- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Về Hải Phòng ăn lẩu cua đồng
Thỉnh thoảng đám bạn tôi lại rủ về Hải Phòng ăn... lẩu cua đồng. Gần Hà Nội và giao thông thuận lợi, một chuyến đi cuối tuần với mục tiêu “oánh chén” thì thành phố hoa phượng đỏ quả rất xứng đáng cho mấy kẻ... ham ăn.
Lẩu cua đồng - Ảnh: Thủy OCG
Chuyến nào cũng vậy, khi Hải Phòng là điểm dừng chân hay trung chuyển (như đi Cát Bà hay Bạch Long Vỹ về chẳng hạn), bữa tiệc cuối cùng khi chia tay đồng bọn cũng luôn là món “lẩu cua đồng” nức tiếng phố Văn Cao. Có lần tôi với bạn đi từ Hà Nội xuống, tham gia chuyến xuyên rừng Việt Hải (Cát Bà) với hội Hải Phòng nhưng vì có việc phải về trước, lúc ghé đất Hải Phòng cũng ráng thu xếp ăn một bữa lẩu cho đã thèm rồi mới lên xe về Hà Nội.
Kể vậy để thấy, lẩu cua đồng Hải Phòng quả thực đã “bỏ bùa” chúng tôi.
Quán khá rộng, nằm ngay mặt đường, bàn ghế nhựa đơn giản, dân dã. Thường dọn hàng từ 4g chiều cho tới khuya. Quan trọng nhất là đông khách. Đông khách chắc chắn vì hai lý do, thứ nhất, lẩu ngon và thứ hai, giá cả hợp lý. Đã được nhiều thổ địa Hải Phòng chứng thực về chất lượng, cũng như không lần nào tới Hải Phòng mà lại có thể bỏ qua món này, “lẩu cua đồng Văn Cao” ngày nay trở thành cái cớ để chúng tôi rủ nhau tụ tập và ôn chuyện “ngày xưa”.
Cũng như món bánh đá cua đã được gắn mác Hải Phòng, lẩu cua đồng ở đây cũng tạo cho mình một phong cách riêng, đậm đà và dân dã. Nước lẩu mới nhìn đã... rớt nước miếng. Riêu cua đóng bánh nổi vàng ruộm béo ngậy, lẫn trong màu đỏ của cà chua, màu xanh của hành lá, được đánh chua bằng giấm bỗng thanh thanh, sôi lục bục trên bếp lẩu và tỏa mùi thơm phưng phức, nức cả mũi. Một người bạn đất Hải Phòng tắc lưỡi bảo, cô biết vì sao nước lẩu ở đây lại thơm ngọt đậm đà không, là bởi nước được ninh từ xương ống, nõn tôm khô, thịt cua nhiều, nhiều người thích còn đập thêm vài quả trứng vịt lộn vào nước nữa kìa, không ngon sao được. Nói rồi suýt xoa dọn bát, dọn đũa vừa giục nhân viên mang thêm đồ ăn kèm. Nhân viên ở quán khá nhanh nhẹn, loáng chốc đã mang ra đầy một bàn thức ăn kèm gồm thịt bò, chả cá, lòng non, đậu phụ, giò sống, tôm, ngao, mực... mỗi thứ một đĩa nhỏ xinh xinh.
Thả chút một vào nồi lẩu sôi sùng sục, đợi một chút rồi vớt ra chấm muối tiêu chanh ớt hoặc tương ớt cay xè, cái gì hợp ý muốn ăn thêm thì gọi nhà hàng mang ra thêm. Tôi đặc biệt mê món chả cá, vừa giòn, vừa dai, vừa miệng lạ lùng. Nhiều bạn tôi cũng mê món này, thường phải gọi thêm mấy đĩa thả vào nồi lẩu ăn cho no căng bụng mới thôi.
Chả cá ăn kèm với lẩu cua đồng - Ảnh: Thủy OCG
Lẩu riêu cua đồng thường được phục vụ ăn kèm với hoa chuối thái sợi mỏng, ngoài ra có thêm đĩa rau sống gồm xà lách, mùi tàu, húng các loại, rau ngổ... mỗi thứ một tý ăn cho thơm miệng. Rau mồng tơi cũng là loại thường được dùng nhúng trong món này.
