- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Tư vấn du lịch Đắk Lắk
Nội dung
- GIỚI THIỆU DU LỊCH ĐẮK LẮK
- DI CHUYỂN, ĐI LẠI Ở ĐẮK LẮK
- Đi từ TP HCM đến Dak Lak
- NÊN DU LỊCH ĐẮK LẮK VÀO THỜI GIAN NÀO
- ĐIỂM ĐẾN HẤP DẪN Ở ĐẮK LẮK
- 1. Hồ Lăk
- 2. Dòng Sereppok
- 3. Thác Dray Nur
- 4. Thác 3 tầng
- 5. Chùa Khải Đoan
- 6. Tịnh xá Ngọc Nguyên
- 7. Tịnh xá Ngọc Thành
- 8. Tịnh xá Ngọc Ban
- 9. Chùa An Lạc
- 10. Chùa Hồng Phước
- ĂN GÌ? Ở ĐÂU?
- Gà nướng Bản Đôn
- Cơm Lam
- Lẩu lá rừng
- Thịt nai
- Heo rẫy nướng
- Bò một nắng nướng
- Bò nhúng me
- Cá bống thác kho riềng
- Lẩu Cá lăng
- Cá tiến vua
- Măng le
- Cà đắng
- Bún đỏ
- Rượu cần
- KHÁCH SẠN Ở ĐẮK LẮK
Đáng chú ý khi đến thăm Daklak là những ngôi nhà dài truyền thống theo huyền thoại có thể "dài như tiếng chiêng ngân" hoặc các bến nước của các buôn làng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, một nét văn hoá rất đặc trưng của vùng đất này và ấn tượ
GIỚI THIỆU DU LỊCH ĐẮK LẮK
Bạn có thể cân nhắc một chuyến khám phá miền đất cao nguyên hùng vĩ Đắk Lắk (Dak Lak). Nơi đây không chỉ có những cảnh quan thiên nhiên kỳ thú mà còn có nền văn hóa truyền thống đặc sắc, phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc…
Du lịch Đắk Lắk
DI CHUYỂN, ĐI LẠI Ở ĐẮK LẮK
Đi từ TP HCM đến Dak Lak
- Xe máy: Từ Sài Gòn, bạn chạy xe theo quốc lộ 13 hướng về Bình Dương, đến ngã tư Sở Sao rẽ phải theo hướng đi thị xã Đồng Xoài. Từ thị xã Đồng Xoài lại theo hướng QL14 để lên Buôn Ma Thuột. Với quảng đường khoảng 350km bạn sẽ mất khoảng 7-9 giờ đồng hồ chạy xe để lên tới Buôn Ma Thuột (tùy tốc độ). Nếu có ý định đi bằng xe gắn máy, bạn nên đi vào sáng sớm để có mặt tại Buôn Ma Thuột buổi chiều.
- Xe khách, lộ trình: Bến xe Buôn Ma Thuột (Đak Lak) – Quốc lộ 14 (đường Hồ Chí Minh) – Quốc lộ 13 – Bến xe Miền Đông (292 Đinh Bộ Lĩnh, P26, Q Bình Thạnh, TP HCM, ĐT: 08 3998 4442) và ngược lại.
1. Công ty CP vận tải tốc hành Mai Linh
ĐT: 08 38323888 – 39292929, đường dây nóng: 0985 29 29 29.
Buôn Mê Thuột: (0500) 3819 777. ĐC: Nguyễn Chí Thanh, P.Tân An.
Hà Nội: (04) 36 33 66 99 ĐC: 55 Kim Đồng, P.Giáp Bắc, Q.Hoàng Mai.
Đà Nẵng: (0511) 2 246 246 ĐC: 158 Tôn Đức Thắng, quận Liên Chiểu
Giờ khởi hành: 07:00 – 22:00
Vé loại 1: 175.000 VND
Vé giường nằm: 230.000 VND
2. Công ty TNHH TM và VT Anh Khoa
Có xe trung chuyển giữa bến xe Miền Đông và Lê Hồng Phong.
