- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Tư vấn du lịch Hải Dương
Nội dung
- GIỚI THIỆU DU LỊCH HẢI DƯƠNG
- DI CHUYỂN, ĐI LẠI Ở HẢI DƯƠNGDi chuyển
- Bằng phương tiện công cộng
- Bằng phương tiện cá nhân
- NÊN DU LỊCH HẢI DƯƠNG VÀO THỜI GIAN NÀO
- ĐIỂM ĐẾN HẤP DẪN Ở HẢI DƯƠNG
- 1. Côn Sơn Kiếp Bạc
- 2. Đảo cò Chi lăng Nam
- 3. Gốm chu Đậu
- 4. Văn miếu Mao Điền
- 5. Bảo tàng Hải Dương
- 6. Động Kính Chủ
- 7. Hội mùa thu Lục Đầu Giang
- 8. Lễ hội Đình Bầu
- 9. Lễ hội chùa Minh Khánh
- 10. Lễ hội đền Cuối
- 11. Hội pháo đất Minh Đức
- 12. Chùa Hương Hải
- ĂN GÌ? Ở ĐÂU?
- 1. Bánh đậu xanh Hải Dương
- 2. Rươi Tứ Kỳ Hải Dương
- 3. Bún cá rô đồng
- 4. Bánh gai Ninh Giang
- 5. Vải Thanh Hà
- Mang gì khi đến Hải Dương?
- Các cung đường thường gặp
- KHÁCH SẠN Ở HẢI DƯƠNG
Hải Dương là một trong những vùng đất "địa linh nhân kiệt", vùng văn hoá và văn hiến tâm linh chính của cả nước. Trải qua thăng trầm của giai đoạn hình thành và phát triển đã để lại cho Hải Dương 1.098 di tích lịch sử, trong đó có 133 di tích đư
GIỚI THIỆU DU LỊCH HẢI DƯƠNG
Hải Dương níu chân du khách với hàng trăm di tích văn hóa lịch sử và hàng ngàn câu chuyện về các danh nhân quân sự, văn học, danh y như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Chu Văn An, Tuệ Tĩnh….
Thành phố Hải Dương
DI CHUYỂN, ĐI LẠI Ở HẢI DƯƠNGDi chuyển
Phần di chuyển này chỉ nói điểm bắt đầu từ Hà Nội, các bạn ở các tỉnh miền Trung và miền Nam có thể chọn địa danh này để xuất phát. Riêng các bạn ở các tỉnh phía Bắc tham khảo ở bến xe các tỉnh.
Bằng phương tiện công cộng
Xe bus từ bến xe Lương Yên – Hải Dương có tần suất 15 phút/chuyến. Giá vé 40.000 đồng. Đến nơi thì thuê xe ôm, taxi để tham quan.
Bằng phương tiện cá nhân
Hải Dương cách Hà Nội 57km nên bạn có thể dễ dàng di chuyển bằng xe máy hay xe ô tô.
Lưu ý khi di chuyển bằng phương tiện cá nhân thì mang đầy đủ giấy tờ xe, chấp hành đúng luật an toàn giao thông đường bộ. Nên trang bị mắt kính đi đường và điện thoại có chức năng google map để tiện di chuyển.
NÊN DU LỊCH HẢI DƯƠNG VÀO THỜI GIAN NÀO
Khí hậu Hải Dương có sự thay đổi rõ rệt theo các mùa nên đẹp nhất và thích hợp nhất là mùa thu. Riêng mùa hè có hơi nắng, nóng song bù lại bạn sẽ được vin cành, bẻ và thưởng thức những trái vải tươi ngon nhất.
ĐIỂM ĐẾN HẤP DẪN Ở HẢI DƯƠNG
1. Côn Sơn Kiếp Bạc
Côn Sơn –Kiếp Bạc là hai tích lịch sử nổi tiếng của huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Chùa Côn Sơn tọa lạc trên xã Cộng Hòa, nằm giữa hai dãy núi Phượng Hoàng- Kỳ Lân cách Hà Nội khoảng 70km. Chùa là một trong ba trung tâm của thiền phái Trúc Lâm thời Trần được trùng tu mở rộng năm 1304 và được Bộ Văn Hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam xếp vào hạng quốc gia. Chùa thường gọi là chùa Côn Sơn, tọa lạc ở chân núi Kỳ Lân hay núi Hun, cao khoảng 200m, thuộc xã Cộng Hòa, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
Côn Sơn - Kiếp Bạc
2. Đảo cò Chi lăng Nam
Chi Lăng Nam là một xã của huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Nơi đây có cảnh quan thiên nhiên của một vùng ngập nước ven sông Hồng, đã từng là căn cứ du kích của nghĩa quân từ thời Triệu Quang Phục đến thời Tán Thuật, có đầm hồ mênh mông, đất ngập nước sình lầy với lau sậy hoang vu, với le le, mòng két, vịt trời, sâm cầm, cò, vạc...
