- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Độc đáo Lễ hội Kỳ Yên và những trải nghiệm có "1-0-2" ở miền Tây
Nội dung
Lễ hội Kỳ Yên là một trong những lễ hội lớn của vùng đồng bằng Nam Bộ. Đây được xem là nét văn hóa đặc sắc trong đời sống tín ngưỡng tâm linh của người dân miền Tây từ bao đời nay. Vậy du khách có biết lễ hội Kỳ Yên là lễ hội gì không? Chúng ta sẽ cùng nh
Lễ hội Kỳ Yên là một trong những lễ hội lớn của vùng đồng bằng Nam Bộ. Đây được xem là nét văn hóa đặc sắc trong đời sống tín ngưỡng tâm linh của người dân miền Tây từ bao đời nay. Vậy du khách có biết lễ hội Kỳ Yên là lễ hội gì không? Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm câu trả lời qua bài viết Lễ hội Kỳ Yên ở miền Tây mà Viet Fun Travel sẽ chia sẻ ngay sau đây.
-> Xem thêm: Lễ hội Ok Om Bok ở Miền Tây
Nguồn gốc lễ hội Kỳ Yên
Theo tìm hiểu của Viet Fun Travel thì lễ hội Kỳ Yên đã có từ rất lâu trong việc thờ lễ thần của người Việt. “Kỳ Yên” ở đây có nghĩa là cầu an, cầu cho quốc thái dân an, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi sinh sôi nảy nở.
Xưa kia ở khu vực phía Bắc tại các đình miếu trong làng người ta thường tiến hành làm lễ cầu an hay còn gọi là lễ Tống ôn, lễ Cầu mát. Lễ này là lễ mà dân làng sẽ bày cúng cháo lá đa, rải gạo muối thí thực để tống tiễn điềm xấu, cầu mong những điều tốt đẹp.
Lễ hội Kỳ Yên ở miền Tây
Về sau người Việt di dân vào phương Nam khẩn hoang lập ấp phải đương đầu với thiên nhiên khó khăn cùng những hiểm họa khôn lường. Lúc bấy giờ, để cầu mong được cuộc sống bình yên ấm no những người dân ở đây thường làm lễ cúng cầu an tại các ngôi đình đặt niềm tin của mình vào những vị thánh thần.
Dần dần về sau ở vùng Nam Bộ hình thành nên lễ hội Kỳ Yên. Lễ hội Kỳ Yên ở các ngôi đình là một trong những lễ hội lâu đời thể hiện đậm đà màu sắc văn hóa đình làng của Nam Bộ nói riêng và Việt Nam nói chung.
-> Nên xem: Những lễ hội độc đáo ở Miền Tây
Lễ hội Kỳ Yên diễn ra như thế nào?
Tùy theo từng địa phương mà lễ hội Kỳ Yên được chọn tổ chức vào những ngày khác nhau. Tuy nhiên lễ hội này chỉ diễn ra vào mùa xuân. Đây là hội làng truyền thống để người dân trong vùng tổ chức lễ cúng linh thiêng, trang trọng tại các ngôi đình. Như đã giới thiệu ở trên, lễ hội Kỳ Yên là dịp để tạ ơn các bậc tiền hiền và cầu mong mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an.
Thời điểm vụ mùa được thu hoạch xong, thời tiết khô ráo cũng là lúc người dân khắp nơi trong khu vực Nam Bộ tổ chức lễ hội Kỳ Yên. Lễ hội này được tổ chức tại các ngôi đình quy tụ toàn thể dân làng tham gia.
Theo Lễ hội Kỳ Yên miền Tây thì nhiều địa phương thường tổ chức lễ hội Kỳ Yên vào ngày rằm tháng 2 hoặc rằm tháng 3. Mặc dù là lễ hội đình làng lớn nhưng lễ hội Kỳ Yên không được tổ chức mỗi năm mà khoảng 2 – 3 năm mới được tổ chức một lần. Lễ hội này thường diễn ra trong 3 ngày.
Ngày đầu tiên là ngày diễn ra lễ Túc Yết và lễ Tiền Vãng. Đây là hai lễ được dùng để cúng tế các vị Tiền Hiền, Hậu Hiền và những người có công với đất nước. Chủ lễ là vị Chánh Bái có phụ tế và bồi lễ phụ giúp. Ngoài ra còn có người thủ xướng là người giữ vai trò khá quan trọng trong buổi lễ.
