- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Bánh dày làng Gàu – Điểm nhấn văn hóa ẩm thực Hưng Yên
Hàng năm, cứ đến ngày giỗ Tổ Hùng Vương thì người ta lại nô nức làm bánh chưng, bánh dày để tưởng nhớ ơn dựng nước của vua Hùng. Tại Hưng Yên, món bánh dày làng Gàu với các biến tấu đã trở thành món ăn đặc sản không thể thiếu trong các dịp lễ, Tết.
Bánh dày làng Gàu – Điểm nhấn văn hóa ẩm thực Hưng Yên
Bánh dày là món bánh truyền thống có mặt ở nhiều vùng miền khác nhau. Khu vực miền Bắc nổi danh với bánh dày Quán Gánh (Hà Nội), bánh dày làng Gàu (Hưng Yên)… Bánh ở mỗi nơi lại cho một hương vị bánh khác nhau, nhưng nhìn chung đều mang âm hưởng của tiên tổ.
Nghề làm bánh dày truyền thống của làng Gàu không rõ có từ bao giờ, chỉ biết rằng đã từ xa xưa cứ đến dịp giỗ Tổ hoặc Tết Nguyên đán, người làng lại tưng bừng giã gạo, nặn bánh dày.
Nguyên liệu chính của bánh dày làng Gàu là gạo nếp cái hoa vàng. Người làng Gàu tỉ mẩn trong việc chọn gạo làm bánh, gạo có ngon bánh dày mới đạt chuẩn. Gạo hạt phải mẩy, chắc, những hạt sâu lép bị loại bỏ.
Gạo ngâm với nước qua đêm cho mềm, sau đó giã thành bột rồi khéo léo nặn thành những chiếc bánh tròn trịa. Người giã phải canh sao cho lực giã vừa phải, không được quá mạnh hay quá yếu. Vì thế nam nữ thường giã cùng nhau, bánh mới vừa mềm dẻo vừa đủ độ rắn.
Nhân bánh được làm từ đỗ xanh, đỗ hạt phải mẩy, màu xanh đều. Sau đó được ngâm nước ấm qua đêm. Sáng hôm sau, đãi sạch vỏ đỗ, hấp chín nhừ, sau đó giã cho nhuyễn sánh, không còn lợn cợn. Đỗ nhuyễn được vo tròn cùng dừa sợi thành từng nắm nhỏ.
Nếu làm bánh nhân mặn thì xào thịt nạc băm với đỗ xanh rồi mới làm nhân. Nếu làm bánh ngọt chỉ cần cho thêm đường là được, một cân đỗ trộn với nửa cân đường là vừa vặn, để bánh không bị ngọt gắt mất hương vị thơm ngon sẵn có.
Khi bột và nhân đã sẵn sàng, người làm bánh tiếp tục tra nhân vào giữa miếng bột được cán đều rồi nặn thành những chiếc bánh đẹp mắt. Sau khi đồ chín, bánh có màu trắng, tròn, dẻo và thơm ngạt ngào. Người làng Gàu khéo léo đến mức làm bánh đều chằn chặn như nhau, cả trăm cái xếp chồng giống nhau như đúc.
Bánh dày không thể thiếu trên mâm cỗ của người Hưng Yên, như một minh chứng cho tình yêu với món bánh dân dã. Bánh dày làng Gàu được thực khách yêu thích và đặt mua với số lượng lớn phục vụ cho các cửa hàng ăn uống, hội nghị, tiệc cưới…
Màu xanh của tàu lá chuối lót bên dưới, bên trên có những chiếc bánh tròn trịa trông rất hấp dẫn. Món bánh dẻo dai trắng ngà hòa quyện cùng đỗ xanh mềm mịn bùi béo… mang cái Tết đến gần hơn với người dân làng Gàu và quyến rũ khách phương xa mau đến làng thưởng thức món bánh thơm ngon.
Theo iVIVU.com
Xem thêm bài viết:
Phố Hiến Hưng Yên – Di sản vang bóng một thời
Làng Nôm Hưng Yên – Ngôi làng cổ xưa đậm chất Bắc Bộ
Tương bần Yên Nhân – Thứ nước chấm giản dị mà thơm ngon ở Hưng Yên
Củ niễng – Đặc sản dân dã mùa đông miền Bắc
Củ niễng thu hái từ cây niễng, loài cây sinh sống ở vùng bùn lầy ngập nước, ven ao hồ… ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Mỗi mùa đông về, củ niễng được săn lùng để chế biến thành nhiều món ăn ngon miệng.
Thương nhớ một thời các loại rau miền Tây dân dã
Các loại rau miền Tây luôn được ưu ái như một món quà trời ban cho người dân nơi đây. Những loại rau dân dã, mộc mạc nhưng lại gây thương nhớ thực khách một thời.
Gỏi nhộng ong – “Đệ nhất ẩm thực” Cà Mau
Nhìn vẻ ngoài của gỏi nhộng ong, chắc có lẽ nhiều người sẽ e ngại. Nhưng một khi đã thưởng thức, cảm nhận vị béo ngậy và thơm ngon sẽ khó mà quên được. Bởi thế, không hổ danh khi cho rằng nhộng ong là “đệ nhất sản vật” của xứ U Minh.
Top 7 món ngon gây ấn tượng của ẩm thực Vĩnh Phúc
Vùng đồng bằng Bắc Bộ có nền ẩm thực vô cùng phong phú, trong đó tỉnh Vĩnh Phúc cũng đóng góp không nhỏ với nhiều món ăn đặc sản nổi tiếng. Hãy điểm qua 8 món món ngon phải thử khi du lịch Vĩnh Phúc.
Quán phở gà trên xe khách độc lạ tại Hà Nội
Thay vì bán phở trong những căn bếp hay hàng quán rộng rãi, chị Hiền đã mua một chiếc xe khách cũ 24 chỗ về cải tạo thành một quán phở gà đặc biệt ở Hà Nội.