- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Tư vấn du lịch Bắc Ninh
Nội dung
- GIỚI THIỆU DU LỊCH BẮC NINH
- DI CHUYỂN, ĐI LẠI Ở BẮC NINH
- Di chuyển bằng phương tiện công cộng
- Di chuyển bằng phương tiện cá nhân
- NÊN DU LỊCH BẮC NINH VÀO THỜI GIAN NÀO
- ĐIỂM DU LỊCH HẤP DẪN Ở BẮC NINH
- 1. Đền bà Chúa Kho
- 2. Hội Lim
- 3. Chùa Bút Tháp
- 4. Làng Đình Bảng
- 5. Chùa Dâu
- 6. Đền Đô
- 7. Đình làng Đình Bảng
- 8. Làng tranh Đông Hồ
- 9. Chùa Phật Tích
- 10. Làng gốm Phù Lãng
- ĂN GÌ? Ở ĐÂU
- 1. Cháo thái
- 2. Tương Đình Tổ
- 3. Bánh đúc lạc
- 4. Bánh tẻ làng Chờ
- 5. Bánh khúc
- 6. Bánh phu thê
- Mang gì khi đến Bắc Ninh
- KHÁCH SẠN Ở BẮC NINH
Bắc Ninh là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng và trung du Bắc bộ. Phía bắc giáp Bắc Giang, phía đông và đông nam giáp Hải Dương, phía tây giáp Hà Nội, phía nam giáp Hưng Yên. Tỉnh có nhiều sông lớn, vì vậy hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt và đường sông
GIỚI THIỆU DU LỊCH BẮC NINH
Không chỉ quyến luyến du khách với những làn điệu dân ca quan họ mượt mà, Bắc Ninh còn níu chân mọi người với các lễ hội gần như rải đều trong năm.
Du lịch Bắc Ninh
DI CHUYỂN, ĐI LẠI Ở BẮC NINH
Chỉ cách Hà Nội khoảng 80km, nên hầu hết du khách từ miền Trung, miền Nam đều chọn Hà Nội làm trung điểm cho chuyến đi. Vì lẽ đó, có thể mạnh dạn chia thành 2 hướng chính đến Bắc Ninh, một là từ các tỉnh miền Bắc, hai là từ Hà Nội.
Di chuyển bằng phương tiện công cộng
Mua vé tuyến Hà Nội – Bắc Ninh tại bến xe Lương Yên (trạm cuối của tuyến xe này là bến xe Thuận Thành , Bắc Ninh). Từ bến xe, nếu muốn đi đâu phải gọi xe.
Tại các tỉnh lân cận, mua vé tại bến xe. Nên tham khảo thời gian xuất bến, giá vé, các điểm xe có thể đi ngang qua.
Di chuyển bằng phương tiện cá nhân
Từ Hà Nội - Bắc Ninh xuất phát từ ngã tư Sở xuống đường Khuất Duy Tiến, kéo dài đến ngã tư đèn xanh đèn đỏ, rẽ tay trái hướng đi về đường bán đảo Linh Đàm, lên cầu vượt rồi đi thẳng quốc lộ 1B đến khi có biển báo rẽ vào thành phố Bắc Ninh thì rẽ vào.
Thành phố Bắc Ninh không lớn nên muốn đến địa điểm nào, bạn có thể hỏi dân địa phương, tra cứu bản đồ giấy hay trên điện thoại.
Lưu ý nếu dùng phương tiện cá nhân thì phải mang theo đầy đủ giấy tờ, tuân thủ đúng an toàn giao thông đường bộ, chạy đúng tốc độ quy định. Mang theo kính và khẩu trang đi đường.
NÊN DU LỊCH BẮC NINH VÀO THỜI GIAN NÀO
Có thể đến Bắc Ninh vào bất kỳ tháng nào trong năm. Đặc biệt nếu thích tham gia hàng chục lễ hội nổi tiếng của vùng đất này, bạn nên đến vào các tháng 1, 2, 4, 9, 10. Những du khách không thích ồn ào, náo nhiệt, có thể chọn các tháng còn lại.
ĐIỂM DU LỊCH HẤP DẪN Ở BẮC NINH
1. Đền bà Chúa Kho
Đi lễ Bà Chúa Kho đã trở thành thói quen đối với nhiều người, đặc biệt là giới kinh doanh. Cứ vào dịp đầu xuân năm mới hàng ngàn khách thập phương trong cả nước lại đến chiêm bái, thắp hương và dâng phẩm vật kính lễ bà Chúa kho, cầu mong một năm mới an lạc thịnh vượng và hạnh phúc.
