- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Tưng bừng lễ hội đua bò Bảy Núi sôi động ở An Giang
Nội dung
Việt Nam được biết đến là một trong những đất nước có nền văn hóa đa dạng phong phú. Bên cạnh nhiều yếu tố văn hóa đặc sắc khác thì hệ thống những lễ hội truyền thống trải dài từ Bắc vào Nam đã góp phần tạo nên một nền văn hóa đa sắc màu. Miền Tây nổi tiế
Vậy du khách có biết đến lễ hội này chưa? Bài viết Khám phá lễ hội đua bò Bảy Núi của Viet Fun Travel sẽ giúp du khách tìm hiểu về lễ hội độc đáo này.
-> Xem thêm thông tin: Những lễ hội độc đáo ở miền Tây Nam Bộ
Lễ hội đua bò Bảy Núi có từ bao giờ?
Lễ hội đua bò Bảy Núi là một trong những lễ hội vô cùng độc đáo của cộng đồng người Khmer vùng An Giang. Vào khoảng thế kỷ XVI, lễ Sel Dolta của dân tộc Khmer vùng Tịnh Biên – Tri Tôn thường diễn ra trùng vào dịp xuống giống vụ lúa Thu – Đông. Lúc bấy giờ nhà bà con Khmer nào có bò thường mang đến cày bừa ở thửa ruộng của nhà chùa trong phum, sóc, gọi là “bừa công quả”.
Sau khi “bừa công quả” xong thì bà con người dân Khmer cùng với sư sãi của nhà chùa đứng ra tổ chức cuộc thi “bừa đua” xem đôi bò nào nhanh khỏe. Phần thưởng cho đôi bò chạy nhanh nhất là dây “Cà Tha” (lục lạc đeo cổ bò) và năm sau tiếp tục được cày ở phần đất của chùa. Từ đó lễ hội đua bò Bảy Núi được ra đời và tồn tại cho đến ngày nay.
Lễ hội đua bò Bảy Núi – An Giang
Có thể nói lễ hội đua bò dân gian này là một trong những nét văn hóa không thể thiếu trong đời sống tín ngưỡng, tôn giáo của người Khmer. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là tại sao lễ hội đua bò chỉ có ở cộng đồng người Khmer vùng Bảy Núi mà không có ở cộng đồng người Khmer những vùng khác.
Điều này cũng rất dễ hiểu vì địa hình vùng này chủ yếu là đồi núi cao, không có sông lớn, đồng ruộng thường khô cằn. Người dân Khmer vùng Bảy Núi chỉ có thể di chuyển bằng xe bò đồng thời cũng dùng bò để cày bừa. Cũng vì thế mà bò trở thành một trong những vật nuôi quan trọng trong hoạt động vật chất và tinh thần của bà con Khmer Bảy Núi.
Trải qua bề dày lịch sử lâu đời, lễ hội đua bò Bảy Núi trở thành một trong những lễ hội đặc sắc và độc đáo của người dân Khmer An Giang nói riêng và vùng Nam Bộ nói chung.
Lễ hội đua bò Bảy Núi diễn ra như thế nào?
Lễ hội đua bò được tổ chức cùng lúc với lễ hội sen “Đôn ta” của người Khmer diễn ra từ ngày 9 đến ngày 10 tháng 10 âm lịch hằng năm. Trong tất cả các lễ hội của đồng bào dân tộc Khmer ở vùng Bảy Núi – An Giang thì lễ hội Đua bò là một trong những lễ hội được bà con trong chờ và hào hứng nhất.
Lễ hội đua bò Bảy Núi – lễ hội truyền thống của người Khmer
Khi con nước thượng nguồn sông Mê Kông cuồn cuộn đổ về vùng đồng bằng sông Cửu Long thì đó cũng chính là lúc đồng bào dân tộc Khmer vùng Nam Bộ náo nức tổ chức ngày lễ “Đôn ta”. Trong không khí vui tươi và nhộn nhịp của ngày Tết cổ truyền thì đồng bào Khmer An Giang cũng hân hoan tổ chức một lễ hội truyền thống đặc biệt, đó là lễ hội Đua bò Bảy Núi.