Đảo cò Chi Lăng Nam
3. Gốm chu Đậu
Gốm Chu Đậu, dòng gốm cổ xưa vào bậc nhất ở Việt Nam thuộc xã Thái Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, làng nghề gốm Chu Đậu cổ xưa đã từng bị thất truyền mấy trăm năm nay đang hồi sinh trở lại ngay trên quê hương với uy tiếng vốn có của nó.
Gốm Chu Đậu
4. Văn miếu Mao Điền
Văn miếu Mao Điền ở tại làng Mậu Tài, xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, ngay cạnh đường quốc lộ số 5 từ Hà Nội đi Hải Phòng, nằm cách thành phố Hải Dương khoảng 15km về phía Tây, Văn miếu Mao Điền được biết đến như là một công trình kiến trúc cổ kính, có lịch sử mấy trăm năm, thờ Khổng Tử và tôn vinh các bậc Đại khoa nho học tiêu biểu cho truyền thống văn hiến của trấn Hải Dương xưa.
Văn miếu Mao Điền
5. Bảo tàng Hải Dương
Bảo tàng Hải Dương được thành lập theo Quyết định số 314/QĐ - UBND, ngày 25/7/1987 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Hưng. Ngày 1/1/1997 tỉnh Hải Hưng chia tách làm 2 tỉnh: Hải Dương và Hưng Yên. Bảo tàng được đổi tên là Bảo tàng Hải Dương. Phòng Trưng bày chính giới thiệu lịch sử tỉnh Hải Dương theo biên niên, được khánh thành ngày 2/9/1990, gồm các chủ đề:
- Hoàn cảnh tự nhiên.
- Di vật lịch sử - văn hóa từ khởi thủy đến Cách mạng tháng Tám năm 1945.
- Di vật lịch sử - văn hóa 50 năm sau Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Bảo tàng Hải Dương
6. Động Kính Chủ
Động Kính Chủ (còn gọi là động Dương Nham) nằm ở sườn núi phía Nam của núi Dương Nham thuộc thôn Dương Nham, xã Phạm Mệnh, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. Động Kính Chủ được xếp vào hàng Nam thiên đệ lục động (động thứ 6 của trời Nam), là danh xưng do vua Lê Thánh Tông (1446 - 1497) phong tặng động Kính Chủ.
Động Kính Chủ
7. Hội mùa thu Lục Đầu Giang
Người trảy hội như sống trong không khí thượng võ của cha ông một thuở.Còn nhiều trò diễn hấp dẫn khác, có sự góp mặt của tài năng xứ bạn. Làn chèo đất Sơn Nam hạ, Sơn Nam thượng. Màn quan họ Kinh Bắc. Rồi mùa rối cạn, múa rối nước. Rồi xiếc thời nay, có năm thử tái hiện cả xiếc thời Trần, thời Lê.
Lễ hội mùa thu Lục Đầu Giang
8. Lễ hội Đình Bầu
Hội Đình Bầu thuộc thôn Nhan Bầu là một vùng đất trù phú, có truyền thống hiếu học. Thời phong kiến thôn thường có nhiều người đỗ cử nhân, tú tài, làm quan hoặc mở trường dậy học, nhiều người có tài thơ văn, góp phần tạo nên một miền quê văn hiến. Trai gái thôn Bầu có tài ca hát các làn điệu dân ca như: trống quân, sa mạc, đò đưa, ca trù..., lại được rèn luyện trong các lễ hội nên ứng đối rất nhanh.
Lễ hội Đình Bầu
9. Lễ hội chùa Minh Khánh
Hội chùa Minh Khánh bắt nguồn từ kỷ niệm ngày mất của Trần Nhân Tông(1/11âl). Hội bắt đầu vào ngày 30/10, kết thúc vào chiều 1.11, nhưng công tác chuẩn bị thực hiện trước đó hàng tuần không chỉ của Bình Hà mà của 5 xã kế cận.
