- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Nghĩa trang thái giám độc nhất vô nhị ở Huế
Cách thành Huế khoảng 7 km về phía tây nam, chùa Từ Hiếu ngày nay được biết đến là nơi an nghỉ của những thái giám thời nhà Nguyễn.
Với hàng trăm ngôi chùa lớn nhỏ nằm rải rác khắp các vùng, du lịch tâm linh đã trở thành một phần không thể thiếu trong hành trình khám phá Huế. Trong khi các chùa Thiên Mụ, Báo Quốc, Huyền Không đã dần quen thuộc thì chùa Từ Hiếu lại thu hút du khách bằng vẻ đẹp riêng cùng nhiều câu chuyện ly kỳ và hấp dẫn.
Tương truyền, ban đầu chùa chỉ là một cái am nhỏ, đến khoảng giữa thế kỷ 19 được mở rộng và xây dựng thành một ngôi chùa lớn, khang trang bởi một số quan thái giám với mong muốn làm nơi yên nghỉ, hương khói sau này.
Không gian xanh rợp của chùa Từ Hiếu
Theo con đường nhỏ quanh co dẫn lên đồi Dương Xuân, phường Thủy Xuân, du khách sẽ đến khu rừng thông trập trùng xanh biếc, nơi chùa Từ Hiếu tọa lạc trên cao. Được mệnh danh là một trong những ngôi chùa cổ lớn và đẹp bậc nhất ở Huế, chùa Từ Hiếu hấp dẫn du khách ngay từ lần gặp đầu tiên bởi không gian rộng rãi, thoáng mát với khuôn viên rộng chừng 8 mẫu.
Hòa trong màu xanh mát rượi của cây lá xung quanh là tiếng nước chảy róc rách đêm ngày của con suối nằm ngay cạnh khuôn viên, là tiếng bơi lội tung tăng của đàn cá dưới mặt hồ bán nguyệt. Sau những giây phút thả hồn phiêu du trong chốn thiền lâm, con đường lát gạch sẽ đưa chân du khách bước vào chính điện.
Hồ bán nguyệt trong chùa Từ Hiếu
Chùa được xây theo kiểu chữ khẩu, chính điện ba căn, hai chái, phía trước thờ Phật, phía sau thờ Tổ. Khu nhà hậu có án thờ Tả quân đô thống Lê Văn Duyệt và nhiều vị thần khác. Xung quanh chùa, ngoài khá nhiều lăng mộ các vị phi tần còn có các ngôi mộ thái giám thời Nguyễn khiến du khách đến đây không khỏi ngạc nhiên.
Nằm cách chính điện của chùa khoảng 50 m, khu nghĩa trang đặc biệt này thu hút sự tò mò của không ít người bởi tập trung số lượng mộ thái giám nhiều nhất hiện nay. Nơi đây được xây dựng theo hình chữ nhật với diện tích gần 1.000 m2, tường rêu bao bọc. Hơn 20 ngôi mộ ở đây được chia thành 3 dãy, sắp xếp từ nhỏ đến lớn theo chức vụ của quan Thái giám xưa, ở giữa có tấm bia khắc ghi công lao đóng góp của họ với triều đình.
So với dáng vẻ đồ sộ, nguy nga của các lăng tẩm vua chúa triều Nguyễn được các du khách ghé thăm mỗi lần đến Huế, khu nghĩa trang thái giám này có phần quạnh hiu và vắng vẻ. Không gian càng trở nên u tịch, trầm buồn khi tất cả khoác lên mình màu áo rêu phong dưới bóng thông xanh im lìm, tĩnh lắng.
Khu nghĩa trang thái giám ở chùa Từ Huế
Trong những giây phút lắng lòng ở nghĩa trang, người ta như hiểu hơn về thân thế, phận đời của những vị thái giám từng phục vụ trong cung cấm. Đó là cuộc sống lặng lẽ trong bốn bức tường cung cấm, đến khi mất đi cũng chỉ cô đơn nơi bốn bức tường của khu nghĩa địa vắng bóng người qua lại.
Theo tục lệ, hàng năm cứ đến rằm tháng 11, chùa Từ Hiếu lại tổ chức ngày giỗ chung để tưởng nhớ những người đã mất, trong đó có thái giám triều Nguyễn. Nếu không có dịp tới vào đúng ngày rằm, bạn cũng đừng quên thắp nén nhang tại những ngôi mộ trong chùa để không gian quanh đây bớt phần hiu quạnh.
Thông tin thêm:
Từ trung tâm thành phố Huế có nhiều cách để đền chùa Từ Hiếu. Nếu chọn xe buýt, bạn có thể bắt tuyến số 5 chạy từ bến xe phía Nam đi chợ Tuần. Sau khi đến đường Điện Biên Phủ gần chùa Từ Hiếu, bạn xuống xe và có thể đi bộ vào. Ngoài ra, do nằm khá gần trung tâm thành phố nên bạn cũng có thể bắt taxi, thuê xích lô hoặc xe máy để đến đây.
Nguồn : vnexpress.net
Nghề tạo hình than đá ở Quảng Ninh
Than là chất đốt đồng thời cũng là nguyên liệu để tạo thành các tác phẩm nghệ thuật.
Ngôi làng 'có bốn mùa xuân' ở Đồng Tháp
Làng hoa Sa Đéc hay Tân Quy Đông những ngày này ngập trong sắc màu rực rỡ của hoa, khiến ai nấy ngang qua đều hồ hởi về một cái Tết đang đến rất gần.
Chuột đồng thơm lá mãng cầu xiêm
Nói đến thịt chuột mà nhà văn Vũ Bằng từng cho là món ăn chơi “lẫm liệt”, dân thích "lai rai" miền Tây hầu như người nào cũng thích. Thậm chí có người còn cho rằng giá trị dinh dưỡng của nó còn cao hơn cả thịt gia súc, gia cầm.
Các món ăn độc và lạ nên thử ở Huế
Không chỉ lạ ở tên gọi và thành phần, màu sắc và cách chế biến độc đáo cũng đã góp phần làm nên các món ngon đặc trưng xứ Huế.
Nơi lưu giữ kỷ lục bãi đá nhiều màu nhất Việt Nam
Ngoài đồi cát, Bàu Sen, Bình Thuận còn sở hữu bãi đá bảy màu được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam công nhận là "Bãi đá có hình dạng, màu sắc nhiều nhất Việt Nam".