Là một trong những nét văn hóa độc đáo, lễ hội đua bò Bảy Núi là dịp diễn ra môn thể thao truyền thống mang nét đặc trưng của đồng bào dân tộc Khmer hai huyện miền núi Tri Tôn và Tịnh Biên của tỉnh An Giang.
Để lễ hội đua bò được diễn ra thành công tốt đẹp thì khâu tổ chức là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Trước ngày lễ hội diễn ra ban tổ chức phải chọn một khoảng đất ruộng bằng phẳng có diện tích khoảng 1000 mét vuông. Thửa ruộng này có nước xăm xắp, đặc biệt phải được xới nhiều lần cho có độ trơn của bùn.
Lễ hội là dịp diễn ra môn thể thao đặc trưng đua bò vùng An Giang
Xung quanh thửa ruộng bốn bên có bờ bao, bên trong xây dựng một đoạn đường đua chính dài 120m và điểm đích có đoạn đường trống để làm độ dừng an toàn cho bò. Điểm xuất phát và điểm đích của đường đua mỗi điểm được cắm 2 cây cờ xanh đỏ cách nhau 5m.
Vào ngày diễn ra lễ hội, trước khi vào cuộc đua ban tổ chức thường bốc thăm chọn từng đôi bò và thỏa thuận một số qui định cần thiết như đôi nào sẽ đi trước, đôi nào sẽ đi sau. Tuy nhiên, theo chia sẻ của những người chơi thì họ thích được đi sau vì thông thường đôi đi sau sẽ có phần ưu thế hơn.
Những đôi bò bắt đầu cuộc đua
-> Tham khảo: Những kinh nghiệm đi du lịch miền Tây
Trong quá trình cuộc đua diễn ra đôi bò nào chạy ra khỏi đường đua sẽ bị loại và đôi bò sau giẫm lên giàn bừa của đôi bò trước là thắng cuộc. Đặc biệt với những người điều khiển bò, họ phải đứng thật vững nếu bị ngã hoặc rơi ra khỏi giàn bừa thì cũng coi như thua cuộc.
Từng đôi bò được ách vào một chiếc bừa đặc biệt, gọng bừa là bàn đạp gồm một tấm gỗ rộng 30 cm, dài 90 cm, bên dưới là răng bừa. Cuộc đua bắt đầu khi người điều khiển bò nghe lệnh xuất phát của trọng tài sẽ cầm roi mây hoặc khúc gỗ tròn vừa tay đầu có tra cây đinh nhọn chích mạnh vào mông con bò. Lúc này con bò bị đau sẽ phóng nhanh về phía trước, quan trọng là phải chích đinh cho đều cả hai con thì vận tốc của đôi bò mới quyết liệt và hấp dẫn nhất.
Về đích là thời khắc quyết liệt và hấp dẫn nhất
Lễ hội đua bò Bảy Núi là kết quả được sinh ra trên nền tảng phong tục, tập quán sản xuất nông nghiệp của cộng đồng dân tộc người Khmer. Bên cạnh đó lễ hội này còn là yếu tố không thể thiếu trong đời sống tôn giáo tín ngưỡng người dân nơi đây.
Lễ hội diễn ra là dịp để người dân cầu mong cuộc sống ấm no, một mùa vụ mới gặt hái được thành công. Có thể nói ngày nay lễ hội đua bò Bảy Núi không chỉ là lễ hội đặc sắc vùng An Giang Nam Bộ mà còn là một trong những lễ hội làm nên sự đa dạng cho nền văn hóa người Việt.
Niềm vui trong ngày hội
Nếu du khách muốn tham gia cũng như tìm hiểu về lễ hội này thì nên tranh thủ đến nơi diễn ra ngày hội một cách sớm nhất. Đơn giản là vào ngày diễn ra lễ hội bà con Khmer đã có mặt đông đảo tại địa điểm đua bò từ sáng sớm.
