- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Du lịch bụi – vượt lên chính mình, bạn có dám thử?
“Hai mươi năm về sau bạn sẽ hối hận về những gì bạn không làm hơn là những gì bạn làm. Vậy nên hãy tháo dây, nhổ neo ra khỏi bến đỗ an toàn. Hãy để cánh buồm của bạn đón trọn lấy gió. Thám hiểm. Mơ mộng. Khám phá.” - Mark Twain
“Du lịch bụi” là gì?
“Du lịch bụi” là kiểu du lịch không có chương trình, kế hoạch cụ thể, với mục đích đi để biết, để trải nghiệm thật sự mọi thứ về những vùng đất mà mình đặt chân đến. Nó khác hẳn với kiểu du lịch theo tour rất phổ biến hiện nay. Chính vì vậy, “du lịch bụi” là mạo hiểm và thường đòi hỏi người đi phải thực sự đam mê và cần sự dũng cảm, đôi khi cả liều lĩnh nữa. “Du lịch bụi” ở đây mình muốn nói tới đi “du lịch bụi” bằng xe máy.
Gần đây, “du lịch bụi” trở thành trào lưu, phát triển mạnh mẽ và lan rộng, nhất là trong giới trẻ. Đối với những bạn trẻ đam mê trào lưu này, “xách balô lên và đi” là một phần không thể thiếu trong đời sống của họ. Cá tính, phóng khoáng, thích chinh phục và khám phá chính là những điểm chung của các bạn trẻ này.
Vì sao mình thích “du lịch bụi”?
Mình là một người đam mê “du lịch bụi” và dám thực hiện đam mê đó của mình, bạn đồng hành của mình chiếc xe máy cũ và mình thường “độc hành”. Mới đây mình vừa kết thúc chuyến hành trình Nha Trang – Đà Lạt – Đồng Nai – Sài Gòn – Vũng Tàu – Bình Phước – Đăk Nông – Đăk Lăk – Gia Lai cũng bằng xe máy, và một mình. Khỏi phải nói chuyến đi thú vị thế nào.
Thói quen của mình là không bao giờ vào mấy điểm du lịch nổi tiếng, vừa tốn tiền, vừa ồn ào và chán ngắt. Mình muốn thực sự hòa mình vào cuộc sống nơi mình đến, trò chuyện và cùng sống với người dân ở đây, như mình là một cư dân bản địa thực sự. Dùng những món đặc sản do chính tay người dân ở đây làm và mời mình, chứ không thưởng thức nơi hàng quán. Vì chỉ như vậy, mới cho mình có sự trải nghiệm chân thực và gần gũi nhất về miền đất mà mình đến, và so sánh xem nó khác với những gì trên ti-vi hoặc từ những người khác nói. Đó mới chính là cái chất của “du lịch bụi”.
Bạn thử tưởng tượng xem một ngày nào đó, bạn tới một ngôi làng của người đồng bào thiểu số, bạn được mọi người mời uống rượu cần với thịt rừng xông khói quanh bếp lửa, cùng nghe những câu chuyện thú vị về rừng núi, thần linh, săn bắn… Mà rượu cần ở đây chỉ được uống khi có việc quan trọng hay tiếp khách quý chứ không phải uống “đại trà”, và trước khi uống phải cúng và xin phép thần linh trước, chứ không phải bạ đâu uống đấy. Mình may mắn được trải nghiệm không gian đó và xin nói với các bạn, nó chân thực, thú vị và khác hẳn với những gì bạn biết trên ti-vi hay báo đài.
Có lần chạy xe từ Vũng Tàu lên Đà Lạt, lên tới nơi trời mưa dầm dề, mình tấp đại vào một quán ăn gần đường, vừa tới nơi liền có hai bạn phục vụ, một bạn dắt hộ xe, một bạn xách ô ra che cho mình và dẫn mình vào. Vào quán đã có sẵn bếp sưởi để khách hơ tay cho ấm. Sau đó, là một bữa ăn ngon chưa từng có, cũng có thể do mình đói và lạnh, cộng với phong cách phục vụ nhiệt tình và dễ thương của quán. Ấm lòng lữ khách, cả nghĩa đen lẫn bóng.
Rồi những lần chạy xe lên tới đỉnh đèo, dừng xe lại ngắm khung cảnh hùng vĩ của thiên nhiên, sau đó thả đèo tận hưởng gió mát, khí trời, rửa mặt từ nước của những con suối chảy xuống từ vách núi… Tất cả những trải nghiệm đó đã khiến “du lịch bụi” trở thành một phần cuộc sống của mình. Và mình tin, các bạn cũng yêu những cảm giác đó.
Trào lưu “du lịch bụi” thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ, chứa đựng nhiều yếu tố không đoán trước được, do đó để quyết định đi du lịch bụi, bạn phải chiến thắng nỗi lo sợ của bản thân trước, rồi mới cân nhắc và gạt sang một bên những ý kiến, sự lo lắng, thậm chí ngăn trở của những người xung quanh. Và khi bạn quyết định thực hiện chuyến đi của mình, bạn đã khởi đầu cho quá trình vượt lên chính mình rồi đó.
