- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Tư vấn du lịch Phú Thọ
Nội dung
- GIỚI THIỆU DU LỊCH PHÚ THỌ
- DI CHUYỂN ĐI LẠI Ở PHÚ THỌ
- Bằng phương tiện công cộng
- Bằng phương tiện cá nhân
- NÊN DU LỊCH PHÚ THỌ VÀO THỜI GIAN NÀO
- ĐIỂM DU LỊCH HẤP DẪN Ở PHÚ THỌ
- 1. Đền Hùng
- 2. Đền quốc mẫu Âu Cơ
- 3. Lễ hội Bạch Hạc
- 4. Đầm Ao Châu
- 5. Khu du lịch Bến Gót
- 6. Khu mỏ nước khoáng nóng Thanh Thủy
- 7. Ao Giờ - Suối Tiên
- 8. Vườn quốc gia Xuân Sơn
- 9. Ca trù
- 10. Hát Xoan
- ĂN GÌ? Ở ĐÂU
- 1. Chè
- 2. Quả cọ
- 3. Thịt chua
- 4. Bánh Tai
- 5. Bưởi Đoan Hùng
- 6. Rau sắn
- 7. Rêu đá Thanh Sơn
- Mang gì khi đến Phú Thọ?
- Các cung đường thường gặp
- KHÁCH SẠN Ở PHÚ THỌ
Phú Thọ là một tỉnh trung du miền núi, cửa ngõ phía Tây Bắc của thủ đô Hà Nội, cách thủ đô Hà Nội 80 km về Phía Bắc. Phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc và thành phố Hà Nội; Tây giáp tỉnh Sơn La; Nam giáp tỉnh Hoà Bình; Bắc giáp tỉnh Yên Bái và tỉnh Tuyên Quang
GIỚI THIỆU DU LỊCH PHÚ THỌ
Phú Thọ
DI CHUYỂN ĐI LẠI Ở PHÚ THỌ
Phần di chuyển này chỉ tính từ điểm bắt đầu là Hà Nội. Các bạn ở các tỉnh khác cần tham khảo thông tin ở các bến xe hay đại lý vé máy bay của địa phương.
Bằng phương tiện công cộng
Một số hãng xe chuyên chạy tuyến Hà Nội – Phú Thọ để các bạn tiện tham khảo:Bạn có thể mua vé xe tuyến Hà Nội – Phú Thọ tại bến xe Mỹ Đình hay liên hệ các hãng xe uy tín như Mạnh Nga, Hải Thường, Hiếu Nghĩa… Hay mua vé tàu lửa tại ga Hà Nội. Giá vé tùy thuộc vào loại ghế và chất lượng xe. Lưu ý tham khảo thời gian xuất bến, điểm đến để lên lịch trình trước khi đi. Ngoài ra, bạn có thể đi thuyền qua sông Hồng.
- Xe Mạnh Nga: Xuất phát tại bến xe Mỹ Đình lúc 8h15 và 18h10. Xuất phát Phú Thọ lúc 4h20 và 14h10.
Liên hệ: Cây Xăng – Cầu Trắng – TX.Phú Thọ. Điện thoại (0210) 382.3313 – 0904.656.360.
- Xe Hải Thường: Tuyến Hà Nội – Thanh Sơn (Phú Thọ): Sáng Tân Minh đi 5h. Thanh Sơn đi 6h. Mỹ Đình về 10h15. Chiều Văn Miếu đi 13h10. Thanh Sơn đi 13h40. Mỹ Đình về 17h30.
Điện thoại: (0210) 387.4281 – 0902.216.468 – 0987.907.388.
- Xe Hiếu Nghĩa Tuyến Hà Nội – Phú Thọ; Phú Thọ đi 9h, Hà Nội về 16h (tại bến xe Mỹ Đình)
Điện thoại: 0982.195.902 – 0989.781.678
Bằng phương tiện cá nhân
Thành phố Việt Trì cách trung tâm thủ đô Hà Nội 80 km, cách sân bay quốc tế Nội Bài 50 km và nằm đối diện với huyện Ba Vì, Hà Nội nên bạn hoàn toàn có thể lên kế hoạch cho một chuyến phượt ngắn ngày (thăm vài điểm) hay dài ngày (tham quan tất cả các thắng cảnh của Phú Thọ).
