- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Chuột đồng thơm lá mãng cầu xiêm
Nói đến thịt chuột mà nhà văn Vũ Bằng từng cho là món ăn chơi “lẫm liệt”, dân thích "lai rai" miền Tây hầu như người nào cũng thích. Thậm chí có người còn cho rằng giá trị dinh dưỡng của nó còn cao hơn cả thịt gia súc, gia cầm.
Chuột đồng xào lá mãng cầu xiêm
Trong cuốn Món lạ miền Nam, nhà văn Vũ Bằng đã ca ngợi thịt chuột hết lời: “Ôi chao, đến cái thịt chuột thì huyền diệu lắm…Thịt nó mềm mà lại ngọt, mà lại thơm một cách rùng rợn, mê ly thế nhỉ! ”. Với ông, thịt chuột có thể chế biến thành 12 món mà món nào cũng hấp dẫn, cũng lạ và hương vị đều khác nhau.
Hiện nay, nhiều nhà hàng, quán ăn đã biến tấu thịt chuột thành nhiều món ăn nổi tiếng. Ngoài những món “đệ nhất khoái khẩu” như chuột quay lu, chuột nướng muối ớt, chuột rô ti… còn có chuột xào đọt bần, xào rau răm, xào bầu, xào lá lốt, xào rau mò om… Và nay, trong danh mục đặc sản miền Tây lại có thêm món chuột xào lá mãng cầu xiêm nghe vừa lạ vừa thú vị.
Với món chuột xào lá mãng cầu xiêm, cách làm cũng đơn giản. Chuột đồng bắt về thui, làm sạch rồi chặt ra từng miếng nhỏ cho vừa miệng ăn. Sau đó đem ướp với hành, tỏi, đường, bột ngọt, nước mắm cho thấm đều độ 15 phút. Lá mãng cầu xiêm ở miệt vườn không thiếu nên người ta chỉ chọn những lá xanh non, không quá già rửa sạch, xắt nhỏ để riêng.
Chuẩn bị xong, bắt chảo lên bếp cho dầu ăn vào, đợi khi dầu thật sôi, khử tỏi, sả cho thơm thì cho thịt chuột đã ướp gia vị vào xào thật đều. Khi thịt chuyển sang màu vàng, chín, bốc mùi thơm phức mới cho lá mãng cầu vào xào tiếp, canh lá mãng cầu vừa chín là nhắc xuống.
Món này hấp dẫn nhất là mùi vị đặc trưng của lá mãng cầu hòa cùng vị ngọt, béo, mềm và thơm nức mũi của thịt chuột khiến ai ngửi qua cũng đều háo hức muốn cầm đũa ngay.
Lá mãng cầu xiêm
Lá mãng cầu tươi sống có mùi nồng, hôi hôi nhưng khi xào chín lại có mùi thơm rất hấp dẫn. Theo kinh nghiệm dân gian, lá mãng cầu có vị thuốc nên nhiều người thường hái lá non để ăn sống như một loại rau cải. Ngoài lá ra, bà con ở miệt vườn còn dùng trái mãng cầu non trộn gỏi với tôm thịt hoặc xắt mỏng phơi khô dùng thay trà uống rất thơm và dễ tiêu hóa.
Đặc biệt khi lá mãng cầu phối chế với thịt chuột sẽ trở thành một món ăn tuy dân dã, đậm chất hương đồng cỏ nội nhưng còn ngon hơn cả sơn hào hải vị. Chính vì vậy bà con nông dân thường dùng lá mãng cầu cuốn thịt chuột đem nướng trên bếp than hồng hoặc xào chung với thịt chuột, món nào cũng hảo hạng.
Nước chấm dành cho món ăn này cũng đòi hỏi kỳ công. Phải là thứ nước mắm ngon hảo hạng pha với ít đường, chanh, tỏi sao cho vừa đủ mặn, ngọt, chua cay… Nếu muốn lạ miệng hơn có thể dùng nước tương dầm ớt hiểm xanh. Càng ăn càng phát hiện thêm nhiều điều bất ngờ.
Món chuột xào lá mãng cầu xiêm có thể là món “lai rai” đãi khách quý, cũng có thể là món ăn chính dùng trong các bữa cơm gia đình. Mỗi người gắp một miếng thịt kèm thêm vài sợi lá mãng cầu cho vào miệng nhai từ từ, vừa kích thích vị giác vừa khám phá hương vị tuyệt vời của thịt chuột mà nhà văn Vũ Bằng từng cho là món ăn chơi “lẫm liệt”.
Săn bắt chuột ở miệt vườn
Theo kinh nghiệm của bà con nông dân, chuột đồng có hai loại, chuột cơm và chuột cống nhum. Chuột cơm nhỏ con, thịt mềm. Còn chuột cống nhum to con hơn, thường ở hang, thịt thơm ngon nhưng rất đắt tiền.
Thịt chuột ngon nhất vào thời điểm sa mưa hoặc sau vụ lúa đông xuân vì lúc này chuột ăn no đủ, mập mạp và nhiều mỡ. Ngon nhất là chuột đào hang, con nào cũng lông vàng mướt, mạnh khỏe và mập ú.
Nguồn : tuoitre.vn
Các món ăn độc và lạ nên thử ở Huế
Không chỉ lạ ở tên gọi và thành phần, màu sắc và cách chế biến độc đáo cũng đã góp phần làm nên các món ngon đặc trưng xứ Huế.
Nơi lưu giữ kỷ lục bãi đá nhiều màu nhất Việt Nam
Ngoài đồi cát, Bàu Sen, Bình Thuận còn sở hữu bãi đá bảy màu được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam công nhận là "Bãi đá có hình dạng, màu sắc nhiều nhất Việt Nam".
Mặn mòi gỏi cá ướt Đà Nẵng
Bên cạnh món gỏi cá khô danh bất hư truyền của Nam Ô, người dân Đà Nẵng còn rất thích thú với món gỏi cá ướt.
Mắm cá kho hủng hỉnh - món ngon nhà nghèo miền Tây
Ca dao Nam bộ có câu: "Rô, trê, sặt bướm, dầy dầy/Ròng ròng, hủng hỉnh lộn bầy lia thia",bởi thế nghe tới “lẩu mắm cá hủng hỉnh” nhiều người đã tò mò muốn tìm thưởng thức một lần cho biết.
Ngọt lịm bánh khoai ngào đường phố Hội
Chỉ là thứ bánh kết hợp hài hòa những sản vật “cây nhà, lá vườn” nhưng từ lúc nào không hay, bánh khoai ngào đường lại trở thành một sản phẩm văn hóa ẩm thực xứ Quảng. Đặc biệt khi những chiếc bánh quê dân dã theo đôi quang gánh các chị, các má miệt vườn