- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Tư vấn du lịch Cao Bằng
Nội dung
- GIỚI THIỆU DU LỊCH CAO BẰNG
- DI CHUYỂN, ĐI LẠI Ở CAO BẰNG
- Du lịch Cao Bằng bằng xe khách
- Du lịch Cao Bằng bằng phương tiện cá nhân
- Từ Hà Nội lên thác Bản Giốc có 2 lộ trình chủ yếu:
- Phương tiện đi lại ở Cao Bằng
- NÊN DU LỊCH CAO BẰNG VÀO THỜI GIAN NÀO
- ĐIỂM ĐẾN HẤP DẪN Ở CAO BẰNG
- 1. Thác Bản Giốc
- 2. Di tích Pắc Bó
- 3. Khu bảo tồn thiên nhiên Phja Oac
- 4. Lũng Luông
- 5. Khu di tích lịch sử rừng Trần Hưng Đạo
- 6. Di tích lưu niệm Hoàng Đình Giong
- 7. Hồ Hang Hen
- 8. Di tích Pháo Đài
- 9. Làng rèn Phúc Sen
- 10. Nghiêu Sơn Lĩnh
- ĂN GÌ? Ở ĐÂU?
- Các món từ ong vò vẽ
- Phở chua Cao Bằng
- Bánh Trứng kiến Cao Bằng
- Rau Dạ hiến
- Vịt quay 7 vị Cao Bằng
- Bánh áp chao
- Hạt dẻ Trùng Khánh
- Xôi trám Cao Bằng
- Bò gác bếp Cao Bằng
- Bánh khảo
- Cá chiên sông Gâm
- Nằm khâu
- KHÁCH SẠN Ở CAO BẰNG
Cao Bằng là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Phía tây giáp tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang, phía nam giáp Bắc Kạn và Lạng Sơn. Phía bắc và phía đông giáp các địa cấp thị Bách Sắc và Sùng Tả của Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây(Trung Quốc).
GIỚI THIỆU DU LỊCH CAO BẰNG
Địa danh du lịch Cao Bằng có núi, rừng, sông, suối trải dài hùng vĩ, bao la, thiên nhiên còn nhiều nét hoang sơ, nguyên sinh. Những món đặc sản Cao Bằng được chế biến từ nguyên liệu của rừng có tên kỳ lạ, vừa kích thích tò mò vừa đem lại khoái cảm đặc biệt cho người thưởng thức.
Du lịch Cao Bằng
DI CHUYỂN, ĐI LẠI Ở CAO BẰNG
Các bạn từ miền Trung, Miền Nam có thể đi xe khách, tàu hỏa, máy bay đến Hà Nội sau đó có thể đi xe khách, thuê xe ô tô, xe máy đến Cao Bằng.
Du lịch Cao Bằng bằng xe khách
Nếu bạn du lịch Cao Bằng đi bằng xe khách, các bạn có thể bắt xe khách chất lượng cao tại bến Mỹ Đình- Hà Nội, ngày 3 chuyến xuất phát buổi tối, giá vé khoảng 190.000 lên tới Cao Bằng. Từ đây bạn bắt xe khách từ bến xe Cao Bằng lên Bản Giốc hoặc liện hệ nhà xe : Bằng Loan (0982 142848) hoặc bắt xe đến thị trấn Trùng Khánh (65km) rồi thuê xe máy, xe ôm taxi tới Bản Giốc cách khoảng 20km.
Xin giới thiệu đến các bạn 1 số hãng xe chuyên chạy tuyến Hà Nội – Cao Bằng để các bạn tham khảo:
- Xe Hải Vân – Điện thoại: Hà Nội (04) 3722.3588 – 01677.24.24.24. Cao Bằng 01686.24.24.24.
- Xe Hưng Thành – Điện thoại Bến Mỹ Đình: 0972.222.694; Bến Lương Yên:0972.222.694; Bến Cao Bằng: 0989.481.481
- Xe Khánh Toàn – Điện thoại: 0915.660.062 – 0913.010.062
- Xe Ngọc Hà – Điện thoại : 0912 577004 – 0912 455915
- Xe Lương Sùng – Điện thoại : 0912 455915 – 0912 577044
- Xe Hiến Lợi – Điện thoại: 026 3858679 – 026 3851499 – 0915 046784 – 0913 256178
- Xe Thanh Ly – Điện thoại: 0916 121888 – 0912 237252
Du lịch Cao Bằng bằng phương tiện cá nhân
Nếu bạn tự đi bằng xe máy, ô tô từ Hà Nội đến Cao Bằng bạn đi qua Quốc lộ 3 (QL3) đi qua Thái Nguyên, Bắc Kạn. Cũng có thể đi QL1 đến Lạng Sơn rồi rẽ QL4 qua Thất Khê, Đông Khê tới Cao Bằng. Từ Hà Giang, đi QL34 qua Tĩnh Túc (Cao Bằng) là tới.