Nghi thức cúng tế trong lễ hội Kỳ Yên
Toàn bộ nghi lễ đều được tiến hành dưới sự điều phối của người thủ xướng. Tất cả các lễ nghi từ động tác dâng hương, dâng trà, dâng rượu đến đọc văn tế, vái lạy đều phải đúng theo lời của người thủ xướng. Để giữ vai trò là người thủ xướng đòi hỏi người này phải hay văn chữ và được dân làng trọng vọng nhất.
Ngoài ra trong buổi lễ còn có đội học trò lễ. Đây là những người lễ sinh mặc áo, đội mũ, mang hài theo kiểu các học sinh tú tài ngày xưa. Trong buổi lễ thì đội học trò lễ sẽ biểu diễn dâng lễ vật theo nhịp phách của dàn nhạc diễn tấu với điệu bộ đi đứng vô cùng thuần thục. Bên cạnh đó trong lễ Túc Yết còn có 4 cô đào hát mừng thần trong lúc dâng rượu.
Tại một số đình làng có vị thần được vua sắc phong thì còn có lễ mở sắc thần. Lễ này thì được tổ chức vào giữa đêm thứ nhất để tưởng nhớ công lao khai cơ lập nghiệp của các bậc tiền nhân xưa.
Kết thúc ngày đầu tiên, ngày thứ hai là ngày diễn ra lễ Chánh tế. Lễ này thường được tiến hành vào giữa đêm. Trong lễ Chánh tế sẽ có một người được cử ra đọc văn tế để mở đầu buổi lễ. Người đọc văn tế phải là một chức sắc trong làng.
Lễ hội Kỳ Yên qui tụ tất cả người dân trong làng tham gia
Lễ Chánh tế diễn ra là lúc người đọc văn tế sẽ ăn mặc áo dài khăn đóng chỉnh tề, quỳ trước bàn hương án, hai tay nâng bản văn tế đưa lên dưới ánh nến rồi chậm rãi đọc với một giọng kính cẩn trang nghiêm hòa cùng với nhạc đệm của dàn nhạc lễ.
Giống như những lễ hội khác Kỳ Yên cũng có hai phần là lễ và hội. Sau hai ngày chánh lễ thì ngày thứ ba cũng là ngày hội. Trong ngày này tất cả dân làng ai nấy cũng ăn mặc đẹp lui tới vui chơi. Đây cũng là dịp các chàng trai cô gái trong làng có cơ hội gặp nhau để kết tình trao duyên.
Đêm của ngày thứ ba sẽ diễn ra lễ Xây Chầu – Đại Bội. Đây là buổi lễ đánh trống cầu trời ban cho mưa thuận gió hòa và hát múa cầu cho mùa màng tốt tươi.
Đặc biệt ở phần lễ Đại Bội, những người được chọn trình diễn phải là những diễn viên xuất sắc có giọng ca hay, múa giỏi. Những người này thường được gọi là nghệ sĩ hát bội. Có thể nói hát bội là một trong những nét văn hóa truyền thống không thể thiếu của lễ hội Kỳ Yên. Không chỉ có những người lớn tuổi mà cả thanh niên và trẻ em cũng bị thu hút bởi sự đặc sắc của các vở tuồng hát bội.
Vào những ngày diễn ra lễ hội Kỳ Yên đình làng lúc nào cũng đông đảo người dân đến thắp nhang, xem lễ rước thần, nghe đọc văn tế và thưởng thức hát bội. Lễ hội Kỳ Yên đã trở thành một nét văn hóa tâm linh truyền thống độc đáo của người dân miền đất Nam Bộ.
Với bề dày lịch sử lâu đời, lễ hội Kỳ Yên vẫn giữ được những lễ nghi truyền thống đặc sắc tồn tại cho đến ngày nay. Nếu có dịp du khách nên thử tham gia vào lễ hội Kỳ Yên ở các đình làng để trải nghiệm những điều thú vị hấp dẫn từ lễ hội này.
