- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Tư vấn du lịch Bến Tre
Nội dung
- GIỚI THIỆU DU LỊCH BẾN TRE
- DI CHUYỂN ĐI LẠI Ở BẾN TRE
- Phương tiện cá nhân:
- NÊN DU LỊCH BẾN TRE VÀO THỜI GIAN NÀO
- ĐIỂM ĐẾN HẤP DẪN Ở BẾN TRE
- 1. Vườn cây trái Cái Mơn
- 2. Cồn Tiên
- 3. Cồn Qui
- 4. Làng du kích Đồng Khởi
- 5. Cồn Ốc
- 6. Sân chim Vàm Hồ
- 7. Cồn Phụng
- 8. Chùa Tuyên Linh
- 9. Chùa Hội Tôn
- 10. Cầu Rạch Miễu
- 11. Lăng mộ Nguyễn Đình Chiểu
- ĂN GÌ? Ở ĐÂU?
- 1. Dừa xiêm
- 2. Kẹo dừa Bến Tre
- 3. Củ hũ
- 4. Đuông dừa
- 5. Rượu dừa
- 6. Cơm dừa
- 7. Ốc Xào Nước Cốt Dừa
- 8. Chuột dừa
- 9. Tép rang dừa
- 10. Cá bóng kho nước dừa
- 11. Mứt dừa
- 12. Cháo dừa
- 13. Bánh tráng Mỹ Lồng
- 14. Bánh phồng Sơn Đốc
- 15. Hủ tiếu Mỹ Lồng
- 16. Nấm mối
- 17. Bánh xèo ốc gạo
- 18. Gỏi gà trộn môn ngọt
- 19. Canh chua cá linh
- 20. Lẩu cháo cua đồng
- KHÁCH SẠN Ở BẾN TRE
Cách TP HCM 85 km về phía tây, Bến Tre như hòn đảo xanh giữa bốn bề sông nước Cửu Long và trở thành điểm du lịch hấp dẫn cho những ai thích khám phá không gian xanh mát.
GIỚI THIỆU DU LỊCH BẾN TRE
Sông nước miền Tây với nhiều nét quyến rũ của cánh đồng bát ngát, dòng sông thơ mộng và nhiều món đặc sản hấp dẫn. Một chuyến du lịch hè về miền Tây là trải nghiệm mà bạn nên thử. Hãy bắt đầu với Bến Tre, quê hương nổi tiếng của dừa.
Bến Tre
DI CHUYỂN ĐI LẠI Ở BẾN TRE
Từ Sài Gòn tới Bến Tre khoảng 1,5 tiếng tới 2 tiếng chạy xe ô tô. Đi theo đường cao tốc hết khoảng 1,5 giờ. Một số hãng xe khách đi Bến Tre từ Sài Gòn.
Nhà xe Hồng Phượng: Lịch trình : Sài Gòn – Bến Tre – Ba Tri – Cảng Tiệm Tôm. Giờ xuất bến Sài Gòn : 7h-10h-12h-15h Ba Tri 5h-7h-12h-15h. Liên hệ đặt chỗ: 08.39613794 – 0913 965242 – 075 3857785
Nhà xe Thảo Châu: Chạy tuyến Sài Gòn – Bến Tre, có các loại xe loại 15 chỗ và 29 chỗ.
Tại Sài Gòn: đón trả khách tại trạm 182 Sư Vạn Hạnh phường 9 Quận 5 (gần tới đường Trần Phú) và quầy vé 16 bến xe miền Tây. Điện thoại 08.3835.1917 – 38339954, di động 0903.337.600. Giờ khởi hành tại trạm:5h-6h-7h-7h30-8h30-9h30.
Tại Bến Tre: 122A Nguyễn Thị Định-Phú Tân – TP Bến Tre. Điện thoại (075) 3.837.837 -382.2802 – 381.5565. Giờ khởi hành 3h30-4h-5h-6h30-7h30-8h30-9h30-10h30-11h30-15h30-16h30 – 17h30 – 18h30.
Xe Thịnh Phát: Chạy tuyến Sài Gòn – Bến Tre, Xe loại 15 chỗ, đưa đón tận nơi (có phụ thu).
Tại Sài Gòn: xe khởi hành tại 25A Sư Vạn Hạnh, phường 9 quận 5 (đối diện công viên Hòa Bình-góc ngã tư Hùng Vương-Sư Vạn Hạnh). Xe chạy từ 5h sáng tới 18h30, mỗi tiếng lại có xe chạy. Liên hệ đặt chỗ 08.3830.3042 – 0913.965.050.
Tại Bến Tre: xe khởi hành tại 82A KP2 P.Phú Khương QL60 TX Bến Tre (gần trường trung học Nguyễn Đình Chiểu). Giờ khởi hành 3h30-4h30-5h-6h-7h-8h-9h-10h-11h-12h-12h45-13h30-14h30-15h30-16h30-17h30. Điện thoại (075) 356.1561 – 382.9317 – 382.4862
Phương tiện cá nhân:
Từ Sài Gòn đi Bến Tre có 3 hướng, một là từ vòng xoay Phú Lâm, hai là đại lộ Nguyễn Văn Linh và ba là cao tốc Trung Lương (mất khoảng 1 giờ).