NÊN DU LỊCH PHÚ THỌ VÀO THỜI GIAN NÀO
Các lễ hội lớn nhỏ của Phú Thọ diễn ra rải rác suốt năm nên nếu muốn tham gia lễ hội nào, bạn chỉ cần lên lịch trình xuất phát vào ngày gần đó hay ngay ngày diễn ra lễ hội. Một lễ hội lớn mà bạn không nên bỏ qua ở Phú Thọ là lễ giỗ các vua hùng vào ngày 10/3 âm lịch hàng năm.
ĐIỂM DU LỊCH HẤP DẪN Ở PHÚ THỌ
1. Đền Hùng
Khu Di tích lịch sử Đền Hùng thuộc thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ; là nơi thờ các vua Hùng có công dựng nước, Tổ Tiên của dân tộc Việt Nam. Ngày xa xưa vùng đất này là khu vực trung tâm của nước Văn Lang, nằm giữa hai dòng sông giống như hai dãy hào thiên nhiên khổng lồ bao bọc lấy cố đô xưa của các vua Hùng. Phía đông với các dãy núi non trung điệp. Vùng đất này có nhiều sông ngòi ao hồ, đồi núi, lại có những cánh đồng màu mỡ phì nhiêu do phù xa của ba con sông bồi đắp, vừa thuận lợi cho cuộc sống định canh định cư, vừa thuận lợi cho việc phòng thủ hay rút lui khi xảy ra các cuộc xung đột bộ lạc
Chùa Thiên Quang - Đền Hùng
2. Đền quốc mẫu Âu Cơ
Đứng trên đỉnh núi Vặn có thể bao quát một vùng rộng lớn sơn thuỷ hữu tình. Phía trước núi Vặn là núi Hùng, nơi thờ tự các vua Hùng. Núi Hùng trông xa giống như đầu con rồng lớn, mình rồng uốn lượn thành núi Trọc, núi Vặn ở phía sau. Bên tả có dòng sông Hồng, bên hữu có dòng sông Lô tựa như hai dải lụa đào, bao bọc lấy ba ngọn “Tổ Sơn” ở giữa. Phía sau núi Vặn là những dãy đồi lớn san sát như bát úp, gắn với truyền thuyết “Trăm voi chầu về Đất Tổ”. Cảnh thế ngoạn mục hùng vĩ, đất đầy khí thiêng của sơn thuỷ tụ hội.
Đền quốc mẫu Âu Cơ
3. Lễ hội Bạch Hạc
Hội Bạch hạc với hai kỳ tháng giêng và tháng ba mỗi năm, nhiều cổ tục được nhắc lại, nhưng đáng chú ý nhất, ở đây có cuộc thi thuyền trên sông Lô và tục cướp cầu. Còn những tục khác như chơi cờ bỏi, tế lễ thì cũng không khác gì ở những ngày hội xuân, hội Thu khác miền Bắc.
Tục cướp cầu diễn ra trong thời kỳ hội mồng ba tháng giêng. Đây là một thú vui đặc biệt của dân làng và hàng năm, trong ngày hội, dân chúng các xã lân cận đã kéo nhau tới đây rất đông để xem và đôi khi cũng tham dự cuộc cướp cầu.
Tục cướp cầu trong lễ hội Bạch Hạc
4. Đầm Ao Châu
Đầm Ao Châu (thị trấn Hạ Hòa, Phú Thọ) có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái với diện tích mặt nước hơn 300 ha, hàng trăm đảo lớn nhỏ cùng các loại thực vật, động vật phong phú..
Đầm Ao Châu được coi là một Hạ Long trên đất Phú Thọ. Đây là một tiềm năng du lịch hấp dẫn và đầy triển vọng của đất tổ Vua Hùng.
Đầm Ao Châu
5. Khu du lịch Bến Gót
Khu du lịch Bến Gót nằm tại Ngã ba Hạc thuộc hai phường Bạch Hạc và Bến Gót, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Khu du lịch có diện tích khoảng 100ha, được chia thành 2 phần ở bờ Bắc và bờ Nam sông Lô, phần phía Bắc thuộc phường Bến Gót đây là phần chủ yếu, còn phần phía Nam thuộc phường Bạch Hạc.
