- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Homestay ở Nhật
Dù đã có nhiều người đi du lịch đến Nhật, nhưng ít ai có cơ hội được ở homestay (sống trong nhà dân).
Với chương trình Jenesys 2.0 do Chính phủ Nhật Bản thiết lập và thực hiện, chúng tôi mới được hưởng cơ hội này.
Cùng quây quần bên bàn ăn - Ảnh: P.T.Thảo |
Đối với tôi, homestay là hoạt động đáng mong chờ nhất trong chuyến đi lần này, bởi những lần đi Nhật trước đây hay sau này khi có cơ hội quay trở lại Nhật, tôi chỉ có thể ở khách sạn chứ khó được chung sống với người dân.
Người mẹ Nhật tử tế
Để chuẩn bị, chúng tôi được báo trước một số thông tin về gia đình mà mình sẽ đến trọ: gia đình có mấy người, độ tuổi, nghề nghiệp của từng thành viên, sở thích và khả năng ngoại ngữ của họ.
Chúng tôi được phân thành từng nhóm nhỏ 2-3 người đến ở trong từng gia đình khác nhau. Tôi và hai em học sinh của nhạc viện Hà Nội được phân vào gia đình của bà chủ tịch một tổ chức phi chính phủ có tên là Nafu, chồng bà là cố vấn của một công ty lớn.
Hoạt động homestay bắt đầu bằng buổi gặp mặt chung giữa các gia đình và nhóm 25 thành viên chúng tôi. Ở đó người đại diện của Tổ chức Jice giới thiệu về mục đích chương trình, một số điều dặn dò cần thiết, và sau đó là màn nhận mặt giữa bố mẹ và những đứa con nuôi.
Mẹ, theo như dự đoán của tôi, là một phụ nữ đẹp nền nã, dáng điệu thanh lịch, sang trọng, trẻ hơn tuổi 61 của bà. Buổi gặp mặt kết thúc khi các gia đình dắt díu nhau ra khỏi phòng họp, các con cái theo bố mẹ lên ôtô tỏa đi từng nhà.
Căn nhà của bố mẹ tôi nằm ở một khu dân cư yên tĩnh, cách nhà ga tàu điện ngầm khoảng 15 phút đi bộ. Nhà có diện tích chừng 70m², có ba tầng. Tầng trệt là phòng khách và một phòng ngủ, tầng hai là bếp và bàn ăn, tầng ba là phòng ngủ, không gian riêng của chủ nhà mà chúng tôi không hề đặt chân đến.
Vừa vào nhà, việc đầu tiên là mẹ dẫn tôi đến bàn thờ thắp nhang. Đó là một gian thờ rất nhỏ mà mẹ nói là thờ Phật. Tôi cùng mẹ thắp nhang, cùng lầm rầm khấn vái, xin được cư trú yên ổn ở đây trong mấy đêm.
Rồi tôi cùng mẹ vào bếp sửa soạn bữa ăn tối trong khi hai cậu học trò ngồi nghỉ trong phòng khách. Mẹ vội bắt tay vào nấu ăn, còn tôi sửa soạn món rau và giúp mẹ dọn bàn. Mẹ nói phải nhanh tay lên để còn đi sang nhà người bạn thưởng thức trà đạo. Món ăn vừa xong cũng là lúc bố đi làm về. Đó là một người cao lớn, vẻ mặt hiền lành, tốt bụng.
Vào bàn, chúng tôi làm theo phong cách Nhật, chắp tay cúi đầu lầm rầm cảm ơn về bữa ăn này, sau đó mời nhau rồi mới bắt đầu ăn. Tối hôm ấy, chúng tôi có món pizza kiểu Nhật, món mì xào với rau và hải sản, và món không thể thiếu trong các bữa ăn kiểu Nhật là một bát xúp đậu.
Những ngày khó quên
Sau buổi trà đạo, chúng tôi trở về nhà chuẩn bị đi ngủ, mẹ và tôi thì phải đánh vật với đống chén bát và dọn dẹp sơ qua căn bếp. Chúng tôi ngủ trên sàn nhà. Lúc trải giường cho chúng tôi, mẹ xác định phương hướng không được nằm quay đầu về hướng bắc vì đó là hướng của người chết, cuối cùng mẹ cho chúng tôi ngủ quay đầu về hướng đông. Trước khi vào giường, mẹ còn chu đáo đem sẵn cho chúng tôi mấy cốc nước phòng khi khát nước vào ban đêm.
Những ngày ở lại đây, nhóm chúng tôi được mẹ đưa đi chơi ở Osaka. Cách Nara khoảng nửa giờ đi tàu, Osaka là trung tâm của vùng Kansai, một nơi rất sầm uất. Mẹ đưa chúng tôi đi shopping ở khu trung tâm, người người đi lại đông như kiến đến nỗi đi bộ mà vẫn bị tắc đường. Ai muốn mua gì đều được mẹ tận tình đưa đến những cửa hàng thích hợp, mẹ chọn những cửa hàng miễn thuế để chúng tôi mua được giá rẻ.