Ưu điểm của việc di chuyển bằng xe máy là dễ di chuyển giữa các nơi và số tiền bỏ ra cho chuyến đi không nhiều, tầm 200.000 đồng/người.
Bến Tre có ít điểm tham quan, chỉ một ngày là có thể khám phá hết nên thông thường du khách sẽ chọn tour một ngày. Một số khác thích sinh hoạt chung với người dân (xin ngủ nhờ nhà dân). Du khách ở tỉnh xa kết hợp vài tỉnh lân cận trong 2-3 ngày.
NÊN DU LỊCH BẾN TRE VÀO THỜI GIAN NÀO
Bến Tre vào mùa nào cũng đẹp, nhưng nếu đi vào những tháng hè (tháng 6, 7, 8), bạn sẽ được chiêm ngưỡng bức tranh nhiều màu sắc cũng như thưởng thức hàng chục loại trái cây nổi tiếng như măng cụt, sầu riêng, chôm chôm…
Bạn muốn tham gia lễ hội ở Bến Tre, hãy đi vào tháng 3 và tháng 11 âm lịch để cùng người dân nơi đây đón lễ hội nghinh Ông và hội đình Phú Lễ.
Bến Tre vào mùa nào cũng đẹp
ĐIỂM ĐẾN HẤP DẪN Ở BẾN TRE
1. Vườn cây trái Cái Mơn
Cái Mơn là một làng quê thuần chất Nam Bộ với những con đường nhỏ hẹp bao phủ bởi rặng cây xanh nặng trĩu quả ngọt. Ðến đây mùa nào cũng có các loại trái cây để ăn. Làng nghề Cái Mơn hàng năm còn cung ứng cho thị trường nhiều triệu cây giống các loại như sầu riêng, măng cụt, xoài cát, nhãn tiêu, bòn bon và các loại cây có múi.
Sầu Riêng - Vườn cây trái Cái Mơn
2. Cồn Tiên
Một lần đến với Cồn Tiên, chiêm ngưỡng cuộc sống của những người dân hiền lành, thân thiện nơi đây quả là một điều thú vị. Bên cạnh đó bạn sẽ được ngắm nhìn vẻ đẹp miền sông nước bình dị hiếm có để có thể tìm được sự bình yên trong tâm hồn.
Cồn Tiên
3. Cồn Qui
Cồn Qui có cơ sở lưu trú qua đêm (còn gọi là khách sạn nổi) được thiết trên những bè nổi nằm trên sông Tiền, đoạn sông thuộc xã Quới Sơn – Châu Thành – Bến Tre. Điểm nghỉ này được đầu tư đầy đủ tiện nghi như khách sạn trên bờ. Nghỉ tại đây ban đêm du khách sẽ có thú vui câu cá, nghe đàn ca tài tử và sẽ bắt gặp cư dân khai thác đánh bắt tôm, cá tự nhiên về đêm trên sông Tiền.
Tham quan Cồn Qui
4. Làng du kích Đồng Khởi
Thuộc xã Định Thủy, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre, cách Tx. Bến Tre 15km. Đây là nơi nổi dậy đầu tiên của phong trào Đồng Khởi năm 1960. Ở đây có nhà triển lãm tất cả các loại vũ khí thô sơ tự tạo trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Bến Tre đang xây dựng khu di tích Đồng Khởi để tái tạo lại hình ảnh của một làng đã từng là cái nôi cách mạng của miền Nam. Về thăm nơi đây, con dân Việt Nam như sống lại cùng lịch sử hào hùng của dân tộc cha ông xưa
Làng du kích Đồng Khởi
5. Cồn Ốc
Cồn Ốc thuộc xã Hưng Phong - huyện Giồng Trôm cách thành phố Bến Tre khoảng 12 km đường bộ, là một cồn nổi lớn nhất trên sông Hàm Luông, với diện tích tự nhiên là 647 ha, cồn Ốc hấp dẫn bởi những vườn cây ăn trái, khung cảnh thiên nhiên sông nước hữu tình, có một rừng dừa xanh thẳm với một bộ sưu tập các loại dừa phong phú, có nhiều làng nghề truyền thống như: sản xuất thủ công mỹ nghệ dừa, đan giỏ cọng dừa. Cuộc sống nông thôn bình dị và yên bình, là điểm tham quan hấp dẫn du khách thập phương.
Cồn Ốc
6. Sân chim Vàm Hồ
Để đến sân chim Vàm Hồ, du khách có thể đi đường bộ từ thành phố Bến Tre theo tỉnh lộ 885 đến thị trấn Ba Tri rồi rẽ vào ngã Tân Xuân, hoặc theo đường sông về phía sông Ba Lai. Đường vào sân chim càng thú vị khi hai bên bờ sông Ba Lai là cả một màu xanh bất tận với các loại cây ổi, mãng cầu xiêm, so đủa, đậu ván, dừa nước… Tham quan nơi đây, du khách có cái thú đi dạo đường rừng hay bơi thuyền len lỏi trong rừng ngập mặn, ghé thăm khu căn cứ kháng chiến xưa, tìm chút cảm giác lạ khi băng qua những chiếc cầu tre lắt lẻo hoặc ngả lưng thoải mái trên những chiếc võng đung đưa dưới những tán lá rừng, đón ngọn gió mát lành từ dòng sông Ba Lai thổi về.