Khu du lịch Bến Gót
6. Khu mỏ nước khoáng nóng Thanh Thủy
Nằm ở địa phận xã La Phù, huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ, cách Hà Nội 65 km về phía Tây Bắc, suối khoáng nóng Thanh Thủy là nơi nghỉ lý tưởng để thư giãn cuối tuần dù hè hay đông. Nhiệt độ trung bình của dòng khoáng nóng ở đây từ 37 - 43 độ C, cao nhất là 53 độ C. Nhờ chứa nhiều hàm chất vi lượng nên suối khoáng nóng Thanh Thủy có khả năng phục hồi sức khoẻ, giúp lưu thông máu, lợi cho tim. Mùa hè, nước được xử lý qua giàn tản nhiệt để giảm xuống còn khoảng 27 độ C. Mùa đông, nước để tự nhiên là đủ ấm.
Khu mỏ nước khoáng nóng Thanh Thủy
7. Ao Giờ - Suối Tiên
Cảnh quan du lịch Ao Giời – Suối Tiên bắt nguồn từ trên núi Nả, chảy qua các khe đá, hình thành dải lụa trắng bạc, vắt ngang sườn núi, nổi bật giữa màu xanh mượt mà của núi rừng, lẫn vào màu xanh của mây trời, làm cho cảnh trí càng sinh động, kỳ ảo, cảnh tượng vừa gần gũi, vừa sâu thẳm, vừa rõ ràng, vừa huyền bí thơ mộng làm xao xuyến lòng người. Ao Giời – Suối Tiên nằm trên Núi Nả thuộc xã Quân Khê – huyện Hạ Hoà, cách thành phố Việt Trì 80 km về phía Tây Bắc, cách Ao Châu 15 km, có ưu thế là liền kề với hệ thống đường bộ, đường thuỷ, đường sắt, nằm trong tổng thể phát triển của du lịch Phú Thọ.
Ao Giời - Sưới Tiên
8. Vườn quốc gia Xuân Sơn
Không chỉ có vẻ đẹp hoang sơ với những giăng giăng núi đá luôn ẩn mờ trong sương trắng, những hang động đầy vẻ kỳ bí… mà vườn Quốc gia Xuân Sơn còn thu hút khách thập phương bởi khu rừng nguyên sinh, nơi có gà chín cựa, tưởng chỉ tồn tại trong câu chuyện kén rể của Vua Hùng Vương thủa hoang sơ lập nước, hay những người Dao hiền lành còn lưu giữ những tập tục lâu đời như ngủ thăm, tục chài – nèm…
Vườn quốc gia Xuân Sơn
9. Ca trù
Ca trù được định hình với tư cách là một thể loại ca nhạc có đặc trưng, phong cách riêng vào khoảng thế kỷ 15. Tuỳ từng địa phương, từng không gian diễn xướng mà hát Ca trù còn được gọi là hát ả đào, hát cửa đình, hát cửa quyền, hát cô đầu, hát nhà tơ, hát nhà trò hay hát ca công.
Ca Trù
10. Hát Xoan
Hát Xoan còn được gọi là Khúc môn đình (hát cửa đình), là lối hát thờ thần, tương truyền có từ thời các vua Hùng. Thuở xa xưa, người Văn Lang tổ chức các cuộc hát Xoan vào mùa xuân để đón chào năm mới. Có 3 hình thức hát xoan: hát thờ cúng các vua Hùng và Thành hoàng làng; hát nghi lễ cầu mùa tốt tươi, cầu sức khỏe; và hát lễ hội là hình thức để nam nữ giao duyên.
ĂN GÌ? Ở ĐÂU
1. Chè
Nếu du khách thích đến Sapa để trải nghiệm không khí lạnh lẽo mập mờ sương khói, cái cheo leo của những con đường men theo sườn núi hay những mảnh ruộng bậc thang nối tiếp trùng điệp nhiều màu sắc của mùa lúa chín thì chắc chắn đến với Phú Thọ, người ta sẽ bị mê mẩn và lôi cuốn bởi những đồi chè xanh mướt, non tơ. Những hàng chè cứ quẩn quanh, ôm ấp, bao trùm lên những ngọn đồi đất đỏ, uốn lượn rất tự nhiên nhưng đó thực sự là một kiến tạo của con người.