Địa chỉ Sài Gòn: 306 Lê Hồng Phong, P.1 – Q.10. Điện thoại: (08) 38 39 39 39 – 35 11 72 11.
Địa chỉ Buôn Mê Thuột: 51-65 Nguyễn Đức Cảnh
ĐT: 05 5117211 – 050 848484
Giờ khởi hành: 09:00 – 22:00
Vé loại 1: 180.000 VND
Vé giường nằm: 230.000 VND
3. Công ty TNHH vận tải tốc hành Kumho Samco
ĐT: 08 3 5112112
Trạm Lê Hồng Phong: (08) 3833.8180 – 3833.8190.
Giờ khởi hành: 09:00 – 22:00
Vé loại 1: 190.000 VND
Vé giường nằm: 230.000 VND
Máy bay
Hãng Vietnam Airlines có chuyến bay từ sân bay Tân Sơn Nhất (TP HCM) đến sân bay Buôn Ma Thuột (thành phố Buôn Ma Thuột, Dak Lak), thời gian bay khoảng 1 tiếng, giá vé từ 869.000 VND/chiều (chưa bao gồm thuế và phí dịch vụ).
Hãng Air Mekong giá vé từ 885.000 VND (chưa bao gồm thuế và phí dịch vụ)
Sân bay Buôn Ma Thuột nằm cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 7 km, từ sân bay bạn có thể bắt taxi để đi vào trung tâm thành phố.
Note: Từ Hà Nội, 2 hãng hàng không trên cũng có tuyến bay thẳng đến Buôn Ma Thuột, rất tiện cho du khách
NÊN DU LỊCH ĐẮK LẮK VÀO THỜI GIAN NÀO
Khí hậu Đắk Lắk tương đối ôn hoà, nhiệt độ trung bình hàng năm 23 – 24 độ C, mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên và chia thành hai mùa rõ rệt:
- Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, khí hậu ẩm và dịu mát.
- Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, khí hậu mát và lạnh đầu mùa, khô nóng cuối mùa, độ ẩm thấp, thường có gió mạnh từ cấp 4 đến cấp 6.
ĐIỂM ĐẾN HẤP DẪN Ở ĐẮK LẮK
1. Hồ Lăk
Khởi nguồn của những mạch nước từ dãy núi Chư Chang Sin, sau khi len lỏi qua các cánh rừng của đại ngàn Tây Nguyên hùng vĩ, tất cả đã cùng nhau hội tụ ở vùng đất trũng bên thị trấn Lạc Thiện của huyện Lắk, hình thành nên hồ Lắk rộng mênh mông trên tuyến đường giao thông nối giữa hai thành phố Buôn Ma Thuột và Đà Lạt.
Hồ Lắk
2. Dòng Sereppok
Dòng Sông Serepok cứ cuồn cuộn réo rắt suốt đêm ngày. Nước sông chở đầy phù sa, bồi đắp cho đôi bờ: bên kia là Vườn Quốc Gia Yokdon, bờ biển này là Bản Đôn hiền hoà... Điều hấp dẫn những du khách lần đầu đến với Bản Đôn là được cưỡi voi, chèo thuyền độc mộc…và những chiếc nhà sàn lơ lửng trên thân cây tạo một cảm giác đang phải trốn tránh thú dữ như thuở hoang sơ từng vượt dòng Sông Serepok đến lập bản làng. Những khách lạ như chúng tôi tưởng chừng trở nên lạc lõng khi núi rừng chìm dần vào bóng đêm.
Dòng Sereppok
3. Thác Dray Nur
Thác Dray Nur hay còn gọi là thác Vợ, nằm cách Buôn Ma Thuột khoảng 25km đi theo quốc lộ 14 và qua thủy điện Buôn Kuop gần 3km, một ngọn thác hùng vĩ sẽ hiện ra trước mặt bạn như là một bức tường nước khổng lồ mà thiên nhiên đã ban tặng cho Đắk Lắk.