Sân chim Vàm Hồ
7. Cồn Phụng
Tại Cồn Phụng vẫn còn giữ di tích kiến trúc lạ mắt và tinh xảo của đạo Dừa do ông Nguyễn Thành Nam lập nên từ thập niên 60 của thế kỷ trước. Khu du lịch Cồn Phụng được bình chọn là điểm du lịch tiêu biểu của khu vực đồng bằng sông Cửu Long, với diện tích rộng hơn 30.000m2 được thiết kế theo lối kiến trúc mở, hòa mình vào thiên nhiên với những nét riêng biệt “Xanh – Sạch – Đẹp”.
Cồn Phụng
8. Chùa Tuyên Linh
Chùa được xây dựng vào năm Tân Dậu (1861) gần rạch Tân Hương, có tên là Tiên Linh do truyền thuyết có một phụ nữ tên Tiên bị cọp bắt ăn thịt. Oan hồn của bà hiển linh, thường hiện về vào chùa nghe kinh hoặc ngồi ở gốc cây đa trước chùa. Tác giả Suối Nghệ (Báo Giác Ngộ TP. Hồ Chí Minh ngày 27–11–2003) cho biết vị trụ trì đầu tiên của chùa là Hòa thượng Thích Khánh Phong. Ngài viên tịch năm 1905. Năm 1907, Phật tử bổn đạo thỉnh Hòa thượng Thích Khánh Hòa về trụ trì. Hòa thượng đã trùng tu và đổi tên chùa là Tuyên Linh năm 1924. Năm 1941, Hòa thượng tổ chức trùng tu, mở rộng ngôi chùa.
Chùa Tuyên Linh
9. Chùa Hội Tôn
Đến chùa Hội Tôn, du khách phải bước qua một khoảng sân rộng để vào tòa chính điện. Trong khu hoa viên, du khách sẽ được đắm mình trong cảnh sắc thanh tịnh của chốn thiền môn với nhiều cây cổ thụ và hoa kiểng có hình dáng và màu sắc phong phú, đa dạng. Tại đây, du khách sẽ bắt gặp một cây dương đã ngoài 200 tuổi mà người ta cho rằng do vị hòa thượng trụ trì đời thứ 2 của Hội Tôn cổ tự là cụ tổ Khánh Hưng trồng lên, hay một cây khế đã hơn 150 tuổi cùng hai cây sala song trụ, trổ hoa đầy quanh thân cây. Đặc biệt, tại đây được an trí miếu và nhiều tượng thờ thần Phật. Bên phải lối đi là miếu thờ Thủy thần, và giữa hai cây sala là tượng Phật nhập niết bàn, tượng Quán Thế Âm Bồ tát lộ thiên, tượng Thích ca Mâu ni, Bổn sư thành đạo, bên trái là miếu thờ Sơn thần và tượng Phật tọa thiền dưới cội bồ đề.
Chùa Hội Tôn
10. Cầu Rạch Miễu
Cầu bắc qua sông Tiền, trên quốc lộ 60, nối hai tỉnh Tiền Giang và Bến Tre, đầu cầu phía Bắc nằm trên địa bàn phường 6, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, đầu cầu phía Nam nằm trên địa bàn xã An Khánh, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Đây là cây cầu dây văng đầu tiên do Việt Nam tự đầu tư, thiết kế và xây dựng, có ý nghĩa qua trọng trong việc giúp tỉnh Bến Tre thoát khỏi thế cô lập về giao thông đường bộ, vươn lên phát triển kinh tế - xã hội.
Cầu Rạch Miễu
11. Lăng mộ Nguyễn Đình Chiểu
Khu lăng mộ nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu, được nhân dân Bến Tre xây dựng để tưởng niệm người đã mở trường dạy học và khám chữa bệnh cho dân nghèo, nằm cách thị trấn Ba Tri chừng 1km trên đường về An Đức, có diện tích hơn 1,5ha, được trùng tu vào năm 2000, gồm cả khu lăng mộ cũ được xây dựng vào năm 1972, được công nhận di tích lịch sử văn hóa vào ngày 16/3/1993.
Lăng mộ Nguyễn Đình Chiểu
ĂN GÌ? Ở ĐÂU?
Nếu ai đã một lần về thăm mảnh đất Bến Tre, thì sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp mộc mạc những vườn dừa trải dài, những vườn cây trái sum sê, con người thì nhiệt tình, thận thiện và hiếu khách, đặc biệt là nhớ mãi mùi dừa ngào ngạt trong các món đặc sản từ kẹo, bánh cho đến vị đuông dừa béo ngậy và còn nhiều các món ăn đặc sản khác.
1. Dừa xiêm
Nhắc đến dừa là nhắc đến Bến Tre vùng đất được bao quanh bởi từng rặng dừa xanh mướt, phủ bóng mát lên từng nhánh sông. Bến Tre là xứ sở của trái dừa, với nhiều loại dừa: dừa ta, dừa dâu, dừa lửa, dừa cỏ, dừa sáp, dừa bị… Dừa xiêm xanh là giống cây trồng nhiều tại xã Tam Phước, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre.