Những đồi chè xanh mướt, non tơ uốn lượn trên các sườn đồi (Ảnh: Internet)
2. Quả cọ
Người ta chỉ biết đến cây cọ mà ít biết rằng, trái cọ cũng là một thứ quà ngon và là đặc sản của mảnh đất này. Khi những cơn gió đầu mùa se lạnh bắt đầu dập dìu bên những sườn đồi cũng là lúc quả cọ chín già, đen bóng, sai lúc lỉu từng chùm, đung đưa đón mùa về. Khi ấy, người dân thường đi hái quả, thứ quả mang vị bùi, chát được lắng đọng qua mưa và nắng gió trung du.
Quả cọ khi đã ỏm có màu nâu sậm, lúc ỏm xong dầu cọ nổi như váng mỡ bám quanh nồi, bóp vào mà quả thấy mềm, cho màu vàng ươm là ngon nhất. Người ăn cọ sành là người biết chọn cho mình những quả cọ tròn, cùi dầy có màu vàng như mật ong, khi nhấm nháp còn thấy bùi, ngọt béo ngậy, thơm đặc, dẻo dính ở răng thì đó chính là loài cọ nếp quý.
Cọ ỏm xong có màu nâu sẫm, bên trong thịt cọ vàng ươm, béo ngậy (Ảnh: Internet)
3. Thịt chua
Cũng là một loại thịt thính giống như nem chua Thanh Hóa, nem nắm Nam Định, nem Phùng, nhưng thịt chua Phú Thọ có sự khác biệt về hương vị. Đây là món ăn gốc của người Mường trên mảnh đất Thanh Sơn nhiều đồi núi. Nhưng bởi sự thơm ngon đặc biệt được ưa thích nên thịt chua đã lan truyền sang nhiều vùng khác trong tỉnh, khiến món ăn ngày càng trở nên nổi tiếng và trở thành một thứ đặc sản quà tặng đặc sắc nơi đây.
Thịt chua - đặc sản Phú Thọ - có cách làm khá đơn giản nhưng để có một lọ thịt chua hấp dẫn và đạt yêu cầu lại là cả một nghệ thuật, và nó thể hiện qua sự chọn lọc kỹ càng để có các nguyên liệu tốt nhất cũng như quy trình thực hiện chính xác, nghiêm ngặt. Bởi thế, dù nhiều nơi cũng có món thịt chua nhưng chỉ ở Thanh Sơn – Phú Thọ người ta mới tìm được thứ hương vị mà mình thích nhất.
4. Bánh Tai
Chẳng rõ từ bao giờ món bánh tai nổi tiếng lại xuất hiện ở thị xã Phú Thọ, món bánh làm nức lòng bao khách phương xa thưởng thức. Nghe nói, bánh tai trước kia được gọi là bánh trai vì bánh được nặn theo hình con trai, sau đó được gọi tắt là bánh tai. Bánh được làm vẫn những nguyên liệu đó nhưng dài hơn và nặng hơn.
Món bánh tai là đặc sản ngon của vùng thị xã Phú Thọ
Để làm được chiếc bánh tai ngon thì trước tiên là phải chọn được loại gạo tẻ ngon, trắng, dẻo, đây là khâu quan trọng quyết định đến chất lượng của chiếc bánh tai. Xong rồi đến kỹ thuật làm bánh, nhân bánh. Qua những bàn tay nhào nặn tài tình, những bí quyết gia truyền riêng, những chiếc bánh tai nóng hổi đã ra lò thơm mùi bột quyện trong mùi thịt, hành ngây ngất.
5. Bưởi Đoan Hùng
Đến với mảnh đất Phú Thọ linh thiêng của tổ tiên, lữ khách còn được thưởng thức đặc sản trái cây của nơi này. Đó là bưởi Đoan Hùng. Đã từ lâu giống bưởi này không chỉ nổi tiếng tại quê hương mà còn nức tiếng khắp Nam Bắc xa gần.
Đến đây, ai cũng muốn tìm mua cho mình vài trái bưởi để thưởng thức và đem làm quà biếu. So với các loại bưởi nối tiếng khác trong cả nước như bưởi Da xanh, bưởi Năm Roi, bưởi Diễn thì bưởi Đoan Hùng có chút khác biệt. Bưởi có quả hình cầu dẹt, quả chưa đầy 1 kg, chín màu vàng sáng, vỏ hơi héo, cùi mỏng, múi ráo, tôm mọng nước, màu trắng ngà, đặc trưng bởi hương vị thơm, ngon, ngọt, mát.