Lễ hội chùa Minh Khánh
10. Lễ hội đền Cuối
Trước vào đám 3 ngày, các thôn Cuối, Đại, Rỗ làm lễ tảo mộ tại khu lăng Đại vương. Trong 3 ngày vào đám không tổ chức rước kiệu vì kiệu đã được rước từ đầu tháng giêng. Ba làng Đại Liêu, Hội Xuyên, Vĩnh Dụ đều tổ chức rước Kiệu vào bãi Bái Quan để tế lễ, hôm sau lại rước về làng. Trong những ngày hội, có nhiều loại cỗ cúng Đại vương. Làng có 12 giáp , mỗi giáp làm một loại cỗ. Đây là một điển hình của hội đền Cuối.
Lễ hội đền Cuối
11. Hội pháo đất Minh Đức
Trong các trò chơi dân gian, trò chơi pháo đất có lịch sử từ rất sớm, hình thành và tồn tại trên phạm vi rộng lớn ở đồng bằng Bắc Bộ. Tại xã Minh Đức, huyện Tứ Kỳ, trò chơi pháo đất được toàn dân hưởng ứng và nhanh chóng trở thành lễ hội truyền thống mùa xuân, gắn liền với hội chùa Đông Dương của thôn Phúc Lâm.
Hội pháo đất Minh Đức
12. Chùa Hương Hải
Chùa được dựng vào đời Trần. Đây từng là nơi trụ trì của Quốc sư Pháp Loa, Trúc Lâm đệ nhị Tổ. Ông đã từng mở rộng sơn cảnh Thanh Mai vào năm 1329. Sau khi ông mất, Thái Thượng hoàng Trần Minh Tông truy tặng thụy hiệu là Minh Trí tôn giả (sách Hải Dương – Di tích và danh thắng, 1999 ghi là Tĩnh Trí tôn giả), đặt tên tháp là Viên Thông, xuất ngân khố 10 lạng vàng xây tháp và đề thơ Vãn Pháp Loa tôn giả, đề Thanh Mai Tự
Chùa Hương hải
ĂN GÌ? Ở ĐÂU?
1. Bánh đậu xanh Hải Dương
Mỗi dịp ghé chơi Hải Dương là khách du lịch lại chọn mua bánh đậu xanh về làm quà cho ngươi thân và bạn bè. Bánh đậu xanh Hải Dương có vị ngọt thanh, bánh ăn vào thơm mùi đậu xanh, vị beo béo của mỡ lợn. Còn gì thú vị hơn trong một buổi chiều ngồi nhâm nhi mấy cái bánh đậu xanh cùng ấm chè ướp hoa sen.
Hiện nay tại Hải Dương có rất nhiều các cơ sở làm bánh đậu xanh như ngon nhất là: bánh đậu xnah Quê Hương, Bánh đậu xanh Bảo Hiên, Bánh đậu xanh Nguyên Hương, bánh đậu xanh Bảo Long, bánh đậu xanh Hoà An…
2. Rươi Tứ Kỳ Hải Dương
Cứ mỗi khi bước vào tháng giao mùa, rươi lại xuất hiện ở các cửa sông Hải Dương, đặc biệt là ở vùng Tứ Kỳ. Nói đến rươi, nhà văn Vũ Bằng đã từng ví rằng “đến mùa mà không được ăn thì như là một người đàn bà đẹp đã để phí mất tuổi hoa, sau này sẽ nặng một niềm tiếc nhớ”.
Rươi ở Vũ Kỳ được chế biến thành rất nhiều món như: súp rươi, rươi đốt, rươi ràn muối, canh măng rươi, rươi xào, nem rươi, lẩu rươi, mắm rươi nhưng có lẽ được nhiều người biết đến hơn cả là món chả rươi. Rươi sau khi mua về, dùng đũa đánh cho nhuyễn, sau đó cho hành, thì lá, vỏ quýt sắt nhỏ (vỏ tươi hoặc vỏ khô đều được), cho trứng đánh đều tay rồi cho lên chảo rán. Chả rươi ăn với cơm, bún đều ngon.
3. Bún cá rô đồng
Do đặc điểm khí hậu và thổ nhưỡng nên cá rô đồng ở Hải Dương to, thịt chắc và béo. Bún cá rô đồng ở đây vì thế mà càng đậm đà hương vị.
