- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Chuyện Porter khi leo Fansipan
‘Sao mấy chú, mấy anh ăn mặc phong phanh, gùi đồ nặng, chỉ mang ủng mà đi hay vậy?’
Đó là câu tôi hỏi A Sử lúc ở khoảng độ cao đâu giữa 2500m và 2800m. Bọn tôi mỗi đứa trên vai là tầm 6-8kg đồ, chủ yếu là nước uống, là áo ấm và máy ảnh, dưới chân là đủ loại từ giày bộ đội đến giày leo núi chống nước chuyên dụng. Trên người thì đủ các loại áo ấm, khăn choàng, găng tay và bó gối các thứ. Và chúng tôi ì ạch đi qua từng con dốc, với 2 tay run lập cập vì quá lạnh, lạnh đến mức chỉ vừa cởi đôi găng tay ra chưa được 30s, không còn hơi ấm cơ thể, đôi găng nhanh chóng lạnh như nước đá đến mức khi tròng tay vào thì buốt đến không thể cử động đầu ngón tay. Mỗi đợt gió kéo sương ngang rừng trúc quân tử, cả đám khum người nép vào bụi trúc để tránh những cơn gió lạnh thấu xương với nhiệt độ hiện tại trên độ cao chắc chắn là dưới 5 độ C.
A Sử, chú bé dẫn đoàn 18 tuổi, trên vai lúc này là 2 cái ba lô, không hề có áo khoác, độc 1 chiếc áo thổ cẩm của mẹ may, dưới chân là đôi ủng nhựa. 4 chú porter là chú Tình, chú Xèo, chú Máo và chú Chớ thì còn không có cả áo khoác, trên vai gùi đủ các thứ thức ăn cho 15 con người, với chăn ấm, nước uống và nhiều thứ khác nữa, họ băng băng đi trước, phóng nhảy qua các con dốc đến rợn người, hai tay vẫn giữ chặt chiếc gùi và núi hành lý cao quá đầu người. 4 porter luôn đi trước, nghỉ trước, và khi bọn tôi vừa thấy thì họ lại vượt lên đi trước để có thể khi bọn tôi vừa đến nơi nghỉ là đồ ăn nóng sốt đã có sẵn.
Nghe A Sử kể là mỗi porter đi tour 2 ngày khuân vác như vậy được trả từ 150.000 đến 200.000 VNĐ tùy theo đoàn. Họ đều làm nương ở Cát Cát, đều là chú bác trong gia đình của A Sử, và câu trả lời cho cái câu tôi hỏi ở trên đầu bài á, cái câu mà hỏi sao mặc áo phong phanh, mang ủng nhựa, gùi đồ nặng mà đi khỏe dữ đó, A Sử nói đại loại là: “Các anh chị ở thành phố, nên cũng có điều kiện mua áo ấm, mua giày, ở đây thì họ chỉ có thế là đi thôi, nên phải đi nhanh liên tục để cho ấm người”, không nhớ chính xác, đại loại vậy đó.
Kết tôi kể về câu trả lời của chú Xèo, người porter lớn tuổi nhất khi được hỏi sao chú chưa có vợ con. “Tại nghèo” cộng một nụ cười hiền queo đượm buồn. Hết chuyện.
Sớm nay xuân về
Chả là tôi đang viết luận về phong tục ăn uống ngày Tết của người Việt gốc Hoa, mà nói cho chính xác là người Úc, gốc Việt-Hoa, thế là tôi nhắn về Việt Nam, nhờ chị scan hộ mấy bài viết của nhà văn Lý Lan trong cuốn "Sài Gòn Chợ Lớn rong chơi" để tham khả
Ga Đà Lạt- chút còn lại của văn hóa Pháp
Nhà ga Đà Lạt xây từ những thập niên đầu của thế kỷ 20 là nhà ga cổ nhất còn lại ở Việt Nam. Năm 2001, ga Đà Lạt được Bộ Văn hóa Thông tin và Du lịch công nhận là di tích kiến trúc quốc gia. Công trình do hai kiến trúc sư người Pháp thiết kế với kinh phí
Tai nạn nhớ đời lần đầu đi phượt
Những chuyến phượt đầu tiên luôn để lại nhiều cảm xúc và ấn tượng khó quên, trong đó có cả những tai nạn nhớ đời.
Xin đừng gọi tôi là đi ''phượt''
Với tôi “đi là đi”, là những chuyến đi, những chuyến bụi ngẫu hứng (tâm trạng, đi để giải ngố) không lịch trình sẵn hay chả biết mình sẽ đi đâu và về đâu, chỉ đi bằng lòng đam mê và khám phá.
Truyền thuyết Valentine và ngày lễ tình yêu ở Hàn Quốc
Các đôi tình nhân ở Hàn Quốc thường kỷ niệm tình yêu theo các giai đoạn như 100 ngày, 200 ngày, 300 ngày, 1000 ngày... Nếu yêu nhau lâu hơn nữa thì sẽ kỉ niệm 1 năm, 2 năm, 3 năm... yêu nhau.