Tham gia ngày hội du khách sẽ nhìn thấy được không khí sôi nổi có được từ những điều bình dị nhất. Có những người ở rất xa địa điểm diễn ra lễ hội mang theo cả xoong, nồi, thức ăn rồi nấu nướng tại chỗ để xem cho trọn vẹn cuộc đua.
Hình ảnh đôi bò giành được giải thưởng cao trong lễ hội
-> Xem và đặt ngay những Tour Miền Tây chất lượng cao do Viet Fun Travel tổ chức.
Không giống như những trường đua hiện đại khác, địa điểm diễn ra lễ hội không có những chỗ ngồi sang trọng, cầu kỳ. Để thưởng thức được cuộc đua du khách nên đứng ở vị trí hơi cao so với mặt sân đua là được, có những người chỉ cần đứng lên các bờ bao là đã có được vị trí đẹp.
Trong suốt quá trình diễn ra lễ hội, từ lúc cuộc đua bắt đầu cho đến kết thúc không khí lúc nào cũng tưng bừng và sôi nổi. Du khách sẽ hòa vào tiếng vỗ tay, reo hò cổ động của người xem dành cho những người điều khiển các đôi bò giỏi. Thời điểm những pha về đích diễn ra càng gay go, quyết liệt thì càng làm cho không khí ngày hội trở nên “bùng nổ”.
Với những người tham gia đua bò thì đây là một cuộc thi có một ý nghĩa hết sức đặc biệt. Với những đôi bò giành được giải cao không những mang lại cho chủ nhân niềm kiêu hãnh mà con mang đến cho cả phum sóc một niềm vui, một nghị lực giúp người dân có được một năm mới ấm no nhiều thắng lợi.
Là một trong những lễ hội độc đáo của đồng bào người Khmer, lễ hội đua bò Bảy Núi ngày càng nổi tiếng thu hút đông đảo du khách khắp nơi tìm đến tham gia cũng như tìm hiểu. Nếu có dịp đến với An Giang vào dịp diễn ra lễ hội, du khách nên dành chút thời gian đến đây vui chơi và trải nghiệm những điều đặc sắc từ lễ hội độc đáo của vùng Thất Sơn.
Viet Fun Travel
Lễ hội Ok Om Bok - Lễ hội đặc sắc của đồng bảo Khmer Nam Bộ
Khmer là một dân tộc thiểu số sinh sống chủ yếu ở các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, An Giang thuộc khu vực Miền Tây Nam Bộ. Các lễ hội truyền thống của người Khmer là yếu tố góp phần tạo nên nền văn hóa dân gian đặc sắc cho dân tộc này. Trong đó, lễ hội Ok Om
Mahanakhon Skywalk, điểm đến không dành cho người yếu tim ở Bangkok
Nằm trong tòa nhà King Power Mahanakhon, Mahanakhon SkyWalk là điểm đến hoàn hảo để bạn chiêm ngưỡng toàn cảnh Bangkok ở độ cao “chọc trời”.
Địa chỉ bãi biển Vọng Nguyệt Vũng Tàu ở đâu?
-> Bài liên quan: Hướng dẫn đường đi Bãi Vọng Nguyệt Vũng Tàu
Độc đáo Lễ hội Kỳ Yên và những trải nghiệm có "1-0-2" ở miền Tây
Lễ hội Kỳ Yên là một trong những lễ hội lớn của vùng đồng bằng Nam Bộ. Đây được xem là nét văn hóa đặc sắc trong đời sống tín ngưỡng tâm linh của người dân miền Tây từ bao đời nay. Vậy du khách có biết lễ hội Kỳ Yên là lễ hội gì không? Chúng ta sẽ cùng nh
Bí quyết khi đi du lịch Phú Quốc tự túc vào cuối tuần
Vào các dịp cuối tuần, địa điểm du lịch nổi tiếng Phú Quốc thường có đông khách đến tham quan. Chính vì thế giá cả các dịch vụ tăng cao hơn so với các ngày trong tuần. Do đó, nhiều du khách muốn đặt phòng khách sạn trước khi đến Phú Quốc để được hưởng mức