Nước uống có độ ngọt thanh, không chua, nên thường được gọi là “dừa xiêm đường”. Dừa tươi làm thức uống giải khát, giảm độ nóng , chống táo bón, giảm sốt. Đối với phụ nữ mang thai, uống nước dừa để tăng lượng nước ối, làm trong nước ối, trẻ sinh ra không bị mụn nhọt và có một làn da mịn màng…
2. Kẹo dừa Bến Tre
Những rặng dừa xanh đã là hình ảnh đặc trưng của Bến Tre cũng như vị ngọt ngào của kẹo dừa Bến Tre đã làm nên thương hiệu cho vùng đất này. Để tạo ra đúng hương vị đặc trưng của kẹo dừa Bến Tre thì phải dựa vào kỹ thuật độc đáo của nghề. Đó là cách chọn nguồn nguyên liệu và có công thức pha chế riêng. Và cách thức chế biến kẹo dừa Bến Tre trong mắt người dân địa phương dường như là cả một nghệ thuật.
Ngày nay, người dân Bến Tre đã sáng tạo ra nhiều loại kẹo dừa với những hương vị khác khau làm say lòng du khách gần xa. Nào là kẹo dừa cacao, kẹo dừa sầu riêng, kẹo dừa nhân đậu phộng…Mỗi loại có hương vị đặc trưng riêng nhưng vẫn đảm bảo hương vị dừa căn bản.
3. Củ hũ
Củ hủ dừa là phần lá mầm nằm chính giữa ngọn của cây dừa,ẩn trong đám lá bẹ vây quanh, từ củ hủ này sẽ dần phát triển thành lá dừa. Mỗi khi người ta lấy là được 1 cái củ hủ dừa to, ở ngoài được bọc bằng những cái mo xơ, bên trong là phần trắng, non và ngọt nhất của củ hủ dừa. Người dân xứ dừa lấy phần này để chế biến những món ăn dân dã nhưng độc đáo, hấp dẫn nhiều du khách, mang nét đặc trưng của nơi đây như củ hũ dừa xào lòng gà, củ hũ dừa chiên bánh xèo, củ hũ dừa xào tôm, củ hũ dừa bóp xổi, củ hũ dừa nấu tôm thịt, gỏi củ hũ dừa, canh củ hũ dừa nấu thịt viên, hoặc đơn giản là ăn sống.
Củ hũ dừa ngọt, mát dịu, là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe, tốt cho hệ tiêu hóa và có nhiều khoáng chất. Nếu ai có dịp đến xứ dừa Bến Tre thì đừng quên thưởng thức những món ăn đặc sản từ củ hũ dừa này.
4. Đuông dừa
Những con sâu dừa hay còn gọi là đuông dừa là loài côn trùng sinh sống trong cổ hũ, to bằng ngón tay út, có màu trắng, béo tròn. Món này đặc biệt không dành cho các bạn yếu đuối bởi chỉ nhìn mấy con sâu mũm mĩm, ít ai có đủ can đảm để thưởng thức.
Dễ chế biến và được nhiều người ưa thích nhất là món đuông dừa sống ăn kèm nước mắm ớt. Những con đuông còn sống được thả vào bát rượu trắng để chúng bị ngộp mà thải ra các chất bẩn. Sau đó đuông được rửa sạch rồi cho vào chén nước mắm ớt cay, những con đuông béo tròn cứ ngọ nguậy thật hấp dẫn. Gắp một con cho vào miệng cắn phập một cái để cảm nhận vị béo bùi không khác gì lòng đỏ trứng gà của đuông đang tan dần trong miệng rất ngon.
Bên cạnh đó, đuông dừa còn được chế biến khá nhiều món như: đuông dừa chiên bơ thơm nức, béo ngậy khi ăn rồi vẫn còn thèm. Món đuông dừa nướng ăn kèm với các loại rau sống xà lách, càng cua, húng quế… Khi ăn, chỉ cần cuốn đuông đã nướng với các loại rau, chấm vào chén mắm me chua rồi thưởng thức. Vị chua của me, hương thơm nồng của các loại rau hòa với vị béo bùi đặc trưng của đuông khiến người ăn thích mê khi thưởng thức. Độc đáo nhất phải kể đến món đuông dừa hấp xôi, xôi và đuông được ăn kèm với nhau vừa dẻo vừa mềm, vừa béo vừa bùi không chỉ ngon mà còn rất lạ miệng.
5. Rượu dừa
Rượu dừa là một đặc sản lạ của Bến Tre. Không giống như các loại rượu khác, rượu dừa uống không say mà chỉ khiến người uống ngất ngây và phảng phất giữ lại một dư vị rất đặc biệt. Rượu có vị ngọt mát với hương thơm đặc trưng của trái dừa bản xứ, vừa nồng nàn, vừa thanh tao, dịu nhẹ.
Rượu dừa ngày nay đã trở thành một sản phẩm thương mại. Những “vò” rượu mang hình trái dừa ngộ nghĩnh, đựng trong túi lưới nhỏ đã trở thành những món quà tao nhã, đậm tình quê dừa được giới thiệu trên khắp mọi miền. Cùng với đó, rượu dừa đang góp phần quảng bá cho đặc sản Bến Tre mà còn góp thêm vào kho tàng vốn phong phú của các loại rượu ở Việt Nam.
