- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Về Phong Điền ăn bánh hỏi Út Dzách
Trong ngày Hội bánh dân gian Nam bộ lần 3-2014 tại TP Cần Thơ, nhiều người đã tò mò nếm thử món ăn dân dã có cái tên là lạ "bánh hỏi mặt võng Út Dzách" để rồi tìm đến tận Phong Điền để khám phá thêm một nghề truyền thống.
Bánh hỏi mặt võng
Nằm cách TP Cần Thơ chừng 15km, vào Phong Điền đi qua phà Vàm Xáng rồi tới bến đò Mương Ngang, quẹo phải chừng 30m là bạn đã đến lò bánh hỏi mặt võng Út Dzách.
Ông Trần Thiện Cảnh (47 tuổi, con thứ tư của gia đình, trước là giáo viên, sau xin nghỉ việc), cho biết bánh hỏi mặt võng của gia đình ông là nghề truyền thống lâu đời, đã có cách nay hơn 50 năm.
Bánh hỏi mặt võng khác hẳn với bánh hỏi khác do có vị ngọt, mặn từ bí quyết quậy bột, nêm gia vị và độ trong, dai, không dùng chất phụ gia. Bột gạo làm bánh cũng từ loại gạo Sa Đéc loại đặc biệt. Bánh có hoa văn mặt võng, tinh tế do sự khéo tay của người làm. Xem hình mặt võng có thể đánh giá tay nghề của các nghệ nhân đạt đẳng cấp cao thấp khác nhau.
Bà Châu Kim Thuận (còn gọi là bà Tư, mẹ ông Cảnh) kể khi xưa người phụ nữ trước khi về nhà chồng phải biết thêu thùa, may vá, làm bánh trái... Làm bánh lúc bấy giờ với mục đích phục vụ trong gia đình và giúp đỡ hàng xóm khi có giỗ quảy, tiệc tùng là chính chứ không để bán.
Hòa bình lập lại, khi cưới con dâu đầu tiên, theo đề nghị của dâu, hai mẹ con mới có ý định làm bánh hỏi gia công để kiếm chút đỉnh tiền lời.
Đĩa bánh hỏi thịt quay đã chuẩn bị xong
Để hoàn thành miếng bánh hỏi mặt võng phải qua nhiều công đoạn công phu. Bột gạo quậy với nước cho vào nồi đặt lên bếp lửa liu riu, dùng vá khuấy bột cho đặc lại để lấy trùng rồi đem ra cối xả nhiều lần cho mịn, xong để nguội. Kế đến, cắt lá chuối khoảng hai tấc vuông rửa sạch, để ráo.
Cho bột vào khuôn hình trụ, phía trên có một cây chày được kết dính với một thanh tre dài để ép bánh. Người bánh bắt để trên tay tấm lá chuối đã rọc sẵn kích cỡ, hứng dưới đáy khuôn khi bột ép xuống thì dùng tay di chuyển tấm lá chuối cho bột bánh đan kết thành hình mặt võng một cách đều đặn, đẹp mắt rồi đem vào xửng hấp độ khoảng 5 phút là bánh chín.
Giở xửng lấy bánh để nguội, gỡ lá chuối ra và xếp cứ 4 miếng bánh 1 xấp. Khi ăn, chỉ cần xếp bánh lên đĩa, tùy theo yêu cầu trang trí chất vòng, cắt làm 3 cuốn lại với rau thơm, cho thịt nướng kim tiền hay heo quay vào, cùng mỡ hành phi rưới lên bánh hỏi... Lúc này chỉ cần thêm chén nước mắm ớt chua ngọt hoặc chén mắm nêm tùy thích.
Bà Thuận đang tất bật chuẩn bị bánh hỏi heo quay cho khách
Mấy năm gần đây, được sự động viên của chính quyền địa phương, gia đình ông Cảnh bỏ vốn đầu tư điểm du lịch sinh thái, làng nghề. Tuy mới khai trương đầu tháng 12-2013, nhưng dịp Tết Giáp Ngọ đã đón khoảng 300 khách, các ngày nghỉ lễ, cuối tuần có 100 khách tham quan.
Ngoài 2 món chủ lực là bánh hỏi mặt võng thịt kim tiền, bánh hỏi mặt võng thịt heo quay, cháo tương yêu, nơi đây còn có các món ăn dân dã: ốc, lươn um, lẩu mắm đồng quê... và các loại bánh truyền thống khác như bánh lá mít, bánh đùm, bánh xếp, bánh bò, bánh da lợn, bánh ít, bánh tét, bánh tằm se tay…
Đến đây, được thong dong dưới tán cây râm mát, thưởng thức món ăn truyền thống và cây trái vườn nhà, du khách nào cũng thích thú và hẹn ngày trở lại.
Nguồn : tuoitre.vn
Cà ri ốc bươu - món ngon đồng bằng
Ốc bươu là thứ dân dã, chế biến món nào cũng ngon và gợi nhớ nhiều kỷ niệm. Nhưng có một món hấp dẫn đối với tôi hơn cả và cũng mang đậm chất người miền Tây Nam bộ là món cà ri ốc bươu.
Về Hải Phòng ăn lẩu cua đồng
Thỉnh thoảng đám bạn tôi lại rủ về Hải Phòng ăn... lẩu cua đồng. Gần Hà Nội và giao thông thuận lợi, một chuyến đi cuối tuần với mục tiêu “oánh chén” thì thành phố hoa phượng đỏ quả rất xứng đáng cho mấy kẻ... ham ăn.
Văn miếu Xích Đằng, niềm tự hào của người Hưng Yên
Được xây dựng từ đầu thế kỷ 17, Văn miếu Xích Đằng là nơi tôn vinh nền học vấn của người dân Phố Hiến và vẫn giữ nguyên nét cổ kính sau gần 400 năm.
Bánh sâm, bánh dứa - bánh lạ xứ Huế
Huế vốn nổi tiếng với nhiều loại bánh như bột lọc, bánh nậm, bánh bèo… Nhưng du khách đến Huế, thậm chí chính người Huế gốc cũng ít biết đến hai loại bánh sâm và bánh dứa.
Nhớ cơm gạo đỏ núi rừng Phú Yên
Mỗi lần chợt nhớ về quê, hương thơm của nồi cơm gạo đỏ gặt trên các triền rẫy năm nào cứ thoang thoảng như hình bóng quê hương trong ký ức tuổi thơ ươi đẹp một thời.