Bưởi Đoan Hùng, Phú Thọ nổi tiếng khắp nơi trong cả nước (Ảnh: Internet)
6. Rau sắn
Nhiều thực khách chỉ quen thưởng thức củ sắn trắng thơm, bở, bùi mà ít ai biết rằng rau sắn cũng là một đặc sản. Và chính ở mảnh đất trung du này đã biến thứ rau dân dã ấy thành những món ăn tuy không sang trọng nhưng ngon và ấn tượng. Để chế biến thành các món khác nhau, trước tiên rau sắn được hái về đem muối chua giống như bạn làm dưa cải vậy nhưng công đoạn có sự khác biệt.
Rau sắn muối ngon thì phải biết chọn nguyên liệu. Những búp sắn non mập mạp còn nguyên lớp phấn mịn phía đầu chồi, hái về ngâm qua nước cho bớt nhựa rồi được vò nát. Người vò phải khéo léo làm sao cho lá sắn mềm, sóng đều nguyên búp chứ không vụn thành từng đoạn.
Dưa rau sắn tuy đơn sơ, giản dị nhưng lại khiến người ăn mê mệt bởi hương vị ngon và lạ (Ảnh: Internet)
7. Rêu đá Thanh Sơn
Thanh Sơn là mảnh đất rộng và có lẽ là nhiều đồi núi nhất của Phú Thọ. Nó cũng là nơi sản sinh nhiều món ăn ngon, độc đáo. Bên cạnh món thịt chua đặc sắc, còn có món rêu đá mà không phải ai cũng biết đến. Nói đến rêu đá - đặc sản Phú Thọ, nhiều người sẽ nghĩ rêu làm sao mà ăn được, nhưng thực tế, đến với một số xã như Đồng Sơn, Thu Cúc, Thượng Cửu... của huyện này, quý lắm mới được người nơi đây mời, đãi món này. Nó được coi như là một thứ rau sạch của những người vùng cao.
Rêu đã được rửa và đập sạch (Ảnh: Internet)
Thông thường món ăn này được làm vào buổi tối vì đó là lúc có mặt đông đủ mọi thành viên trong gia đình.
Mang gì khi đến Phú Thọ?
Bất kỳ trang phục, giày dép bạn thích. Lưu ý khi tham quan, viếng các đền, chùa cần ăn bận kín đáo.
Các cung đường thường gặp
KHÁCH SẠN Ở PHÚ THỌ
Tre Nguồn Resort
Tư vấn du lịch Bắc Ninh
Bắc Ninh là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng và trung du Bắc bộ. Phía bắc giáp Bắc Giang, phía đông và đông nam giáp Hải Dương, phía tây giáp Hà Nội, phía nam giáp Hưng Yên. Tỉnh có nhiều sông lớn, vì vậy hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt và đường sông
Tam giác mạch đầu mùa nơi cao nguyên đá
Đến hẹn lại lên, những ngày này ở khắp nơi trên mảnh đất Hà Giang xinh đẹp, những đồi "hoa công chúa" phớt hồng đua nhau khoe sắc thắm, tô điểm cho nơi rẻo cao vẻ đẹp thần tiên, làm say lòng du khách.
Tới Sa Pa vượt rừng tìm thác Tình yêu
Bên cạnh thác Bạc, bản Cát Cát, du khách có thể ghé thăm thác Tình yêu trên con đèo Ô Quy Hồ huyền thoại.
Đêm Hà Nội gần gũi trên tuyến phố đi bộ
Phố cổ là nơi giữ gìn tinh hoa văn hoá và in dấu phong cách sống của người Hà Nội. Đêm đến, đi dạo ở đây, bạn sẽ được thưởng thức âm nhạc, ẩm thực và những phút giây thư thái bên bạn bè.
Đêm Sài Gòn trên những con phố
Khác với vẻ yên tĩnh, thơ mộng của Hà Nội, Sài Gòn về đêm đầy náo nhiệt và sôi động với những sắc màu rực rỡ.