6. Cơm dừa
Món cơm nấu nước dừa là một trong nhiều món ăn được người dân Bến Tre sáng tạo nên, mang hương vị rất riêng. Cơm dừa chín bằng nước dừa và hấp trong nồi, chính vì vậy hương thơm, vị ngọt kết đọng lại trong mỗi hạt cơm đậm đà .
Gạo dùng để nấu cơm phải chọn loại gạo dẻo, thơm, ngon được vò kỹ dưới vòi nước, để ráo. Dừa cũng phải chọn loại trái ngọt nước, thường thì người ta sẽ nấu cơm bằng dừa xiêm. Dừa xiêm để nguyên trái, dùng dao sắc gọt một đường tròn phía trên để lấy hết nước ra ngoài. Nấu cơm dừa cái khó nhất là phải canh nước dừa và gạo phải đều nhau, nếu nhiều nước ít gạo và ngược lại thì cơm dừa sẽ nhão nhoẹt hoặc cứng ngắc, hỏng mất mùi vị. Cơm dừa ăn nóng mới ngon. Nếu để lâu, hạt cơm trắng ngần sẽ bị thấm thêm hơi dầu từ dừa sẽ ngả sang màu vàng nhạt.
Bao giờ cũng thế ăn cơm dừa vẫn thường kèm theo một dĩa tôm rang mới đúng điệu. Tôm đất, tôm bầu, tôm lóng, tôm càng xanh sau khi lặt chân, rửa sạch và ướp gia vị từ đường, muối, bột ngọt để một lúc cho ngấm. Rang dừa cũng đơn giản, sau khi bỏ tôm lên chảo rang người ta cho nước cốt dừa vào chảo để lửa riu riu. Đến khi tôm ngấm nước cốt dừa chuyển sang màu đỏ quạch là coi như đã xong món tôm rang dừa. Lúc này thịt tôm ngấm dừa sẽ có mùi vị dai, giòn.
Ăn cơm hấp nước dừa phải ăn nóng. Có nhấp nháp miếng cơm dừa, nhai giòn giòn con tôm đất mới cảm nhận được hết cái mùi thơm, vị ngon ngọt, béo bùi trong từng hạt cơm và thịt tôm.
7. Ốc Xào Nước Cốt Dừa
Ốc xào nước cốt dừa có thể dùng ốc len, ốc bươu , ốc hút,… có hương vị rất độc đáo.Vị béo của dừa kết hợp với vị thanh ngọt của ốc làm cho món ăn không gây cảm giác ngán. Chế biến món này khâu ướp gia vị cực kỳ quan trọng, phải đảm bảo có đủ các loại gia vị như: ớt, sả, tỏi, muối, đường, nước mắm để tạo nên hương vị đặc trưng của món ăn.
Ăn xong con ốc phải húp nước sốt trong đĩa. Nó vừa béo, vừa ngọt, vừa thơm, vừa chua cay, đậm đà, tạo thành một thứ hương vị không lẫn vào đâu được.
8. Chuột dừa
Chuột dừa có hình dạng giống như chuột đồng, nhưng có bộ răng sắc nhọn hơn, chuyên phá hoại cây dừa. Chúng ăn, hút chất ngọt từ tất cả các trái dừa tươi, khô. Thịt chuột dừa được chuộng hơn chuột đồng, bởi thơm như thịt gà, lại phảng phất độ béo, độ thơm sạch của nước dừa.
Chuột được chế biến thành nhiều món: nướng, hấp, nấu cà ri… Nhưng theo những người sành ăn thì ngon nhất vẫn là thịt chuột dừa hấp trong nồi cơm. Chuột được làm sạch, khi nấu cơm, lót một miếng lá chuối lên nồi cơm, rồi để chuột lên trên. Khi cơm chín cũng là lúc chuột chín. Thịt chuột dừa trắng phau và có một mùi thơm đặc biệt. Lấy chuột ra xé chấm với muối tiêu ớt và rau răm thì không thể chê được. Còn bạn, nếu một lần ghé thăm Bến Tre, đừng quên thưởng thức món ăn độc đáo, mang đậm hương vị đặc trưng của xứ dừa này nhé.
9. Tép rang dừa
Tép rang dừa muốn có màu đỏ đẹp phải chọn tép đất, tép bầu hay tôm lóng còn tươi . Tép được làm sạch, ướp muối, đường vừa với số lượng tép, để chừng nửa giờ cho thấm. Dừa lựa trái khô, chưa có mộng lớn . Cơm dừa nạo xong vắt lấy nước cốt và lược sạch. Nước cốt dừa cho vào tép đã ướp và bắc lên bếp, khi nước còn ít thì cho lửa riu riu tới khô cạn, sau đó cho vài muỗng dầu ăn hoặc mỡ, tép sẽ có sắc bóng nhẫy trông rất hấp dẫn.