Từ Hà Nội lên thác Bản Giốc có 2 lộ trình chủ yếu:
Hà Nội – Thái Nguyên – Bắc Kạn – Cao Bằng – Trùng Khánh – Bản Giốc
Hà Nội – Lạng Sơn – Đông Khê (Cao Bằng) – Trùng Khánh – Bản Giốc.
Nếu di chuyển bằng phương tiện cá nhân (xe máy hoặc ô tô) cần chú ý đảm bảo đầy đủ thiết bị an toàn: phanh, lốp, xích… Khi đi mang theo đầy đủ giấy tờ cần thiết, tuân thủ luật an toàn giao thông. Nên mang theo một số dụng cụ sửa xe thông dụng do đoạn đường từ thị xã Cao Bằng vào Bản Giốc khá khó đi
Phương tiện đi lại ở Cao Bằng
Taxi : Tại Cao Bằng, du khách có thể thuê taxi để đi tham quan. Từ trung tâm Cao Bằng đi hang Pác Bó khoảng 55km, và đi Thác Bản Giốc khoảng 90km. Số điện thoại taxi tại Cao Bằng : Taxi Hương Sen: 026 382 82 82; Taxi Vĩnh Dung: 026 3755 755; Taxi Đức Ngọc: 026 379 79 79;Taxi Việt Vịnh: 026 3851 851
Thuê xe ô tô: bạn có thể liên hệ: 09783478235
Thuê xe máy : hiện nay ở Cao Bằng thuê xe máy rất khóa khăn tuy nhiên bạn có thể thử liên hệ 0915463212 để thuê giá 250 ngàn/ngày.
Xe ôm: ở khắp nơi lưu ý bạn nên thảo thuận giá cả trước khi đi từ Cao Bằng – Trung Khánh 65km, Trùng Khánh – Thác Bản Giốc 20 km.
NÊN DU LỊCH CAO BẰNG VÀO THỜI GIAN NÀO
Vào mỗi mùa, Cao Bằng lại mang trong mình một vẻ đẹp riêng. Vì vậy tùy theo mục đích chuyến đi để lựa chọn thời gian đến thích hợp. Tuy nhiên, theo nhiều người, khoảng thời gian đẹp nhất để đến Cao Bằng là tháng 8 – 9 khi thác Bản Giốc đầy nước trong xanh và vào tháng 11 – 12 khi hoa tam giác mạch và hoa dã quỳ nở khắp núi rừng.
ĐIỂM ĐẾN HẤP DẪN Ở CAO BẰNG
1. Thác Bản Giốc
Nằm thuộc địa phận xã Đàm Thuỷ, huyện Trùng Khánh, cách thị xã Cao Bằng 89km theo tỉnh lộ 206 về phía Bắc và cách thị trấn Trùng Khánh (Trung Quốc) 26km, Thác Bản Giốc thuộc dòng Quây Sơn chảy từ Trung Quốc sang và hạ lưu lại đổ về Trung Quốc. Ở phía bờ sông bên này, cảnh quan đẹp nên thơ, không khí mát lành với thảm cỏ, rừng cây xanh ngắt, mây trắng bồng bềnh chen lẫn với vẻ thanh bình nơi làng quê của đồng bào các dân tộc miền núi. Bờ bên kia là nước láng giềng Trung Quốc.
Thác Bản Giốc - Cao Bằng
2. Di tích Pắc Bó
Pắc Bó có hang Cốc Bó được Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn làm nơi ở sau hơn 30 năm bôn ba ở nước ngoài trở về Tổ quốc (08/02/1941) để trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Các di tích ở khu này gồm có:
- Hang Bo Bam, bãi Cò Rạc, Hang Cốc Bó
- Suối Lê-nin, núi Các Mác.
- Suối Nậm: Nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp huấn luyện cán bộ và tổ chức nhiều cuộc họp quan trọng của Trung ương.