Thác Dray Nur
4. Thác 3 tầng
Từ thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) theo Quốc lộ 14 về xã Quảng Thành, giữa khung cảnh yên vắng của núi rừng, từ xa đã nghe tiếng ầm ầm của thác nước. Đó là thác Ba Tầng. Khi còn cách vài trăm mét, nhìn về phía trước, thấy hơi nước phủ kín cả một vùng và phía sau là lớp bọt trắng xóa. Thác Ba Tầng chảy mạnh đến nỗi những khóm lau, sậy, lồ ô mọc chìa ra từ sườn núi đá bị hơi nước và gió xô nghiêng.
Thác 3 tầng
5. Chùa Khải Đoan
Thành phố Buôn Mê Thuột do Đoan Huy hoàng thái hậu mẹ vua Bảo Đại cho xây dựng và Nam Phương hoàng hậu trực tiếp chịu trách nhiệm quản lý việc thi công. Khải Đoan là ngôi chùa cuối cùng tại Việt Nam được phong Sắc tứ của chế độ phong kiến và là một địa điểm không thể không ghé thăm khi đến Buôn Mê Thuột.
Chùa Khải Đoan
6. Tịnh xá Ngọc Nguyên
Các hạng mục công trình tại đây được xây dựng theo dạng kiên cố bằng bê - tông cốt thép, gồm: chánh điện, nhà Tổ, nhà Cửu huyền, giảng đường, nhà khách, trai đường, Tăng xá, và am cốc chư Tăng, vây quanh là vườn cây bạch đàn và vườn hoa cây cảnh, tạo nên cảnh trí u nhàn. Trong khuôn viên tôn trí tượng Bồ tát Quán Thế Âm lộ thiên, hồ bát giác có lan can bao quanh, hai bên vườn cây kiểng. hòn giả sơn và hồ sen cùng biệt thự thất chư Tăng; tất cả làm thành một quần thể hài hoà trong không gian thơ mộng bao đời của phố núi
Tịnh xá Ngọc Nguyên
7. Tịnh xá Ngọc Thành
Những ai đã một lần đi qua thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Daklak, không thể không biết đến tịnh xá Ngọc Thành hiển hiện giữa một ngọn đồi trải dài trên con đường Lê Duẫn hướng về trung tâm thành phố. Mọi người không khỏi ngạc nhiên khi bước vào khuôn viên tịnh xá, một khung cảnh rộng rãi, thoáng mát với ngôi Chánh điện khang trang thanh tịnh. Xung quanh tịnh xá là khu vườn cây ăn trái, những chậu kiểng và những chậu hoa đang khoe sắc trước sân với muôn hồng ngàn tía trong nắng gió cao nguyên.
Tịnh xá Ngọc Thành
8. Tịnh xá Ngọc Ban
Cùng với các ngôi tự viện trên vùng đất đỏ cao nguyên, tịnh xá Ngọc Ban như một nét chấm phá diễm lệ trong quần thể kiến trúc chùa chiền vùng phố núi. Vào những năm đầu thập niên 1960 của thế kỷ trước, trên đường hoá duyên đặt bước đến vùng đất này. Từ chiếc cốc lá tranh đơn sơ, những việc làm cụ thể của chư ni đã bắt đầu lan toả trong đời sống vật chất và tình cảm của người dân địa phương.
Tịnh xá Ngọc Ban
9. Chùa An Lạc
Chùa được ông Phạm Thọ Thất cùng một số Phật tử địa phương xây dựng vào năm 1964 trên một diện tích đất 4.700m2. Chùa đã được trùng tu vào năm 1981 và đại trùng tu vào năm 1994. Ở sân trước chùa có đài Quan Âm lục gíc, cao 4m, rộng 6m, thờ tượng Bồ tát Quan Thế Âm. Điện Phật được bài trí đơn giản, trang nghiêm. Chính giữa tôn trí đức Phật Thích Ca thiền định trên tòa sen cao 2m.