Ở Bến Tre, hàng năm vào những con nước ròng từ tháng tám âm lịch đến tết là mùa tép rộ, rất rẻ, nhất là gặp đúng con nước rằm hoặc ba mươi. Người thích ăn mềm chọn tép bạc, thích ăn giòn chọn tép bầu hay tôm lóng. Tép rang dừa ăn với cháo trắng hay cháo đậu đỏ ăn rất lạ miệng. Tô cơm nếp với những con tép rang dừa vàng ươm; còn bữa cơm hằng ngày thì dùng tép rang dừa ăn với canh chuối xiêm hầm dừa với bí đỏ. Đây cũng là cách ăn độc đáo được nhiều gia đình ở miệt vườn ưa thích.
10. Cá bóng kho nước dừa
Bến Tre là miền sông nước có rất nhiều cá bống dừa tự nhiên. Thịt cá bống dừa có thớ mịn, dai, vị ngọt, ít xương, ít mỡ, không có mùi tanh hoặc mùi hôi cỏ, hôi bùn như nhiều loại cá khác.
Cá bóng dừa đem chà sạch vảy, kho bằng nước màu dừa. Khi cá vừa thấm gia vị, vắt nước cốt dừa cho săm sấp, để lửa riu riu. Nước cốt dừa sắc xuống, thấm vào cá thơm lựng. Sau khi nấu chín thì phần thịt và xương tách rời nhau dễ dàng nên khi ăn ít khi bị hóc xương
11. Mứt dừa
Mứt dừa là món ăn truyền thống khá quen thuộc trong ngày Tết, ngày giỗ… của người dân Nam bộ nói chung và Bến Tre nói riêng. Để chế biến mứt, dừa phải là trái dừa vừa rám tới, chỉ lấy phần cơm bên trong. Cạy cơm dừa ra, gọt sạch lớp vỏ lụa màu nâu đen, sắt mỏng thành sợi dài, đều, rồi rửa sạch lại, để ráo, trộn vào với đường cát trắng, sau đó để lên bếp lửa riu riu, xào lên liên tục, đến khi mứt dừa khô lại.
Mứt dừa làm ra phải khô, ngọt đều thì mứt mới ngon và cũng có thể có dùng nhiều màu sắc khác nhau để pha trộn vào như màu hồng từ củ dền, màu xanh từ lá dứa hay màu tím lá cẩm hoặc màu quả gấc… hay một số màu thực phẩm khác để mứt dừa thêm màu sắc sinh động.
12. Cháo dừa
Dừa không chỉ để làm mứt, nấu cơm, xôi mà còn được dùng để nấu cháo. Có rất nhiều cách nấu món này, chẳng hạn như sau khi vo một ít gạo, người ta đổ nước vừa đủ rồi nấu để nồi cháo sôi lên cho gạo nở ra Dừa nạo sẵn, đợi cháo sôi là vắt nước cốt đổ vào, nhưng phải để nước nước vắt đầu tiên lại, chờ khi nhắc nồi cháo xuống thì cho vào để cháo thêm ngon, thêm béo. Cháo dừa có thể ăn cùng với đường, nhưng cũng có khi người ta làm cá lóc bỏ thêm vào, làm cho nồi cháo có thêm phần dinh dưỡng. Vị thơm bùi của gạo, vị ngọt của cá hoà với vị béo ngậy của nước cốt dừa tạo nên sự hấp dẫn khó quên.
Món cháo này phải dùng nguội là ngon nhất và mới cảm nhận hết được cái béo ngậy thật sự của dừa. Món này cách nấu rất đơn giản, chỉ cần nấu cho gạo nhừ ra thì cho nước cốt dừa vào đảo đều một lượt là xong ngay. Món này có thể ăn kèm với một ít muối, bằng cách cho vào chén cháo tùy theo khẩu vị mặn nhạt của người dùng. Ăn cháo dừa với muối làm độ béo của dừa dịu hơn, ít gây ngán. Hay cháo dừa ăn với cá bống dừa, bống trứng, tép, thịt ba rọi kho khô. Cháo dừa ngày nay còn được biến tấu thêm khi nấu cùng với cá tra, cá lóc, nghêu, hến… Món này thường dùng kèm với bắp chuối làm ghém trộn với rau thơm xắt nhuyễn, chấm với nước mắm nguyên chất. Món này phải ăn nóng thì mới tuyệt.
13. Bánh tráng Mỹ Lồng
Ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, nói đến “bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc” ai cũng biết, đó là đặc sản của vùng quê Giồng Trôm, Bến Tre. Mỹ Lồng nổi danh nhất là loại bánh tráng dừa vừa béo vừa xốp, vừa đặt lên lò than đã tỏa hương thơm lừng. Thứ bánh tráng dừa đó được chia làm ba loại, bánh đặc biệt có sữa, trứng gà, dừa; bánh ngang chỉ có dừa không sữa; bánh sữa không dừa…
Bánh tráng nướng trên bếp than cho vừa chín hai mặt, dậy mùi của dừa quyện với bột, lấy ra ăn nóng là ngon nhất. Giòn giòn như bất cứ loại bánh tráng nào nhưng dừa đem lại cho nó vị thơm ngọt không bánh tráng ở đâu sánh bằng.