Hang Pắc Bó
3. Khu bảo tồn thiên nhiên Phja Oac
Khu du lịch sinh thái Phja Den - Phja Oac, bao gồm các xã Thành Công, xã Phan Thanh, xã Quang Thành và thị trấn Tĩnh Túc, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Đây là vùng sinh thái đặc thù, với nhiều tiềm năng chưa được khai thác, đã tạo cho Phja Den - Phja Oac nhiều lợi thế, để phát triển kinh tế, du lịch đặc biệt, là du lịch sinh thái.
Khu bảo tồn thiên nhiên Phja Oac
4. Lũng Luông
Nhân dân xóm Lũng Luông nói riêng, xã Quang Long nói chung cần cù lao động, chịu thương, chịu khó, rất mực trung thành với quê hương, bảo vệ, nuôi dưỡng cán bộ và lực lượng vũ trang cách mạng. Do đó, Keng Nhan (đèo Nhan) cửa ngõ vào Lũng Luông thành “cửa tử” đối với thực dân Pháp xâm lược. Địa danh Lũng Luông là một trong những nơi của huyện để lại nhiều dấu ấn lịch sử trong quá trình đấu tranh cách mạng của nhân dân các dân tộc huyện Hạ Lang.
Rước Rồng - Lũng Luông
5. Khu di tích lịch sử rừng Trần Hưng Đạo
Khu di tích lịch sử rừng Trần Hưng Đạo thuộc xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, nằm ở hướng Tây Nam cách thị xã Cao Bằng 50Km. Đây là khu rừng nguyên sinh vẫn giữ được vẻ hoang sơ, khí hậu mát mẻ quanh năm, nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 15-20 độ C. Khung cảnh thiên nhiên nơi đây rất lý tưởng cho các chương trình nghiên cứu, du lịch sinh thái đối với du khách trong và ngoài nước
Khu di tích lịch sử Trần Hưng Đạo
6. Di tích lưu niệm Hoàng Đình Giong
Di Tích Lưu Niệm Hoàng Đình Giong Cao Bằng: Di tích này ở làng Nà Toàn, xã Đề Thám,Thị xã Cao Bằng nơi sinh ra và nuôi dưỡng đồng chí Hoàng Đình Giong. Đồng chí là người dân tộc Tày, sinh năm 1904 là một trong những Đảng viên cộng sản đầu tiên của tỉnh Cao Bằng và cũng là người trực tiếp rèn luyện và xây dựng Đảng bộ Cao Bằng
Di tích lưu niêm Hoàng Đình Giong
7. Hồ Hang Hen
Cách thành phố Cao Bằng khoảng 30km theo tỉnh lộ 205, cùng với những điểm du lịch khác như: Khu di tích lịch sử Pác Bó, thác Bản Giốc - động Ngườm Ngao..., địa danh hồ Thang Hen được nhắc đến như là một trong những địa chỉ du lịch sinh thái nổi bật, hấp dẫn, với nhiều phong cảnh thơ mộng, hữu tình gắn liền với những truyền thuyết, sự tích, kỳ bí thu hút du khách trong và ngoài nước đến tham quan.
Hồ Hang Hen
8. Di tích Pháo Đài
Pháo đài do Pháp xây dựng từ năm 1941, đến năm 1943 thì hoàn thành và đưa vào sử dụng, pháo đài được xây ở vị trí phía Đông - Nam thị xã Cao Bằng, là một vị trí có ưu thế về mặt quân sự, có thể quan sát được toàn bộ các khu vực ngoại vi, đặc biệt là cầu Bằng Giang và cầu Sông Hiến, đây là hai cây cầu mà Pháp cho là những trở ngại lớn nhất khi đối phương muốn tấn công vào trung tâm. Pháo đài được xây dựng công phu, kiên cố, có đầy đủ trang thiết bị quân sự, vũ khí.
Di tích Pháo Đài
9. Làng rèn Phúc Sen
Phúc Sen là một vùng sơn cước, vùng núi đá. Bước chân vào làng, ở đâu cũng thấy lò rèn. Những lò rèn đã góp phần đáng kể trong đời sống hàng ngày không những cho người dân nơi đây mà còn phục vụ cho cư dân ở nhiều vùng lân cận. Sản phẩm nghề rèn của làng làm ra là các công cụ cầm tay có chất lượng cao phục vụ cho cuộc sống hàng ngày. Điều đặc biệt, những công cụ bằng sắt thép được tạo nên ở đây, không phải bằng những lò luyện kim cao tần mà chỉ sử dụng các lò rèn thủ công, bằng mắt, bằng đôi bàn tay cùng kinh nghiệm lâu năm trong nghề.