Sau mấy giờ lặn lội, mọi người mệt lử, chúng tôi được mẹ đãi ăn nhà hàng, mặc dù đồ ăn tối đã được bố nấu sẵn ở nhà. Mẹ nói đã muộn giờ rồi, phải ăn ngay kẻo mấy cậu học trò đói bụng.
Mỗi buổi sáng, khi chúng tôi thức dậy đã có sẵn đồ ăn sáng mẹ vừa nấu xong. Chẳng biết có phải vì mấy cậu thanh niên háu đói không mà mẹ nấu buổi sáng thật nhiều, ăn không hết thì mẹ để dành đến trưa. Tôi giành phần rửa bát làm mẹ tấm tắc khen giỏi.
Xong việc, chúng tôi có những giờ phút thư giãn thú vị bên nhau trong phòng khách ấm áp của bố mẹ khi cậu học trò đánh piano, mẹ thì thổi tiêu, cùng ngây ngất trong hương vị chén trà ấm áp phảng phất vị ngọt nơi cổ họng.
Tám ngày homestay trôi qua thật nhanh, để lại những ấn tượng không bao giờ phai trong ký ức chúng tôi. Các cô cậu học sinh Việt Nam gặp lại nhau hớn hở khoe: tớ được học kiếm đạo nhé, tớ thì được học gấp giấy, thực hành trà đạo, mình được mặc kimono nè, còn mình được đưa đi picnic, bọn mình thì được học viết thư pháp đấy...
Ngày chia tay đẫm nước mắt, các cô cậu học trò Việt Nam khóc như mưa khiến các ông bố bà mẹ cũng đỏ hoe đôi mắt. Những bài hát chia tay, những bức ảnh lưu niệm, những dòng nước mắt và cái ôm choàng thắm thiết níu giữ mãi tình cảm với nhau dù phải rời xa.
Chương trình Jenesys 2.0 do Thủ tướng Nhật Shinzo Abe phát động trong chuyến công du Indonesia vào tháng 1-2013 nhằm mục đích tái thiết kinh tế Nhật Bản, thúc đẩy sự quan tâm của thanh thiếu niên - thế hệ gánh vác tương lai của thế giới - đối với Nhật Bản, quảng bá sức mạnh về văn hóa, kinh tế, thương hiệu của Nhật Bản ra với thế giới. Chương trình sẽ tiếp nhận 35.000 thanh thiếu niên từ 41 quốc gia của khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Bắc Mỹ. Kinh phí của chương trình từ ngân sách của Chính phủ Nhật và do Trung tâm Hợp tác quốc tế Nhật Bản (Japan International Cooperation Center - viết tắt là Jice) thực hiện. Được biết Việt Nam sẽ có 350 người tham gia chương trình này, và trong đợt tháng 10 năm nay, đoàn Việt Nam chúng tôi có 50 thành viên từ các trường nghệ thuật của Hà Nội, Huế, TP.HCM cùng đồng hành trong chuyến Đông du tám ngày đến với đất nước mặt trời mọc. Cùng với 50 thành viên của đoàn Việt Nam lần này còn có các bạn Campuchia, Lào, Myanmar, Đông Timor, Indonesia. Tất cả chúng tôi hội ngộ ở Tokyo rồi chia ra các nhóm tỏa đi các địa phương. Đoàn Việt Nam được chia thành hai nhóm đi hai tỉnh Nara và Okayama. |
Theo Tuoitre
Hành trình kỷ niệm tới Buôn Ma Thuột
Và thế là tôi lại nung nấu những kế hoạch cho riêng mình, cho trái tim vốn dĩ thuộc về đất trời như thế này. Nhưng trước hết tôi sẽ tự thuật lại cuộc hành trình đặc biệt khi tới Đà Lạt - Buôn Ma Thuột.
Tôi đã du ngoạn 3 nước trong 6 ngày như thế nào?
Một chuyến du ngoạn vượt biển, qua 3 vùng biển trứ danh của Đông Nam Á là Phuket (Thái Lan), Langkawi và Penang (cùng của Malaysia), trước khi quay trở lại đảo quốc Sư tử Singapore xinh đẹp. Tại sao lại không chứ?
1 năm vừa làm vừa du lịch 20 quốc gia
Ngao du qua 45 thành phố, 20 quốc gia, 3 công viên Disney, 1 hòn đảo là những con số ấn tượng mà chàng thanh niên Mỹ - Jay Meistrich đã trải nghiệm trong 1 năm qua. Thậm chí, để có thời gian đi du lịch vòng quanh thế giới, Jay đã bỏ công việc tại Microsof
Hành trình phượt Mộc Châu 2 ngày, 1 đêm
Sau khoảng 200km phượt Mộc Châu bằng xe máy qua nhiều cung đường và thời tiết khác nhau, cao nguyên hiện lên thật bao la và mát rười rượi. Đoạn đường từ quốc lộ đi qua bản Pa Phách đến ngã ba, một ngã rẽ ra nông trường, ngã còn lại dẫn tới thị trấn được p
Kí ức tăm tối
"Đến cả người đi bụi với nhau mà cũng phải đối phó lẫn nhau thì làm sao có thể đối phó hết những hiểm nguy ở bên ngoài?"