- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Các món ăn độc và lạ nên thử ở Huế
Nội dung
Không chỉ lạ ở tên gọi và thành phần, màu sắc và cách chế biến độc đáo cũng đã góp phần làm nên các món ngon đặc trưng xứ Huế.
Nếu có dịp đến Huế, bạn đừng bỏ qua các món ăn độc và lạ của mảnh đất này như bún nghệ, cơm âm phủ, chè bột lọc thịt quay.
Bún nghệ
Thường đến Huế du khách chỉ nghe đến bún bò, bún thịt nướng, bún hến... nhưng nếu là người ưa khám phá thì bạn không nên bỏ qua món bún nghệ được bán ở chợ Tây Lộc hoặc trên đường Trần Quang Khải.
Bún nghệ Huế
Như tên gọi, màu vàng bắt mắt của nghệ trong bát bún đặc trưng xứ Huế khiến nhiều du khách không khỏi ngạc nhiên. Tuy nhiên, điều ấn tượng nhất của bún nghệ lại nằm ở lòng lợn ăn kèm. Do đó, một bát bún nghệ ngon phải đảm bảo bún dẻo, nghệ thơm và lòng ngon.
Nghe qua tưởng chừng đơn giản nhưng nguyên liệu làm nên một bát bún nghệ lại khá đa dạng và phong phú. Ngoài bún, nghệ tươi và lòng lợn, còn có tiết lợn, nước mắm, rau răm, ớt quả... Bún sau khi được xào qua với nghệ, cho vào bát rồi bỏ thêm lòng xào gia vị, chút mắm, muối tiêu, rau răm là đã có ngay một bát bún nghệ thơm ngon và lạ mắt.
Nếu không quen khi ăn bạn có thể thấy lạ lẫm với vị hăng, ngái của nghệ tươi nhưng ngay sau đó sẽ cảm nhận được vị béo của lòng, vị mềm dai của những sợi bún nhuộm vàng.
Cơm âm phủ
Du khách đến Huế nghe tên món cơm kỳ lạ này có thể giật mình nhưng với người dân nơi đây, đó là món ăn quen thuộc, được bày bán khá nhiều ở các nhà hàng và quán cóc ven đường. Cơm âm phủ thực chất là món cơm bình dân nhưng được trình bày rất bắt mắt. Cơm trắng ở giữa, xung quanh đặt thức ăn gồm thịt ba rọi, chả lụa Huế, tôm, nem Huế nướng, trứng tráng, rau thơm, dưa leo…tạo thành 7 màu rực rỡ.
Cơm âm phủ
Thành phần của cơm âm phủ ngày nay có thể thay đổi theo yêu cầu của thực khách, nhưng phải đảm bảo có đủ màu sắc, tượng trưng cho 7 bước chân đầu tiên của Đức Phật. Nếu muốn thưởng thức đúng hương vị của món ăn độc đáo này, bạn có thể đến quán cơm mang tên "Âm phủ" trên đường Nguyễn Thái Học, gần sân vận động Huế.
Là nơi sáng tạo ra cơm âm phủ, quán đã tồn tại ngót gần một thế kỷ và được lưu truyền qua nhiều thế hệ đến ngày nay. Nhiều người kể lại rằng, do trước đây quán chỉ mở vào đêm khuya, bên trong thắp ngọn đèn dầu leo lắt, tạo nên khung cảnh kỳ bí nên quán cơm “Âm phủ” cũng có tên từ đó.
Chè bột lọc bọc thịt quay
Chè thì ngọt mà thịt quay lại mặn. Hai thứ tưởng chừng như chẳng thể dung hòa này lại có thể kết hợp thành một món ăn được lòng du khách khi đến Huế. Nhìn qua, chè bột lọc thịt lọc khá giống chè trôi nước, nhưng về hương vị thì không thể trộn lẫn bởi hội tụ đủ cả vị mặn, ngọt, bùi, béo, thơm, cay...
Chè bột lọc thịt quay
Nguyên liệu để làm món chè này khá đơn giản, gồm bột lọc, đường phèn, đường cát trắng, gừng non cắt sợi và không thể thiếu thịt lợn quay đủ da, mỡ, nạc. Thịt quay trước khi nhồi vào bột lọc thành từng viên nhỏ phải được rim qua đường và gừng sợi rồi cắt hạt lựu. Viên bột thịt lọc ngon và đẹp phải tròn và kín mép để tránh khi nấu nước bị đục và nhân nhạt mùi.
Tiếp đến là công đoạn nấu nước gừng đường, đun sôi rồi thả những viên bột lọc thịt quay cho đến khi hỗn hợp bột chuyển trong, nổi lên bề mặt, nêm nếm lại tùy theo khẩu vị. Chè bột lọc thịt quay là món ăn chơi nên một bát chỉ cần vài ba viên là đủ ngon và đẹp. Bạn có thể thưởng thức món ăn độc đáo này ở các gánh chè ngoài chợ hoặc tiệm chè ở Huế, nhưng ngon nhất là gần cửa Thượng Tứ
Nguồn : Sưu Tầm
Nơi lưu giữ kỷ lục bãi đá nhiều màu nhất Việt Nam
Ngoài đồi cát, Bàu Sen, Bình Thuận còn sở hữu bãi đá bảy màu được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam công nhận là "Bãi đá có hình dạng, màu sắc nhiều nhất Việt Nam".
Mặn mòi gỏi cá ướt Đà Nẵng
Bên cạnh món gỏi cá khô danh bất hư truyền của Nam Ô, người dân Đà Nẵng còn rất thích thú với món gỏi cá ướt.
Mắm cá kho hủng hỉnh - món ngon nhà nghèo miền Tây
Ca dao Nam bộ có câu: "Rô, trê, sặt bướm, dầy dầy/Ròng ròng, hủng hỉnh lộn bầy lia thia",bởi thế nghe tới “lẩu mắm cá hủng hỉnh” nhiều người đã tò mò muốn tìm thưởng thức một lần cho biết.
Ngọt lịm bánh khoai ngào đường phố Hội
Chỉ là thứ bánh kết hợp hài hòa những sản vật “cây nhà, lá vườn” nhưng từ lúc nào không hay, bánh khoai ngào đường lại trở thành một sản phẩm văn hóa ẩm thực xứ Quảng. Đặc biệt khi những chiếc bánh quê dân dã theo đôi quang gánh các chị, các má miệt vườn
Cá kèo nướng ống sậy vậy mà ngon!
Cá kèo còn gọi là cá bống kèo ở vùng phù sa ngập mặn. Trong tâm thức của người dân Nam bộ trước đây cho rằng đây là “cá nhà nghèo”, lý do đơn giản bởi nó rẻ tiền, dễ bắt, dễ kiếm và cũng dễ ăn.