Làng rèn Phúc Sen
10. Nghiêu Sơn Lĩnh
Nghiêu Sơn Lĩnh Cao bằng: Nhà Trần suy vong. Hồ Quý Ly cướp ngôi vua, lập ra nhà Hồ. Quý Ly có nhiều chính sách cải cách đất nước không hợp với lòng dân. Lòng dân đã ly tán, nay ly tán thêm. Phong kiến phương Bắc, nhà Minh lợi dụng điều đó cướp nước ta. Chúng đặt ách đô hộ tàn bạo. Chúng tiến chiếm Cao Bằng, đến đâu cướp phá tàn bạo, giết người, cướp của; nhân dân cả nước phẫn nộ, nhất tề đứng lên đánh giặc cứu nước.
Nghiêu Sơn Lĩnh
ĂN GÌ? Ở ĐÂU?
Đến Cao Bằng bạn được thưởng thức những đặc sản như bánh áp chao, bánh trứng kiến, hay hạt dẻ Trùng Khánh… do người dân vùng núi rừng Đông Bắc thân thiện và vô cùng mến khách chế biến sẽ khiến ai đã một lần là nhớ mãi. Đến đây, bạn sẽ có cơ hội được thưởng thức những món trong đời chưa từng nếm qua.
Các món từ ong vò vẽ
Ong vò vẽ, một loại ong có nọc độc nguy hiểm và nổi tiếng là hung dữ, thế nhưng, ở Cao Bằng, loại ong này đang được chế biến thành nhiều món ăn đặc sắc mang đậm dấu ấn và phong cách dân dã…
Nhộng ong sau khi được tách ra khỏi tổ no tròn, mập ú rất mềm và trắng béo. Món ngon nhất được nhắc đến là xào với măng chua, ăn vừa béo, ngọt, chua, giòn, có lẽ là món làm từ côn trùng ngon nhất. Một nồi cháo to tướng cũng được nấu với đầy ong. Mùa thu đang là mùa ăn ong tại Cao Bằng. Ong vò vẽ được bắt cả ổ, con lớn thì bán để ngâm rượu, con nhỏ làm món ăn.
Phở chua Cao Bằng
Phở chua Cao Bằng góp thêm phần hấp dẫn cho nét văn hóa ẩm thực của xứ sở miền sơn cước được liệt vào danh sách những món ăn đặc sản Việt Nam. Là món ăn nguội, phở chua được ưa chuộng vào mùa thu và mùa hè. Trước đây, món này được dùng trong những đám cỗ. Giờ đây, món này được nhiều người chọn điểm tâm.
Phở chua Cao Bằng ngon vì độ dẻo của bánh, vị bùi của gan hoà với độ béo của thịt ba chỉ, vịt quay… còn có vị ngậy của mỡ vịt, vị chua cay man mác của măng ớt, vị bùi của lạc và khoai, thơm của mác mật. Ăn vào lúc tiết trời se lạnh thì ấm lòng, mùa nóng lại có cảm giác thanh mát nhờ vị chua của nước sốt. Chẳng thế mà ăn hết tô, vị chua đọng lại nên vẫn thấy chưa no, vẫn muốn ăn thêm. Phở chua ăn một lần còn lạ miệng, đến hai lần, ba lần sẽ trở nên nghiện hương vị độc đáo của nó.
Bánh Trứng kiến Cao Bằng
Cứ vào khoảng tháng 4, tháng 5 hằng năm, bà con dân tộc Tày tỉnh Cao Bằng lại cùng nhau vào rừng tìm trứng kiến đen về làm bánh Trứng kiến. Bánh Trứng kiến (tiếng Tày gọi là pẻng rày) được làm từ bột nếp, trứng kiến cùng lá non của cây vả. Trứng kiến đen ở rừng Cao Bằng rất mẩy, béo và có hàm lượng đạm cao.
Một chiếc bánh trứng kiến ngon có các vị béo ngậy của trứng kiến, vị thơm của hành, vị bùi của lá vả. Tuy vậy, đây là một loại bánh rất khó ăn nên có một số người sẽ bị dị ứng nhẹ nếu không quen.