Nghệ thuật hát bội trong lễ hội Kỳ Yên
Hát bội được xem là một trong những bộ môn nghệ thuật độc đáo. Phải biểu diễn trong không gian hẹp, thời gian kéo dài khoảng 3 – 4 tiếng, những người hát bội trong lễ hội Kỳ Yên đòi hỏi phải là những nghệ sĩ có kinh nghiệm. Các nghệ sĩ này thường tốn rất nhiều thời gian hóa trang để khuôn mặt luôn giữ được nét. Một số bộ phận như mắt, mũi, râu, tóc phải vẽ thật khéo để thể hiện rõ vai trò từng nhân vật.
Hát bội là một phần không thể thiếu trong lễ hội Kỳ Yên
Hát bội trong lễ Kỳ Yên được biểu diễn với hình thức hùng dũng, ít bi ai, cái kết có hậu. Tất cả các vở tuồng thường có nội dung trung thắng nịnh, chính thắng tà và kết thúc bằng màn tôn vương hay tôn soái.
Nghệ thuật hát bội là sự kết hợp chặt chẽ giữa phần âm thanh và phần hình ảnh. Một nghệ sĩ biểu diễn bước lên sân khấu bao giờ cũng bắt đầu bằng câu xướng để giới thiệu nhân vật. Sau khi vào vở tuồng ngoài câu hát, các nghệ sĩ còn thể hiện nhân vật với lối diễn xuất đa phần khuếch đại.
Một số vở tuồng thường được chọn biễu diễn là San Hậu, Phàn Lê Huê, Tiết Nhơn Quý, Thần nữ dâng ngũ linh kỳ, Trần Bình Trọng, Sát Thát.
Chính nhờ những nét đặc trưng riêng từ hình thức biễu diễn đến không gian ánh sáng mà hát bội là một trong những nghi thức không thể thiếu trong lễ hội Kỳ Yên.
Là một trong những lễ hội lớn nhất của vùng đất phương Nam, lễ hội Kỳ Yên mang đến những ý nghĩa sâu sắc trong đời sống tín ngưỡng thờ thần của người dân Miền Tây Nam Bộ. Hi vọng qua bài viết mà Viet Fun Travel vừa chia sẻ trên đây sẽ giúp du khách có được cái nhìn tổng quát về lễ hội độc đáo này.
Viet Fun Travel
Bí quyết khi đi du lịch Phú Quốc tự túc vào cuối tuần
Vào các dịp cuối tuần, địa điểm du lịch nổi tiếng Phú Quốc thường có đông khách đến tham quan. Chính vì thế giá cả các dịch vụ tăng cao hơn so với các ngày trong tuần. Do đó, nhiều du khách muốn đặt phòng khách sạn trước khi đến Phú Quốc để được hưởng mức
Đường lên núi Minh Đạm ở Vũng Tàu
-> Bài liên quan: Núi Minh Đạm có gì?
Tưng Bừng Lễ Hội Dừa Bến Tre Lần Thứ V Năm 2020
Lễ hội Dừa Bến Tre là một lễ hội về dừa được tổ chức tại tỉnh Bến Tre. Lễ hội đã được tổ chức qua bốn kỳ năm 2009, 2010, 2012, 2015. Sau sự thành công của các mùa lễ hội Dừa, tỉnh Bến Tre sẽ tiếp tục tổ chức lễ hội Dừa Bến Tre lần thứ V năm 2020 với chủ đ
Thơm ngon đặc sản Vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim ở Tiền Giang
Vùng đất trù phú Tây Nam Bộ sản sinh ra rất nhiều loại trái ngon quả ngọt, trong đó không thể không nhắc đến vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim. Nếu sầu riêng được ví như “vị vua” của các loại trái cây thì vú sữa lại được xem là “nữ hoàng” của trái cây Tây Nam Bộ.
Tìm hiểu lễ hội Sen Đôn Ta độc đáo của người Khmer Nam Bộ
Đồng bào người Khmer là một trong những dân tộc thiểu số sống chủ yếu ở vùng Nam Bộ. Với đời sống tôn giáo tín ngưỡng đặc sắc cùng những lễ hội truyền thống đậm màu dân gian, Khmer là dân tộc ít người có nền văn hóa vô cùng độc đáo. Mỗi một năm cộng đồng