Điều đặc biệt nữa ở đây là nếu như ăn lẩu ở nhiều nơi, bạn thường được phục vụ mì tôm, bún, bánh đa trắng thì đến với lẩu cua đồng Hải Phòng, nhất định phải ăn kèm với bánh đa đỏ. Vậy là cùng lúc, thực khách được thưởng thức luôn một biến thể của món bánh đa cua Hải Phòng nổi tiếng trong nồi lẩu cua đồng với bạn bè rồi.
Bánh đa đỏ ăn kèm lẩu - Ảnh: Thủy OCG
Tôi nhớ mãi một lần đi tàu từ Bạch Long Vỹ về bến Bính Hải Phòng quãng 3g chiều. Vừa lên bờ cả nhóm đã nháo nhác chia tay bạn bè cùng chuyến và bắt xe về Văn Cao để ăn lẩu cua đồng bù lại sức lực đã rơi rụng trên chuyến tàu từ xa khơi trở về với đất mẹ.
Vẫn còn sớm, chưa tới 4g chiều nên quán còn đóng cửa, đành đứng ngồi trên vỉa hè chờ đến giờ được ăn.
Đang đợi thì thấy xịch, hai chiếc taxi trờ tới và chúng tôi phá ra cười khi xuống xe chính là một nhóm bạn cũng vừa chung tàu với mình từ Bạch Long Vỹ về Hải Phòng. Hóa ra các bạn cũng có chung dự định thưởng thức món lẩu cua đồng nổi tiếng béo ngậy, thơm ngon của đất cảng.
Chúng tôi là những nhóm thực khách đầu tiên của buổi chiều hôm ấy. Chỉ ngồi một lúc, đã thấy bàn nào bàn nấy đầy ắp người.
Bất kể hôm đó trời nóng, các nhóm, hội vẫn tụ tập quanh nồi lẩu cua đồng, vừa xì xoạp ăn uống vừa kể cho nhau nghe những câu chuyện trên trời dưới biển, chia sẻ những khoảnh khắc đáng nhớ của một chuyến đi vừa thực hiện nào đó.
Không phải vô cớ mà chúng tôi vẫn hay gọi món lẩu cua đồng Văn Cao là “điểm hẹn Hải Phòng”. Bạn đã bao giờ thưởng thức món ngon này trong danh sách ẩm thực đất Cảng chưa?
Nguồn: tuoitre.vn
Văn miếu Xích Đằng, niềm tự hào của người Hưng Yên
Được xây dựng từ đầu thế kỷ 17, Văn miếu Xích Đằng là nơi tôn vinh nền học vấn của người dân Phố Hiến và vẫn giữ nguyên nét cổ kính sau gần 400 năm.
Bánh sâm, bánh dứa - bánh lạ xứ Huế
Huế vốn nổi tiếng với nhiều loại bánh như bột lọc, bánh nậm, bánh bèo… Nhưng du khách đến Huế, thậm chí chính người Huế gốc cũng ít biết đến hai loại bánh sâm và bánh dứa.
Nhớ cơm gạo đỏ núi rừng Phú Yên
Mỗi lần chợt nhớ về quê, hương thơm của nồi cơm gạo đỏ gặt trên các triền rẫy năm nào cứ thoang thoảng như hình bóng quê hương trong ký ức tuổi thơ ươi đẹp một thời.
Thơm ngon gà ác tiềm nước dừa tươi
Bàn về ẩm thực phương Nam, chỉ món gà thôi cũng làm nhiều người choáng ngợp về sự đa dạng của món ăn và nghệ thuật sáng tạo tuyệt vời của các đầu bếp. Gà ác tiềm nước dừa tươi là một trong số đó.
Ăn bánh canh gõ gáo dừa nhớ thời đi mở đất
Gần đây tại huyện Phong Điền (TP Cần Thơ) xuất hiện “bánh canh gõ” bằng gáo dừa khiến nhiều người quan tâm đến ẩm thực dân gian vui mừng và thích thú.