Trước mỗi chuyến đi, mình thường định hình xem mình sẽ tới đâu, tiến hành bắt liên lạc với bạn bè hoặc người thân (nếu có) ở đó, rồi tìm hiểu cung đường, chất lượng đường xá, sau đó xách ba-lô và lướt.
Bạn lo lắng về tiền? Du lịch bụi là kiểu du lịch giá rẻ, tiết kiệm, bản thân bạn có thể kiểm soát được chi phí nếu bạn chịu khó tìm hiểu trước về thông tin cho cuộc hành trình, cũng như bắt liên lạc với những “vệ tinh” ở mỗi địa điểm bạn tới – ý mình là những bạn bè, người thân của bạn ở đó. Những người này sẽ giúp đỡ các bạn rất nhiều về mọi thứ đấy. Chuyến hành trình gần đây nhất mình bắt đầu chỉ với 500.000đ trong túi.
Khi mình bắt đầu mỗi cuộc hành trình, mình cũng thường lo lắng về những tình huống xấu có thể gặp trên đường: trộm cướp, sợ bị lừa đảo, tai nạn, hư xe dọc đường, bị các chú áo vàng thổi, lạc đường… Nhưng sự đam mê, những hứa hẹn về sự trải nghiệm vùng đất mới lại giúp mình chiến thắng những lo lắng đó và thôi thúc bản thân lên đường.
Cô bạn Huyền Chip có câu nói rất hay: “Mình thừa nhận: “Xách ba lô lên và đi” là nguy hiểm. Nhưng đi không phải là thứ duy nhất nguy hiểm: ăn cũng nguy hiểm, uống trà đá cũng nguy hiểm, đi xe máy cũng nguy hiểm, có người ngồi trong nhà tường sập xuống chết, suy ra ngồi trong nhà cũng nguy hiểm. Nói chung cuộc sống là nguy hiểm…”. Như vậy, nếu trời muốn bạn chết thì bạn sẽ chết, dù bạn ở đâu hay làm gì. Với lại, người dũng cảm chỉ chết một lần, kẻ nhút nhát chết vạn lần trước khi chết. Vậy tại sao bạn lại để những cảm xúc tiêu cực đó ngăn trở đam mê của mình chứ?
Hãy nghĩ đến những người bạn gặp dọc đường, những người bạn mới quen, thiên nhiên bao la rộng lớn, cảm giác thú vị khi những luồng gió trong lành phả vào mặt, trải nghiệm sự khác biệt của những vùng đất, tiếp xúc với những con người bản địa, cảm giác thành kẻ chinh phục khi bạn hoàn thành chuyến hành trình… Những điều này sẽ thôi thúc bạn lên đường một cách mạnh mẽ nhất.
Để hạn chế sự rủi ro có thể gặp trong chuyến hành trình, bạn nên tìm hiểu kinh nghiệm của những người từng phượt; tìm hiểu thông tin, chất lượng đường xá trong lộ trình dự tính của bạn; chuẩn bị mọi thứ kĩ càng trước khi đi: chi phí, bảo dưỡng xe, báo trước cho bạn bè, người thân (nếu có) ở nơi bạn sắp tới, điện thoại phải đầy pin và hoạt động ổn định…
Và bây giờ, hãy chọn một hành trình cho riêng bạn, dù ngắn, thực hiện và trải nghiệm hành trình đó. Mình tin là bạn sẽ tiếc vì mình không bắt đầu đam mê này sớm hơn đấy. “Du lịch bụi” – vượt lên chính mình, sao không dám thử chứ!
Đi và trải nghiệm
Tôi là một sinh viên ngành Quản trị lữ hành của một trường đầy uy tín, tôi luôn thấy cuộc đời mình quá nhiều may mắn và nó gắn liền với ”đi và trải nghiệm”.
Du xuân Tây Bắc: Mộc Châu, những cung đường đầy sương
Tây Bắc đã quyến rũ tôi qua từng tấm hình trên mạng. Hôm nay, được đi giữa núi đồi Tây Bắc, lòng rộn ràng một nỗi háo hức. Chiếc xe lăn bánh trên những cung đường luồn trong những đồi núi nhấp nhô. Trời vẫn lạnh, vẫn rét nhưng vẫn không làm nao lòng kẻ lã
Hành trình chinh phục Mũi Đôi
Nằm trên bán đảo Hòn Gốm của vịnh Vân Phong, thuộc địa phận xã Vạn Thạnh (huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa), Mũi Đôi được mệnh danh là điểm cực Đông trên đất liền, nơi đầu tiên đón ánh mặt trời ở Việt Nam. Và hành trình chinh phục Mũi Đôi của chúng tôi có đ
Homestay ở Nhật
Dù đã có nhiều người đi du lịch đến Nhật, nhưng ít ai có cơ hội được ở homestay (sống trong nhà dân).
Hành trình kỷ niệm tới Buôn Ma Thuột
Và thế là tôi lại nung nấu những kế hoạch cho riêng mình, cho trái tim vốn dĩ thuộc về đất trời như thế này. Nhưng trước hết tôi sẽ tự thuật lại cuộc hành trình đặc biệt khi tới Đà Lạt - Buôn Ma Thuột.