của châu Âu mùa đổ tuyết, nhưng cũng không thể chỉ vác cái ba lô với chút tiền còm thì có thể chu du xứ lạnh. Tiền bạc là 1 chuyện quan trọng đáng để suy nghĩ; tuy ở hầu hết các nước châu Âu, trừ Bắc Âu, Pháp và Anh, mức giá sinh hoạt có phần rẻ hơn Úc khá nhiều, nhưng cũng cần phải đo lường ngắn dài nông sâu trước khi khởi hành. Thôi thì cứ để đó làm mục tiêu, tính toán tiền bạc cho xong rồi mới nghĩ đến chuyện xin visa đến xứ thần thoại.
Nắng tắt dần, tôi hớp ngụm cà phê cuối cùng; thứ cà phê chẳng giúp tôi tỉnh táo thêm bao nhiêu, mà lại khiến tôi mơ màng về những đóa hoa trắng rơi giữa châu Âu mùa đổ tuyết.
Qua mặt tử thần trong chuyến đi đến cực bắc Tổ quốc
Lạc đường, cháy rừng đuổi phía sau lưng, đá tai mèo nhọn hoắt phía trước, cào chảy máu tay, nhưng đoàn 5 người vẫn quyết tâm tìm tới tận điểm xa nhất về phía bắc của Việt Nam.
Phượt và chuyện tuổi tác
Tôi tin rằng, đối với một phượt thủ, chinh phục những cung đường chính là một trong những điều mà các bạn rất tự hào mà khi về già bạn sẽ còn nhớ mãi.
Tây Bắc mùa hoa ban
Đi dọc tuyến đường Tây Bắc tháng 3 này, các bạn sẽ được ngắm nhìn hoa ban nở khắp núi rừng Tây Bắc, lúc thì ngay trước mặt, lúc thì thấp thoáng xa xa...
Hà Nội hoài niệm
Cái lạnh mùa đông làm tôi nhớ đến Hà Nội những ngày cuối năm 2012, khi tôi 1 mình ra Bắc, rồi cùng 2 đứa bạn ở Hà Nội đi Sapa. Hà Nội tháng 5, mưa ngâu trên những cành bằng lăng tím. Còn tháng 12, Hà Nội co ro trong cái rét mùa đông, nghi ngút khói hàng c
Đẹp, không thể tả xiết!
Sáng 25-1, mọi vật dụng, hành lý đã được vận chuyển tới Hồ Khanh homestay từ sớm. Hồ Khanh là người đầu tiên tìm ra Sơn Đoòng vào năm 1990...