Chùa An Lạc
10. Chùa Hồng Phước
Chùa được ông Nguyễn Như Quyết và Phật tử trong vùng thành lập vào năm 1962 trên diện tích đất 18.000 m2. Năm 1965, Đại đức Thích Từ Diệu về trụ trì. Điện Phật được bài trí trang nghiêm, thờ các vị Phật A Di Đà, Thích Ca và các vị Bồ tát Quan Thế Âm, Địa Tạng, Chuẩn Đề… Chùa có đại hồng chung cao 1,5m, miệng chuông có đường kính 0,6m ; trống bát nhã cao 0,8m, rộng 1,2m. Đặc biệt, ở vườn chùa có tượng đài Bồ tát Quan Thế Âm cao 3,2m đứng trên tượng đầu rồng trong hồ nước có diện tích 169m2.
Chùa Hồng Phước
ĂN GÌ? Ở ĐÂU?
Đến với Đắk Lắk , bạn không chỉ được chiêm ngưỡng những cánh rừng hùng vĩ , con người thân thiện mà còn được thưởng thức các món ăn đặc sản như gà nướng, thịt nai, lẩu lá rừng, măng le, cá lăng đặc sản của dòng Serepork, rượu cần, gỏi rau rừng, gỏi cà đắng…. mang đậm hương vị của đại ngàn Tây Nguyên.
Gà nướng Bản Đôn
Đến thăm Bản Đôn bạn được thưởng thức món gà nướng ngon tuyệt. Để có những con gà nướng ngon, hợp lòng du khách, người dân Bản Đôn phải rất công phu nuôi chọn gà và có cách làm món riêng.
Trước hết, giống gà phải là gà thả vườn chính hiệu. Gà được chọn nướng là loại mới lớn, độ chừng hơn một kg mỗi con. Gà để nguyên con, có thể dần cho con gà bẹp lại rồi ướp muối ớt, nước sả và thêm ít mật ong rừng. Để ăn gà nướng ở Bản Đôn “đúng bài”, thì phải chấm thịt gà với muối ớt hoặc muối sả. Dù loại muối nào cũng nhất thiết phải giã muối hạt với ớt rừng xanh. Loại ớt này mọc hoang ngoài vườn, ăn giòn thơm rất hấp dẫn.
Cơm Lam
Cơm lam, gà nướng là hai món ăn nổi tiếng của người đồng bào ở bản Đôn. Cơm lam được coi là món ăn đặc trưng nhất của núi rừng bởi chắt lọc từ vị ngọt của dòng suối mát trong và hương thơm của tre nứa xanh ngút đầu non. Món ăn này được hình thành từ những chuyến đi làm rẫy, đi rừng dài ngày của người đàn ông Tây Nguyên khi xưa.
Khi thưởng thức chỉ cần bóc bỏ lớp nứa bên ngoài, cắt khúc và bạn đã có món cơm lam dẻo, thơm hấp dẫn. Người Tây Nguyên thường dùng cơm lam với muối vừng, thịt gà hoặc thịt lợn rừng nướng. Nước suối trong vắt của núi rừng cùng với vị ngọt của ống nứa nơi đầu non đầu non đã tạo nên món cơm lam có hương vị đặc biệt, làm say lòng bất cứ ai nếu đã từng thưởng thức.
Lẩu lá rừng
Có khoảng hơn 10 loại lá được dùng để chế biến lẩu lá rừng, phần lớn chúng đều được người dân bản địa phát hiện ra khi đi rừng. Ban đầu những lá này được sử dụng như một thứ rau rừng để phục vụ cho những bữa ăn trên nương, trên rẫy. Sau này khi tập quán sản xuất thay đổi thì nó được dùng như một đặc sản đó là lẩu lá rừng. Cùng với những loại lá này còn có mắm thịt, tôm nõn và thịt luộc.
