- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Chùa Ông Cần Thơ đậm chất văn hóa cộng đồng người Hoa
Nội dung
Chùa Ông là một ngôi chùa cổ có lịch sử hình thành hơn 100 năm thuộc địa phận phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Đây là ngôi chùa được xây dựng năm 1894 và mất 2 năm để hoàn thành. Ngôi chùa là nơi sinh hoạt tâm linh của đại bộ phận người Hoa nên có chút hơi hướng của văn hóa Trung Hoa đặc sắc.
Tin liên quan: Du lịch Cần Thơ
Tổng quan chùa Ông ở Cần Thơ
Diện mạo chùa Ông nổi bật giữa khu phố, các mảng kiến trúc trang trí đa màu sắc thu hút mọi ánh nhìn. Khuôn viên ngôi chùa khép kín được xây theo hình chữ Quốc có tường bao quanh, ở giữa là sân giếng rộng đón ánh sáng tự nhiên. Chùa không có cổng tam quan mà chỉ có một lối vào duy nhất, phía trên treo một bức hoành phi và trang trí đèn lồng đỏ. Hai bên đắp tượng linh vật có hình dáng giống con Nghê. Mái chùa ngắn dốc thẳng không có những đường cong tinh tế như mái chùa Việt truyền thống, toàn bộ mái được lợp ngói âm dương, trên bờ nóc có đắp nhiều hình con vật trang trí như: Lưỡng long chầu mặt nguyệt, cá chép hóa rồng, chim muông…
Kiến trúc chùa Ông
Có nhiều ý nghĩa nhân văn, các mảng khảm bằng gốm tráng men rất sinh động, các hình tượng linh vật mang ý nghĩa cầu thái bình an lành và thịnh vượng lâu dài. Các hình rồng, phượng, ông nhật bà nguyệt còn là biểu tượng cho sự may mắn, cát tường bền lâu. Từ tổng thể đến chi tiết chùa Ông còn là một khối kiến trúc theo thuyết âm dương thống nhất.
Trong chua Ông Cần Thơ có gì?
Toàn bộ kết cấu được đỡ bằng bộ khung gỗ vững chắc, hàng cột chính, cột quân, cột hiên nâng đỡ mái chùa, phía dưới chân cột được kê bởi các tảng đá tròn được đẽo gọt gọn gàng theo hình khối. Phần lớn nguyên liệu dựng chùa được người Hoa vận chuyển từ Quảng Đông sang, nhiều đồ thờ cũng có xuất xứ từ Trung Quốc. Nhưng nhiều đồ vật cho thấy văn hóa thờ cúng đã chịu ảnh hưởng từ người Việt truyền thống và có sự giao thoa văn hóa trong nghi thức thực hành các nghi lễ.
Không gian chùa mang màu sắc rực rỡ các đồ thờ thường xuyên được lau chùi bóng loáng sang ánh đồng, cột gỗ, bức khảm, câu đối được sơn son thiếp vàng. Trong chùa rất chuộng dùng hương vong, có những vòng hương lớn, treo cao buông xuống trông như có thể trùm kín cả một người.
Ngồi chùa đậm chất người Hoa
Chùa Ông ban đầu có treo tấm biển ghi “Quảng Triệu Hội Quán” do một người Hoa từ Quảng Châu đặt với ý nghĩa nơi đây như một địa điểm gặp gỡ giữa những người đồng hương tụ họp lại để giúp đỡ nhau. Có thể nói đây là biểu tượng của tinh thần đoàn kết của cộng đồng người Hoa tha hương đi làm ăn. Chính những người Hoa đầu tiên đến đây đã được chúa Nguyễn bảo hộ và giao đất cho làm ăn. Thời gian đầu cư trú vùng ven vịnh Thái Lan hay gặp cướp biển và quân Xiêm đánh cướp nên họ đã cầu viện đến sự giúp đỡ của chúa Nguyễn để được bảo vệ yên tâm làm ăn.
Tiến vào sân trước mặt là tiền điện nơi trang trọng nhất ngôi chùa thờ Ông Bổn và Mã Tiền tướng quân những người có công lớn giúp đỡ người Hoa tập hợp lại sinh sống làm ăn. Sâu bên trong nữa là chính điện thờ Quan Thánh Đế (Quan Công), Quan Thế Âm Bồ Tát, Thiên Hậu Thánh Mẫu, trạng nguyên Đổng Vĩnh. Quan Công là một nhân vật thời Xuân thu chiến quốc nổi tiếng nhân nghĩa, dũng mãnh được nhiều người ngưỡng mộ, nhân dân thờ cúng khắp nơi. Bức tượng tạc hình Quan Công uy nghiêm, khuôn mặt quắc thước, da mặt hồng đỏ, mầy rậm, râu chòm, mặc áo giáp tướng hai bên có cận vệ theo hầu.
Đến thăm chùa Ông bạn sẽ có cơ hội tìm hiểu thêm nhiều nét văn hóa tôn giáo của người Hoa, cũng như thấy được tinh thần đoàn kết của cộng đồng người Hoa đi làm ăn xa quê hương. Các giá trị văn hóa tinh thần của ngôi chùa đã làm nên nét riêng biệt độc đáo không giống bất kỳ công trình tôn giáo nào ở Việt Nam. Chùa công cũng có ý nghĩa to lớn trong việc làm đã dạng phong phú thêm văn hóa tôn giáo người Việt, tạo ra môi trường giao thoa với các tôn giáo, tín ngưỡng bản địa.
Chùa Ông cũng theo một số tín ngưỡng và ngày lễ của văn hóa Việt, tuy nhiên chùa những ngày lễ riêng như: Lễ giỗ Ông Bổn ngày 15 tháng 3 âm lịch – Người có công xây dựng cộng đồng người Hoa ở Hải ngoại; ngày vía Quan Thánh Đế – Quan Công vào 24 tháng 6 âm lịch; ngày vía Thiên Hậu 23 tháng 3 âm lịch.
Vào những ngày lễ này cộng đồng người Hoa tập trung đến thăm viếng lễ bái rất đông, ngoài ra nơi đây cũng rất thu hút khách du lịch thập phương bởi nét độc đáo của ngôi chùa mang màu sắc Trung Hoa.
Hi vọng qua bài viết về chùa Ông Cần Thơ bạn đã có thêm nhiều thông tin thú vị về địa điểm này. Nếu có dịp đến Cần Thơ bạn nên ghé qua đây để có cơ hội hiểu thêm về cộng đồng người Hoa tại Việt Nam cũng như có nhiều trải nghiệm mới với ngôi chùa cổ.
Tin liên quan:
- Bến Ninh Kiều – Nơi lưu giữ những ký ức đẹp của Cần Thơ
- Nào mình cùng đi xa – Tiến thẳng bãi tắm Cần Thơ tắm “xả ga”
- Những vườn trái cây Cần Thơ hấp dẫn khách du lịch