Đền bà Chúa Kho
2. Hội Lim
Lim là tên Nôm của xã Lũng Giang, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội 18 km. Hội mở trên đồi Lim, có chùa Lim nơi thờ ông Hiếu Trung Hầu, người sáng lập tục hát quan họ. Cứ đến 13 tháng Giêng, người dân lại kéo nhau về trẩy hội Lim, một trong những lễ hội tiêu biểu nhất của mảnh đất Kinh Bắc.
Hội Lim
3. Chùa Bút Tháp
Chùa Búp Tháp là một ngôi chùa cổ, mặc dù đã trải qua những lần trùng tu, sửa chữa nhưng chùa vẫn giữ được những nét nguyên sơ hấp dẫn của nó. Chùa Bút Tháp được xây dựng vào thời hậu Lê - thế kỷ 17. Theo lịch sử, chùa được bà Trinh Thị Ngọc Trúc (vợ vua lê Thánh Tông) cùng hai nhà sư người Việt gốc Hoa thiết kế. Nằm trên địa bàn xã Định Tô, huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh. Từ thủ đô Hà Nội theo đường 5 về hướng Đông bắc qua chùa Dâu và bờ đê sông Cầu khoảng 25 km là tới chùa Bút Tháp. Bút Tháp có tên nguyên thuỷ ghi trên tấm bia dựng vào năm Phúc Thái thứ 4 (1646) là "Ninh Phúc Tự". Ngoài ra, dân trong vùng còn gọi chùa là Nhạn Tháp
Chùa Bút Tháp
4. Làng Đình Bảng
Quê hương Lý Thái Tổ là Cổ Pháp xưa – Đình Bảng nay, cách thủ đô và cách thành phố Bắc Ninh cùng khoảng 15km đường quốc lộ 1A, ngay địa phận giữa Hà Nội và Bắc Ninh. Vùng đất này rất người ngoan Kinh Bắc, cũng rất hùng khí Thăng Long.
Đền Đô thờ 8 vị vua Lý trong làng
5. Chùa Dâu
Chùa được xây dựng vào khoảng đầu Tây lịch ở vùng Dâu, thời thuộc Hán gọi là Luy Lâu, là một trung tâm Phật giáo Việt Nam xưa nhất. Thiền sư Tì-ni-đa-lưu-chi (Vinitaruci) – người Nam Thiên Trúc, sang Trung Hoa, đắc pháp với Tam Tổ Tăng Xán, được Tam Tổ chỉ dạy về phương Nam truyền đạo – đã đến chùa vào tháng Ba năm Canh Tý (580), mở đạo tràng thuyết pháp, lập nên Thiền phái đầu tiên ở Việt Nam.
Chùa Dâu
6. Đền Đô
Đền Đô thuộc làng Đình Bảng, xã Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Đền là nơi thờ 8 vị vua nhà Lý: Lý Công Uẩn tức Lý Thái Tổ (1009 - 1028); Lý Thái Tông (1028 - 1054); Lý Thánh Tông (1054 - 1072); Lý Nhân Tông (1072 - 1128); Lý Thần Tông (1128 - 1138); Lý Anh Tông (1138 - 1175); Lý Cao Tông (1175 - 1210) và Lý Huệ Tông (1210 - 1224).
Đền Đô
7. Đình làng Đình Bảng
Đình làng Đình Bảng nổi tiếng với kiến trúc đình làng độc đáo bậc nhất Việt Nam. Qua thời gian cũng như chiến tranh, ngôi đình bị hư hỏng đôi chút nhưng đã được tôn tạo, vẫn giữ nguyên được vẻ ban đầu và là niềm tự hào của người dân Kinh Bắc.
Đình làng Đình Bảng
8. Làng tranh Đông Hồ
Cách Hà Nội chừng 33km về hướng Đông và nằm sát bờ Nam đê sông Đuống, làng Hồ hay Đông Hồ là một làng nghề cổ truyền, có tên Nôm là làng Mái nay thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Đây là cái nôi của dòng tranh khắc gỗ dân gian đặc sắc được nhiều người cả trong và ngoài nước biết đến, với những bức tranh từ lâu đã đi vào đời sống tinh thần bao người dân Việt.
Bia khắc gỗ và tranh "Đánh ghen"
9. Chùa Phật Tích
Chùa được khởi dựng vào khoảng thế kỷ VII – X. Đến thời Lý, chùa được đại trùng tu quy mô, trở thành một trung tâm Phật giáo. Vào năm 1057, Vua Lý Thánh Tông đã cho dựng cây tháp và đúc pho tượng mình vàng. Thời Trần đã cho lập một Thư viện lớn trên núi Lạn Kha do danh nho Trần Tôn làm Viện trưởng để giảng dạy các sinh đồ.