Mỗi loại lá đều được lựa chọn rất nghiêm ngặt, điều quan trọng nhất là chúng không có độc tố, không phản ứng lẫn nhau. Lẩu lá rừng chính là kinh nghiệm từ ngàn đời của đồng bào dân tộc bản địa được đúc kết. Mỗi loại lá đều chứa đựng trong mình những chất dinh dưỡng đặc biệt, có tác dụng tốt đối với sức khoẻ.
Thịt nai
Thịt nai giờ trở thành món đặc sản chủ yếu của vùng rừng núi Tây Nguyên, đặc biệt là ở Đắk Lắk . Thịt nai tươi khác thịt bò ở chỗ ít gân, mở màu trắng ngà, mềm hơn cả thịt bê non.
Thịt nai có thể chế biến thành nhiều món: nai nướng, nai xào lăn, nai nhúng giấm, nai lúc lắc, sườn nai rán, cháo bao tử và sau cùng là nai khô hợp lại đủ 7 món như thịt bò. Nhưng nai nướng, nai nhúng giấm và nai khô lại là những món tiêu biểu nhất.Nai khô có thể là đầu bảng trong các món nai. Nai khô không béo ngậy như nai nướng vì cách thức và nguyên liệu tẩm ướp khác nhau nên miếng nai khô ngọt lịm. Thịt nai thái ngang thớ, miếng dài chừng 5cm ướp kỹ bằng xì dầu, sả, muối, đường, ớt mè trắng và ngũ vị hương. Sau khi ướp trong vòng 80 phút lấy từng miếng nướng trên than hoa, nướng xong dùng sống dao dần cho miếng thịt mềm mại rồi ăn mà không cần chấm với bất cứ thứ gì.
Heo rẫy nướng
Heo rẫy là loại heo đồng bào nuôi kiểu chăn thả tự nhiên. món heo nướng cao nguyên và heo nướng muối ớt đều tỏa mùi thơm gốc rễ vì có chung mấy loại gia vị tẩm ướp cơ bản: củ nén, ngò gai, gốc mùi, sả, ớt.
Món nướng cao nguyên thì chặt nhỏ xiên tre, món nướng muối ớt thì nướng nguyên con dùng dao xẻo tại bàn. Bí quyết heo nướng để lâu vẫn óng ả giòn thơm là dùng sô-đa đánh tan mạch nha và nước cốt chanh, phết nhiều lớp lên da, quay đều trên bếp than hồng.
Bò một nắng nướng
Món ăn được làm từ thịt bò tươi, thái thành từng miếng mỏng, ướp sơ qua với các loại gia vị, đem phơi ngoài nắng trong một ngày nên có tên gọi là bò một nắng. Sau đó, bò được đóng vào bao cất giữ, khi ăn chỉ cần lấy ra nướng chín trên bếp than hồng và thưởng thức với muối kiến vàng của người dân tộc.
Bò một nắng nướng thường được ăn cùng với Kiến vàng (hay còn gọi là kiến càng) sau khi được rang lên và giã nhuyễn với lá then len(tên gọi một loại lá rừng) Xé miếng thịt bò, chấm vào chén muối kiến vàng và thưởng thức cùng các loại rau, bạn sẽ cảm nhận được thịt bò mềm hòa cùng vị ngọt, chua của muối kiến.
Bò nhúng me
Đến thăm thành phố Buôn Mê Thuột bạn nhớ thưởng thức món Bò nhúng me đặc biệt này chắc chắn không bao giờ quên.