Rau Dạ hiến
Dạ hiến (hay còn gọi là rau bồ khai), tiếng Tày – Nùng gọi là Phjắc diển, thường mọc hoang ở vùng núi đá Cao Bằng. Ðây là loại cây thân dây rất giòn, bẻ dễ gãy. Thân được chia làm nhiều nhánh to bằng đầu đũa và những nhánh này bò, bám theo các cây thân gỗ gần đấy để vươn lên cao nhận ánh nắng mặt trời. Dù là thứ rau dại, mọc hoang nhưng không phải chỗ nào cũng có. Vì thế, khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 7 âm lịch, ai vào rừng hái được một, hai nắm rau dạ hiến là cảm thấy rất quý.
Dạ hiến trở thành một thứ rau đặc sản ở Cao Bằng. Vào dịp xuân hè, ở vùng thị xã cũng như ở các thị trấn, thị tứ, hầu như không có bữa tiệc, bữa cỗ nào là không có đĩa rau Dạ hiến xào lẫn thịt bò tươi hoặc lòng lợn, lòng gà… Quả thực đây là một món ăn lạ và ngon, hình như chỉ ở Cao Bằng mới có. Hương vị của món rau rừng này rất lạ lùng, không giống bất kỳ một món rau nào khác. Nói là thơm thì không hẳn nhưng với nhiều người thì nó là một thứ hương vị đặc biệt quyến rũ, nó nằm trong nỗi nhớ quê hương của người xứ này khi đi xa và nằm trong nhiều kỷ niệm của những ai đã từng qua đây.
Vịt quay 7 vị Cao Bằng
Cao Bằng có một món vịt quay mà khi ăn ai cũng phải tấm tắc đó là món vịt quay 7 vị. Gọi là món vịt quay 7 vị vì người Cao Bằng dùng đến 7 loại gia vị khác nhau để ướp món thịt vịt này.
Ẩn sâu trong từng miếng vịt quay là một mùi hương ngai ngái như mùi lá non, vị hơi đắng nhưng càng ăn càng đậm thịt. Đó là do thứ nước sốt 7 vị được lấy từ trong bụng vịt rưới lên. Những người từng được nếm qua đều đoán già, đoán non rằng trong 7 thứ gia vị ấy, có rất nhiều vị là rễ và lá cây được lấy ở trên rừng. Vì vậy, dù nhiều người muốn học tập cách làm vịt quay của người Cao Bằng, nhưng đều không thể gợi nên được mùi vị đặc trưng ấy.
Bánh áp chao
Mùa đông ở Cao Bằng có một món ăn rất đặc biệt, món ăn làm xua tan đi nhanh chóng cơn giá lạnh miền núi. Đó là món ăn thoạt nhìn thì giống bánh rán, nhưng không phải là bánh rán, người Cao Bằng gọi đó là áp chao.
Nguyên liệu để làm bánh áp chao gồm bột gạo tẻ, bột gạo nếp và thịt vịt. Người Cao Bằng có câu: “Không có thịt gì ngon bằng thịt vịt, không có thứ tình cảm nào tha thiết bằng tình cảm chị em gái”. Chính vì vậy, ăn bánh áp chao không hẳn chỉ là ăn một món ngon mà còn là thưởng thức và cảm nhận cái tình chị em gái thương yêu, đùm bọc lẫn nhau, thật khó chia lìa mà người Cao Bằng đã ví như chính sự kết hợp tuyệt vời, gắn kết vào nhau của bột gạo tẻ, gạo nếp và thịt vịt, một sự gắn kết và hòa quyện mà dù có dùng răng nghiền nát vẫn không thể tách riêng từng thứ một ra được.
Hạt dẻ Trùng Khánh
Hạt dẻ Trùng Khánh vỏ cứng, dày và có nhiều lông tơ. Nếu đem luộc, hấp hoặc mang vào lò nướng chín, bạn sẽ thấy có hương thơm tự nhiên. Ngọt bùi tự nhiên. Chỉ cần ngậm một lúc, tự nó mềm ra như bột bánh khảo. Nó từ từ chín một lần nữa trong miệng. Hãy nhớ một điều, hạt dẻ Trùng Khánh chỉ xuất hiện vào cuối thu. Ăn hạt dẻ thơm ngon trong tiết trời se lạnh bạn sẽ cảm nhận được hương của núi rừng và tấm lòng của người trồng và chăm sóc cây dẻ.
