- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Tượng Phật Chùa Ông Núi – Tượng Phật ngồi lớn nhất Đông Nam Á tại Bình Định
Với chiều cao 69m, tượng Phật Chùa Ông Núi được xem là Tượng Phật cao nhất Đông Nam Á hiện nay.
Sau hơn 2 năm thi công, Tượng Phật Chùa Ông Núi ở xã Cát Tiến, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định đã cơ bản hoàn thành và mở cửa cho người dân vào tham quan, chiêm bái.
Theo báo Bình Định, công trình này được khởi công vào năm 2009, chia làm nhiều giai đoạn. Giai đoạn đầu của dự án gồm 4 công trình lớn được tập trung thi công, đã hoàn thành năm 2016. Gồm có công trình trọng điểm tượng Thích ca Mâu ni Phật. Theo Ban quản lý Dự án Tâm linh Phật pháp Linh Phong, tượng Thích ca Mâu ni Phật có chiều cao 69 m, bao gồm cả phần chân đế tượng cao 15 m; toàn bộ đều được đúc bê tông cốt thép tại chỗ.
Tượng Đức Phật ngự trên tòa sen, ở lưng chừng núi, trên độ cao 129 m so với mặt nước biển, nhìn ra biển Đông, lưng tựa vào ngọn núi cao nhất trong quần thể khu di tích Núi Bà. Dưới chân tượng là Trung tâm thuyết pháp Phật giáo và hành lang La Hán, thư viện Phật giáo, bảo tàng Xá Lợi Phật, nơi để du khách đến hành lễ, chiêm bái.
13 điều cấm kỵ phải nhớ khi tham quan bái kiến Tượng Phật chùa Ông Núi
1. Ăn mặc xuề xòa khi đi chùa
Chùa là nơi thành tịnh, khi đến chùa không nên vặc váy quá ngắn, quần cộc hay các loại trang phục hở hang, nên chọn những bộ trang phục nhã nhặn, giản dị để hợp với phong cách nhà chùa.
2. Mang giày dép vào Phật đường Tam bảo
Đây là điều kiêng kỵ bởi Phật đường và Tam bảo là nơi tôn nghiêm, đòi hỏi tri giới vì là nơi có đinh hương, giới hương, chân hương. Đồng thời không được nói chuyện ồn ào ảnh hưởng đến không khí nhà Phật.
3. Mang nhiều đồ vật vào Tam bảo khi hành hương
Khi vào Tam bảo lễ Phật thì vật dụng cá nhân cồng kềnh nên để bên ngoài.
4. Tuyệt đối không được đi cửa chính giữa
Theo quan niệm nhà Phật, cửa chính giữa là cửa dành riêng cho đức Phật và các vị Thành Mẫu, Đức Ông. Vậy nên đi vào chùa nên đi vào từ 2 bên cửa phụ.
5. Không quỳ hoặc đứng giữa Phật đường
Khi đến chùa cầu phúc hay dâng hương, bạn không nên đứng hoặc quỳ ở chính giữa Phật đường. Theo như quy định của chùa thì vị trí chính giữa là dành cho trụ trì của chùa. Bạn nên đứng chếch sang bên một chút để không phạm phải những điều cấm kỵ khi đi chùa.
6. Thắp hương, đốt vàng mã trong chùa
Nếu bạn làm điều này trong gian thờ Phật thì chính là phạm phải 1 trong 13 điều cấm kỵ khi đi chùa. Đừng quan niệm phải đốt hương, vàng mã ở trong chùa mới thiêng. Điều này có thể gây ảnh hưởng tới tượng phật, pháp khí thậm chí là gây hỏa hoạn.
7. Đặt lễ mặn khu vực chính điện
Điều thứ 7 trong 13 điều cấm kỳ khi đi chùa đó là đặt lễ mặn ở chính điện. Ở khu vực này chỉ đặt đồ chay, tịnh. Tại chùa bạn vẫn có thể dâng lễ mặn nhưng chỉ dâng tại khu vực thờ tự các vị Đức Ông, Thành mẫu hoặc các ban thờ hay đền thờ. Tránh đặt lễ mặn tại chính địện vì hành động này được coi là làm ô uế nơi thanh tịnh.
8. Sử dụng hoặc mang đồ nhà chùa về nhà
Đồ lễ ở chùa là do “chúng sinh” dâng tặng. Việc bạn tự ý lấy đồ nhà chùa chính là phạm phải lỗi lớn. Bởi vậy khi đi chùa tuyệt đối không được động vào đồ nhà chùa khi chưa được phép.
9. Gây láo loạn, ồn ào tại đất Phật
Khi đi chùa, bạn nên giữ trật tự và tuân thủ các quy tắc trong chùa. Không chạy nhảy, không nói chuyên ầm ĩ và tuyệt dối không gây xô xát ảnh hưởng đến nơi thanh tịnh. Đồng thời hành vi trong chùa phải đứng đắn, không có những hành động hay lời nói làm ảnh hưởng đến cửa Phật.
10. Đi lại bất kính quanh tượng Phật
Theo như quan niệm nhà chùa, chỉ đi quanh tượng Phật khi hành lễ và phải đi theo chiều từ phải sang trái, vừa đi vừa niệm “A di đà Phật”, không được đi loanh quanh.
11. Quan niệm của chùa thì dùng thoái mái
Đây là quan niệm sai lầm và cấm kỵ khi đi chùa. Việc công đức dâng lễ là tùy tâm mỗi người. Tuy nhiên khi sử dụng của chùa như ăn uống, thụ lộc thì nên công đức lại.
12. Tùy tiện quay phim chụp ảnh
Chùa là nơi thờ Phật, bạn đến dâng hương cầu phúc và có thể lưu lại những bức ảnh tại nhà chùa. Tuy nhiên tuyệt đối không được tạo dáng không chuẩn mực với phong cách lễ chùa.
13. Mang quá nhiều vàng mã khi đến chùa
Không mang nhiều vãng mã hay tiền âm phủ vào các lễ ở trong chùa. Tiền mặt cũng không để trên ban thờ Phật mà đưa vào hòm công đức.