14. Bánh phồng Sơn Đốc
Bánh phồng là niềm tự hào của người dân Sơn Đốc, Bến Tre. Mùi hương gạo nếp, hương dừa phảng phất trong từng chiếc bánh phồng nhỏ nhắn luôn khiến những người xa quê nhớ hoài. Bánh phồng Sơn Đốc nổi tiếng nhờ chọn lựa gạo nếp kỹ càng, không được lẫn với gạo tẻ dù chỉ một hột. Nếp ruột phải thật trắng và loại bỏ tấm vì hạt tấm nhỏ khi quết nó vẫn còn nguyên chứ không nhuyễn mịn và sẽ làm bánh bị sượng. Chọn dừa để lấy nước cốt cho vào nếp cũng phải có bí quyết. Đó phải là loại dừa khô vừa đúng mức, nếu mới rám sẽ kém độ béo nhưng khô quá thì bánh sẽ hôi dầu.
Bánh phồng ở đây còn có tên gọi dân gian là bánh phồng chuồi. Miếng bánh nhỏ nhưng dày hơn nơi khác, khi nướng sẽ phồng to. Nướng bánh tráng lẫn bánh phồng ngon nhất là trên ngọn lửa rơm hoặc là từ lửa than. Người Nam Bộ thường chẻ một đoạn sống lá dừa xòe ra như nan quạt để nướng bánh. Người nướng phải nhanh tay lăn trở để bánh nóng chín và giòn đều.
15. Hủ tiếu Mỹ Lồng
Hủ tiếu Mỹ Lồng món ăn dân dã, mộc mạc như cuộc sống người Mỹ Lồng, Bến Tre. Tô hủ tiếu với nào là bao tử, gan, thịt heo luộc, miếng nào miếng nấy xắt dầy cộm, cắn ngập răng, ngọt lịm. Trong tô lại còn có con mực nhỏ cỡ ba ngón tay nướng tỏa mùi thơm phức và miếng chả tép chiên vàng, giòn rụm khi cắn và nhai, sợi hủ tiếu mềm, ngọt béo.
Cho nhúm hẹ, giá sống, ớt khoanh vào tô, nặn miếng chanh vừa ăn, xịt chút nước tương, vậy là cầm đũa trộn đều trước khi thưởng thức. Miếng bao tử heo giòn dai, miếng gan heo thơm phức, miếng thịt heo luộc ngọt tươi, miếng chả tép chiên giòn rụm . Nước lèo ngoài vị ngọt thơm hòa với mùi củ hành và tỏi nướng thơm đặc trưng thật hấp dẫn mà không đâu có .
16. Nấm mối
Nhắc đến Bến Tre, người ta thường nghĩ đến các đặc sản từ dừa, nhưng ít ai biết nơi đây còn có một loại thực phẩm đặc biệt, đó là nấm mối. Nấm mối là loại nấm thiên nhiên mọc trên những gò mối đùn đất, thường xuất hiện vào khoảng từ tháng 4 – 7 âm lịch, rộ nhất là tháng 5. Nấm mối dai hơn nấm rơm, vị ngọt đậm đà, có mùi thơm đặc trưng và được nhiều người ưa chuộng. Nấm mối giàu các chất dinh dưỡng tự nhiên, giúp cơ thể chống lão hóa rất tốt.
Nấm mối rất dễ chế biến: nấu canh giò heo, cuốn lá cách nướng, xào củ hũ dừa, nhúng lẩu, hay làm nhân bánh xèo… Có một công thức ăn dân dã, dễ làm mà người dân quê Bến Tre ưa thích, đó là: Nấm mối nướng muối ớt. Gắp một tai nấm mối nướng muối ớt cho vào miệng nhai chầm chậm. Vị dai, giòn, ngọt thơm đậm đà hòa lẫn vị cay the nhưng không nồng của muối ớt lan tỏa vào vị giác, thêm một miếng cơm nóng vào, hay thêm ly “men cay” để trung hòa hương vị, thật tuyệt vời…
17. Bánh xèo ốc gạo
Bánh xèo ốc gạo là món ăn dân dã không chỉ du khách phương xa, mà ngay người dân những vùng xung quanh đến mùa là phải ghé qua chợ Lách để ăn.
Cả vùng đồng bằng sông Cửu Long chỉ có cồn Phú Đa của Chợ Lách là có ốc gạo ngon nhất, mà mỗi mùa ốc chỉ từ tháng 4 đến tháng 7 âm lịch là hết. Vị thơm béo của vỏ bánh đổ từ bột pha nước cốt dừa đã có thể đủ làm khách ngây ngất, nay lại thêm nhân gồm củ sắn xắt sợi, giá đỗ và ốc gạo dai bùi, ngọt ngon rải đều phía trong khiến bánh xèo ốc gạo không ngấy mà lại còn rất lạ vị, đưa đẩy và thuyết phục hoàn toàn những người sành ăn nhất.
18. Gỏi gà trộn môn ngọt
Khi nhắc đến món gỏi gà, người ta thường nghĩ ngay đến gỏi gà trộn bắp chuối, trộn lá chanh, trộn dưa ngó sen, trộn dưa bồn bồn…, ít ai nói đến món gỏi gà trộn môn ngọt một món ăn độc đáo lạ miệng chỉ có ở Bến Tre.