Chùa Phật Tích
10. Làng gốm Phù Lãng
Những sản phẩm chum, vại, lọ, bình… tại làng gốm Phù Lãng, huyện Quế Võ (Bắc Ninh) được các nghệ nhân chau chuốt, mang vẻ đẹp dân tộc. Đây là một trong ba trung tâm gốm cổ của vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Làng gốm Phù Lãng
ĂN GÌ? Ở ĐÂU
Chẳng cần đến câu hát “người ơi người ở đừng về” thì khách du lịch mới đắn đo và luyến tiếc khi rời xa Bắc Ninh. Một vùng đất nổi tiếng với câu hát quan họ, với áo mớ ba mớ bảy và chiếc nón quai thao cùng kiến trúc chùa chiền độc đáo đủ để bất cứ ai ghé qua đều quyến luyến.
1. Cháo thái
Món ăn này gắn liền với sự tích trạng nguyên Lê Văn Thịnh về thăm Đình Tổ. Do đó, nó có mặt trong các dịp lễ lớn của làng và dần trở thành điểm độc đáo mà không nơi nào khác có được.
Cách nấu cháo cũng đặc biệt không kém cái tên gây nhiều tò mò của nó. Bột gạo xay khô nhào với nước rồi được nắm thành cục to. Nước dùng là nước luộc gà, nước thịt lợn cho thêm thịt gà, thịt lợn… bắc trên bếp cho thật sôi. Sau đó, người nấu dùng dao thái cục bột ra thành từng lát mỏng. Khi cháo chín, cho hành hoa, hạt tiêu, mắm, muối vừa ăn là được.
Cháo thái - đặc sản Bắc Ninh - ăn nhẹ bụng mà rất ngon. Húp từng thìa cháo sẽ thấy mùi thơm béo của nước dùng, cay nồng hạt tiêu và đậm đà gia vị, thoang thoảng hành hoa, nhất là cái mịn như tan đi trong miệng của gạo xay.
Cháo thái có cách chế biến hết sức độc đáo.
2. Tương Đình Tổ
Về Bắc Ninh, ở những ngôi nhà còn người già sẽ thấy góc hiên, góc bếp lúc nào cũng có chum tương. Đó là thứ đặc sản mỗi người con Kinh Bắc đi xa lại nhớ. Nhưng thứ tương thượng hạng, ngon nhất là ở xã Đình Tổ (Thuận Thành, Bắc Ninh).
Tương Đình Tổ là thứ nước chấm khó thiếu trong bữa ăn hàng ngày của người dân nơi đây, nhất là khi ăn bánh đúc lạc (Ảnh: Internet)
Tương Đình Tổ - đặc sản Bắc Ninh - nhìn là mê ngay, vàng ruộm, mịn sánh và béo ngậy. Tất cả tương ở đây đều được làm thủ công, ủ và cho lên men tự nhiên chứ không dùng chất phụ gia hóa học nào. Ngoài nguyên liệu chính là ngô, người ta còn cho thêm vào đỗ tương và gạo nếp cái hoa vàng để được mẻ tương như ý.
3. Bánh đúc lạc
Tương Đình Tổ hợp nhất với bánh đúc lạc. Thử tương rồi, nhất định phải ăn bánh đúc lạc chấm tương mới thấy hết cái tinh túy của chúng bổ sung cho nhau tuyệt vời như thế nào.
Bánh đúc lạc, món quê mùa nhưng ngon vô chừng (Ảnh: Internet)
Chẳng cầu nguyên liệu cao sang, chỉ từ hạt gạo làng quê với sự khéo léo của các mẹ, các chị xứ Kinh Bắc là khiến người ăn mê mẩn thứ bánh nhà quê này. Bánh đúc làm từ gạo tẻ ngâm với nước vôi trong, nghiền nhỏ thành bột cho vào nồi nấu và quấy thật đều tay. Lúc gần được thì cho lạc rang vào trộn đều.
Khi bánh được đổ ra mẹt lót lá chuối, chờ nguội thì xắt từng miếng chấm cùng tương. Bánh đúc lạc Bắc Ninh không nát bấy mà giòn giòn, cầm không hề dính tay, mịn, bóng. Cái bùi của lạc rang, cùng với vị gạo thanh thanh và đậm đà, beo béo của tương hòa vào nhau vừa dung dị, vừa gợi nhiều cảm xúc về một vùng đất rất đỗi bình yên.
4. Bánh tẻ làng Chờ
Lại là một món ăn nghèo mà ngon nữa của người Bắc Ninh. Bánh tẻ làng Chờ vừa dai, vừa giòn, vừa thơm, vừa mát mà lại no bụng.
Đến một trong bảy làng trong tổng Chờ ngày xưa: Phú Mẫn, Nghiêm Xá, Trung Bạn, Ngân Cầu (thị trấn Chờ), Ngô Nội, Tiên Trà, Phù Lưu (xã Trung Nghĩa) bạn sẽ khó mà quên vị riêng của bánh tẻ.