Xôi trám Cao Bằng
Bò gác bếp Cao Bằng
Cao Bằng là nơi nuôi nhiều bò, nhất là các huyện Hà Quảng, Bảo Lạc, Bảo Lâm. Có dịp đến vùng đất cao xa vời vợi, thưởng thức đặc sản nơi này, bạn đừng bỏ qua món thịt bò gác bếp.Thịt được tẩm ướp bằng muối, nước cốt gừng và đặc biệt không thể thiếu rượu trắng. Trước khi ướp, khía vài đường trên miếng thịt cho gia vị ngấm đều. Ướp xong dùng lạt tre tươi xâu thịt thành từng xâu rồi treo trên gác bếp.
Bếp của người Tày, Nùng suốt ngày đêm lúc nào cũng ấm lửa. Hơi lửa, hơi khói hong cho thịt khô dần, săn cứng lại. Chừng mươi bữa nửa tháng là đem xuống dùng được.Miếng thịt bò khô ám khói lửa có màu nâu sậm, rắn đanh. Khi ăn phải ngâm trong nước nóng cho thịt nở ra, rửa sạch rồi thái từng lát mỏng. Đợi chảo nóng già, bỏ chút dầu ăn, phi tỏi cho thơm rồi cho thịt vào đảo qua.Khi những lát thịt đã se se, cho ít nước vào om cho thịt mềm lại. Tỏi bằm nhuyễn, gừng tươi thái chỉ đổ vào xào chung. Nêm thêm chút muối, bột ngọt cho vừa miệng. Thế là có đĩa bò gác bếp thơm phức.Lát thịt bò có màu nâu đỏ, khô nhưng mềm, dai mà không xác, không bở, càng nhai càng thấy ngọt. Vị ngọt đặc trưng của thịt bò, vị cay cay, thơm thơm của gừng, tỏi hòa quyện thật ngon miệng. Thêm một ly rượu nhỏ nữa thì thật tuyệt.Người nơi xa đến đây ai cũng mua một vài bịch thịt bò khô đem về làm quà, như để chia sẻ cùng người thân chút đặc sản của một vùng quê núi.
Bánh khảo
Cá chiên sông Gâm
Nằm khâu
KHÁCH SẠN Ở CAO BẰNG
Khách sạn Hoàng Anh
Tư vấn du lịch Đắk Lắk
Đáng chú ý khi đến thăm Daklak là những ngôi nhà dài truyền thống theo huyền thoại có thể "dài như tiếng chiêng ngân" hoặc các bến nước của các buôn làng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, một nét văn hoá rất đặc trưng của vùng đất này và ấn tượ
Tư vấn du lịch Bình Dương
Bình Dương nằm giáp ranh với hai thành phố lớn trên phạm vi cả nước là Thành Phố Hồ Chí Minh, thành phố Biên Hoà, thuộc tỉnh Đồng Nai và một tỉnh miền núi là Bình Phước. Địa thế này khiến cho Bình Dương vừa có hình ảnh của một thành phố hiện đại với những
Tư vấn du lịch Đồng Nai
Đồng Nai nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam, Đồng Nai tiếp giáp với Bình Thuận ở phí Đông, Lâm Đồng ở phía Đông Bắc, Thành phố Hồ Chí Minh ở phía Tây, Bình Dương và Bình Phước ở Tây Bắc, Bà Rịa - Vũng Tàu ở phía Nam. Nơi đây có hệ thố
Tư vấn du lịch Đồng Tháp
Đồng Tháp là một tỉnh nằm ở miền Tây Nam Bộ, có nền nông nghiệp phát triển, là vựa lúa lớn thứ ba của Việt Nam và đứng đầu cả nước về sản lượng nuôi trồng thủy sản. Là tỉnh có chỉ số tăng trưởng GDP cao và chỉ số về cạnh tranh kinh tế đứng thứ 2 trong khu
Tư vấn du lịch Gia Lai
Bên cạnh sự hấp dẫn của thiên nhiên hùng vĩ, ở Gia Lai còn có nền văn hóa lâu đời đầm đà bản sắc núi rừng của đồng bào các dân tộc, chủ yếu là Jarai và banah thể hiện qua kiến trúc nhà Rông, nhà sàn, nhà mồ, qua lễ hội truyền thống, qua y phục và nhạc cụ.