Điểm đặc biệt của bún cá rô đồng ở Hải Dương là nước dùng được ninh hoàn toàn từ xương và đầu cá chứ không ninh bằng thịt lợn nên nước trong, béo và có vị ngọt thanh mát của cá. Nồi nước dùng nghi ngút khói tỏa ra mùi thơm của gừng, khi ăn người bán xếp bún, cho cá rô đồng rán vàng, dọc mùng, rồi thêm nước dùng vào. Ăn một bát bún cá rô đồng Hải Dương để rồi, du khách cứ phải nhớ mãi cái ùi vị quyến rũ làm ấm lòng thực khách phương xa.
4. Bánh gai Ninh Giang
Nằm bên bờ sông Luộc Giang thơ mộng, Thị trấn Ninh Giang nức tiếng với nghề làm bánh gai truyền thống. Vẫn là lớp vỏ được làm từ bột gạo trộn với nước lá gai giã nhỏ nhưng nhân của bánh gai Ninh Giang có thêm lạc, hạt sen để tăng độ bùi cho bánh. Bánh gai ở đây được ví như một tác phẩm nghệ thuật bởi khi ăn vào, lớp vỏ được làm từ bột gạo nếp cái hoa vàng trộn với lá gai, đường kính, bánh dẻo, ngọt vừa phải. Lớp nhân được làm từ đỗ xanh, lạc, hạt sen thơm bùi. Những cái tên mộc mạc: Bánh gai bà Tới, Lan Trạm, Liên Hương…chỉ cần nghe nhắc tới đã thấy thèm thèm, nhớ mãi khôn nguôi.
5. Vải Thanh Hà
Khi nắng hè gay gắt cũng là lúc vải ở Thanh Hà vào mùa. Vải thiều Thanh Hà có vỏ quả hồng nhuận, quả nhỏ, hạt nhỏ, cùi trắng, dày, mọng nước, vị ngọt, dịu thơm.
Mang gì khi đến Hải Dương?
Quần áo gọn gàng, lịch sự để tiện vào tham quan, chiêm bái các di tích lịch sử.
Mang giày, dép bệt để tiện di chuyển.
Mang theo dụng cụ chống nắng khi đi vào mùa nắng và dụng cụ đi mưa nếu đến vào mùa mưa
Mang theo dụng cụ cá nhân, thuốc trị các bệnh thông thường.
Nếu có ý định cắm trại thì mang theo lều, nồi chuyên dùng, mền và áo ấm.
Các cung đường thường gặp
Hà nội/Sài Gòn – Hải Dương – Hải Phòng – Hưng Yên
Hà nội/Sài Gòn - Phong Nha - Huế - Nghệ An – Hải Dương
KHÁCH SẠN Ở HẢI DƯƠNG
Tư vấn du lịch Phan Rang-Tháp Chàm
Thành phố Phan Rang là tỉnh lỵ của Ninh Thuận. Phan Rang cách Thành phố Hồ Chí Minh 350 km, cách Đà Lạt 110 km, cách Nha Trang 105 km và cách Hà Nội 1388 km.
Tư vấn du lịch Hưng Yên
Hưng Yên là một tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng sông Hồng, cách thủ đô Hà Nội 64 km về phía đông nam, cách thành phố Hải Dương 50 km về phía tây nam. Phía bắc giáp tỉnh Bắc Ninh, phía đông giáp tỉnh Hải Dương, phía tây và tây bắc giáp thủ đô Hà Nội, phía n
Mũi Đại Lãnh một điểm đến không thể bỏ qua khi tới Phú Yên
Được coi là cực Đông Tổ quốc, nơi ngắm ánh bình minh đầu tiên, nên mũi Đại Lãnh một điểm đến không thể bỏ qua khi tới Phú Yên
Tư vấn du lịch Bến Tre
Cách TP HCM 85 km về phía tây, Bến Tre như hòn đảo xanh giữa bốn bề sông nước Cửu Long và trở thành điểm du lịch hấp dẫn cho những ai thích khám phá không gian xanh mát.
Tư vấn du lịch Đồng Hới - Quảng Bình
Nếu cách đây khoảng 10 năm, Đồng Hới chỉ là trạm dừng chân cho du khách nghỉ lại một đêm để sáng hôm sau đi du lịch Phong Nha – Kẻ Bàng, thì hôm nay, Đồng Hới được biết đến là một địa chỉ du lịch tại Quảng Bình được nhiều người ưa thích.