Bánh tẻ làng Chờ dẻo dai, giòn mát, giản dị và đậm mùi lá gói (Ảnh: Internet)
5. Bánh khúc
Từng chiếc bánh tròn nhỏ nhìn ngoài như nắm xôi khiến bao người con đi xa rồi cứ nhớ mãi vị của “hương đồng có nội” này.
Bánh khúc - đặc sản Bắc Ninh - nóng hổi ăn chung với muối vừng hay muối lạc thì khó có món sơn hào hải vị nào sánh bằng. Cái cảm giác dẻo dẻo, khi cắn, thơm mùi nếp ngon cộng với vị bùi mà thanh mát của nhân đỗ bên trong và cái béo ngậy thịt mỡ, thơm cay hạt tiêu thật khiến người ta đê mê, khoan khoái.
Bánh khúc tròn nhỏ nhìn như nắm xôi nhưng chứa trong mình tổng hòa các hương vị ngon thơm, đắm say lòng người (Ảnh: Internet)
6. Bánh phu thê
Cái tên hạnh phúc của loại bánh nổi tiếng xứ Bắc này cũng là món ăn cầu hạnh phúc thịnh vượng cùa người dân nơi đây. Bánh phu thê xưa kia chỉ dành cho nhà quyền quý giàu có, nhưng giờ đây ai ai cũng có thể thưởng thức vị ngon của nó.
Bánh phu thê mang lại hạnh phúc và thịnh vượng cho người ăn (Ảnh: Internet)
Ẩn bên trong lớp vỏ bánh thô kệch, giản dị là ruột bánh sang trọng, kiêu kì. Bánh vàng trong suốt, lóng lánh lấm tấm vừng bên ngoài nhìn thấy rõ nhân bánh vuông vắn bên trong thật đẹp.
Bánh làm từ gạo nếp với nhiều công đoạn và quy trình phức tạp. Đặc biệt, màu của bánh phải là màu của nước quả chứ không dùng màu hóa học. Bánh phu thê ăn dẻo bột, mà lại giòn đu đủ xanh, cắn sâu vào sẽ thấy vị ngậy bùi mà vẫn rất thanh của đổ xanh nhuyễn với cùi dừa beo béo, vị hạt sen man mát và cái ngọt lan tỏa.
Mang gì khi đến Bắc Ninh
Hầu hết các địa danh nổi tiếng của Bắc Ninh là đình, chùa nên khi đến đây phải ăn vận kín đáo, lịch sự. Mùa này khá nắng, bạn có thể mua áo đi nắng tại đây hay mặc áo khoác, đội mũ, kem chống nắng, kem chống muỗi, thuốc trị côn trùng. Nếu muốn dựng trại, nên tham khảo ý kiến của chính quyền địa phương.
Các tuyến du lịch thường đi:
Bắc Ninh - biển Thiên Cầm - Phong Nha - Bắc Ninh
Bắc Ninh - Móng Cái - Trà Cổ - Đông Hưng - Bắc Ninh
Bắc Ninh - vịnh Hạ Long - Tuần Châu - Yên Tử
KHÁCH SẠN Ở BẮC NINH
Phú Sơn Resort
Tam giác mạch đầu mùa nơi cao nguyên đá
Đến hẹn lại lên, những ngày này ở khắp nơi trên mảnh đất Hà Giang xinh đẹp, những đồi "hoa công chúa" phớt hồng đua nhau khoe sắc thắm, tô điểm cho nơi rẻo cao vẻ đẹp thần tiên, làm say lòng du khách.
Tới Sa Pa vượt rừng tìm thác Tình yêu
Bên cạnh thác Bạc, bản Cát Cát, du khách có thể ghé thăm thác Tình yêu trên con đèo Ô Quy Hồ huyền thoại.
Đêm Hà Nội gần gũi trên tuyến phố đi bộ
Phố cổ là nơi giữ gìn tinh hoa văn hoá và in dấu phong cách sống của người Hà Nội. Đêm đến, đi dạo ở đây, bạn sẽ được thưởng thức âm nhạc, ẩm thực và những phút giây thư thái bên bạn bè.
Đêm Sài Gòn trên những con phố
Khác với vẻ yên tĩnh, thơ mộng của Hà Nội, Sài Gòn về đêm đầy náo nhiệt và sôi động với những sắc màu rực rỡ.
Sài Gòn lung linh trong các góc ảnh
Sài Gòn được khá nhiều nhiếp ảnh gia lựa chọn để tham dự cuộc thi ảnh của VnExpress và phần lớn là những hình ảnh về một thành phố bừng sáng lung linh.