Môn ngọt còn có tên là môn đúm, hình dáng giống cây bạc hà, thân thấp và chắc. Trên đọt tàu lá có chấm màu nâu, đầu lá bầu. Môn ngọt có vị ngọt, làm món ăn gì cũng ngon như: xào thịt, làm bánh xèo, nấu canh chua, làm gỏi… trong đó ngon nhất phải kể đến món trộn với gà. Khi ăn cho bánh tráng nhúng vào lòng bàn tay, gắp một miếng thịt gà có kèm miếng môn ngọt cuốn lại chấm vào chén muối ớt đưa lên miệng nhai chậm rãi, ta sẽ cảm nhận được vị ngọt, dai của thịt gà, chua chua, giòn giòn của môn ngọt.
19. Canh chua cá linh
Cá linh chọn con lớn, cắt ngang phía dưới mang, nặn cho mật vọt ra còn ruột thì để nguyên. Cá linh đầu mùa, thịt béo ngậy. Bông so đũa đầu mùa ăn rất ngọt, cuối mùa thì đắng lại có nhiều sâu, cũng là lúc cá linh ăn hết béo. Khi mua, chọn so đũa còn búp hoặc mới nở, đã được nhặt sạch hết nhụy, cuống.
Canh chua cá linh ăn một lửa mới ngon, không hâm lại vì cá mềm, dễ nát. Có thể dùng me hoặc chanh để nấu canh chua. Còn rau nêm nên dùng rau om hoặc ngò gai… Nên chuẩn bị sẵn một tô nêm, gồm có các loại gia vị: rau thơm xắt nhỏ, ớt, đường, muối hoặc nước mắm… Khi nước sôi bỏ cá vào rồi đậy nắp lại. Canh chừng xem nồi canh sôi lại cho bông so đũa vào, dùng đũa đè chìm bông ngập nước nóng. Bắc nồi canh xuống rồi mới nêm. Nêm canh chua cũng là một nghệ thuật: nêm sao cho có vị không chua quá cũng không quá ngọt, mà ngót ngót là được. Múc canh chua ra tô lớn, nhìn những chấm mỡ li ti của cá linh nổi lên trên mặt nước canh và khói từ tô canh bốc lên thơm ngạt ngào. Ăn canh chua, dù nấu với cá nào, cũng nên ăn với nước mắm nguyên chất. Đừng quên cho thêm vào đĩa nước mắm vài khoanh ớt.
20. Lẩu cháo cua đồng
Cua đồng rửa sạch, tách mai và yếm bỏ. Gạch cua lấy từ yếm ra, trộn với một số gia vị, để riêng. Phần còn lại của cua xay nhuyễn, hòa nước lạnh, quậy đều, lược lấy nước cốt. Nồi cháo gạo ngon nấu nhừ với đậu xanh cà, nấm rơm cho vào lẩu, nêm nếm vừa ăn rồi mới cho nước lọc cua vào cùng với hành lá xắt nhỏ và gốc hành. Sau cùng cho lớp gạch cua phi với hành thơm nức lên làm mặt.
Thưởng thức lẩu cháo cua đồng với 5 thứ rau đồng quê: rau ngót, rau má, rau mồng tơi, rau đay, cải xanh và mướp hương. Đặc biệt, ăn “kèm” món này còn có hột vịt lộn. Ngoài tiêu và ớt xắt khoanh, món ngon nhờ có nước mắm rươi trong.Lẩu cháo cua đồng ăn mát, bổ dưỡng mà lại giúp hạ đường huyết.
KHÁCH SẠN Ở BẾN TRE
Tư vấn du lịch Đồng Hới - Quảng Bình
Nếu cách đây khoảng 10 năm, Đồng Hới chỉ là trạm dừng chân cho du khách nghỉ lại một đêm để sáng hôm sau đi du lịch Phong Nha – Kẻ Bàng, thì hôm nay, Đồng Hới được biết đến là một địa chỉ du lịch tại Quảng Bình được nhiều người ưa thích.
Tư vấn du lịch Hải Phòng
Hải Phòng là thành phố duyên hải nằm ở hạ lưu của hệ thống sông Thái Bình thuộc đồng bằng sông Hồng có vị trí nằm trong khoảng từ 20035’ đến 21001’ vĩ độ Bắc, và từ 106029’ đến 107005’ kinh độ Đông; phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Tây Bắc
7 địa điểm du lịch bụi lý tưởng miền Trung và miền Nam
7 địa điểm du lịch được liệt kê dưới đây chính là những địa điểm ưa thích của dân phượt. Dường như những cơn mưa lớn kéo dài tại khu vực miến bắc khiến những người thích đi du lịch bụi chọn điểm đến tuần qua ở khu vực miền trung và miền nam.
Tư vấn du lịch Quảng Nam
Quảng Nam là một tỉnh thuộc vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ, Việt Nam, là vùng đất còn lưu giữ nhiều dấu tích của nền Văn hóa Chămpa. Phía bắc giáp thành phố Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên-Huế, phía nam giáp tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Kon Tum, phía đông giáp biển Đô
Tư vấn du lịch Quảng Ninh
Quảng Ninh là một địa danh giàu tiềm năng du lịch, là một đỉnh của tam giác tăng trưởng du lịch miền Bắc Việt Nam, Quảng Ninh có danh thắng nổi tiếng là vịnh Hạ Long đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới và di sản thế giới bởi giá trị đị