Vị chua chua, ngọt ngọt của nước me kèm miếng thịt bò thái mỏng, thêm vị thơm của tỏi phi sẽ khiến bạn ăn hoài không ngán. Món này ăn kèm bánh mì thì khỏi phải chê. Ngoài Bò Nhúng Me thì bạn có thể thưởng thức thêm món Bò Lúc Lắc, Bò Cuộn Cải Xanh được tẩm ướp rất ngon.
Cá bống thác kho riềng
Món cá bống thác kho riềng là một món ăn có tính truyền thống của người dân tộc nơi đây. Cá bống là loại rất phổ biến, nó sống trong các kênh rạch, ao hồ, sông suối nơi đâu cũng có, nhưng cá bống Tây Nguyên thì lại khác, nó sống ngay trong dòng thác đổ.
Bới chén cơm gắp con cá, và vào miệng cá bống thác giòn tan, thấm vị giác, mùi thoảng lên khứu giác thật là một cảm giác khó quên .
Lẩu Cá lăng
Dòng Sêrêpôk hoang dã, bí ẩn và mãnh liệt đã được thiên nhiên ban tặng cho một loại cá quý đó là cá lăng rắn chắc, thịt thơm và là món ngon nổi tiếng. Cá Lăng có thể chế biến thành nhiều món, tuy nhiên ấn tượng nhất vẫn là món lẩu cá lăng với hương vị độc đáo mang đậm chất Tây Nguyên. Đây là món ăn ngon miệng và có tác dụng giải nhiệt rất tốt trong những ngày nắng.
Vị ngọt, bùi của thịt cá hòa trộn cùng vị chua thanh thanh của các loại gia vị như bài thuốc không thể thiếu một vị nào; thử một miếng thấm đến tận chân răng. Để nồi lẩu ngon hơn phải ăn kèm với cần tây, cải xanh, rau đắng, bạc hà và đặc biệt không thể thiếu rau thì là để nước lẩu thơm hơn, ngọt hơn.
Đồng bào bên dòng Sêrêpôk còn nấu cá lăng với măng rừng, um cà đắng, hoặc nướng ăn với lá păk cum chấm muối tiêu trộn ớt xanh giã nát là đặc sản của đồng bào Êđê. Vị chua của măng le, chút đắng của quả cà hay lá păk cum, vị cay nồng của ớt cộng thêm với cái ngọt của cá kết hợp lại tạo nên hương vị đậm đà, nồng nàn và thật khó quên.
Cá tiến vua
Sông Sê San hùng vĩ, lắm thác ghềnh chứa trong lòng những loài thủy sản quý hiếm đặc biệt có loài cá anh vũ tiến vua. Những ngư dân dọc sông Sê San thường chặn bắt cá anh vũ ở vùng nước trong, nhiều hang hốc, chủ yếu ở khu vực thủy điện Ialy.
Thịt cá chắc nhưng vẫn mềm mại, trắng và thơm, thường được làm thành vài món là nướng mọi, nướng muối ớt, hấp, nấu lẩu măng chua. Hấp dẫn hơn cả là món chiên giòn với gừng, ban đầu cứ ngỡ là thịt gà nhưng cắn vào thì thơm ngon hơn nhiều.
Măng le
Cây le thuộc họ tre nứa khá điển hình trên vùng đất ba gian. Cây le có sức phát tán mạnh mẽ, sức sống dẻo dai đến kỳ lạ. Măng le từ phần ngọn của cây măng dùng tươi hoặc cắt lát phơi khô , măng le thuộc loại ngon nhất trong các loài măng như măng tre, măng trúc… nhờ tính đặc ruột, vị ngọt, bùi, không đắng chát,…
Với món măng tươi có thể chế biến món đơn giản nhưng lại đầy hương vị là món gỏi măng trộn hay măng le nấu cùng thịt vịt, măng le hầm giò heo, măng le xào gan đều rất ngon . Măng le ăn tươi đã ngon mà ăn khô củng rất ngon như các món măng áo tơi, măng lưỡi lợn gốc nứa, vẩu, mai hương vị rất độc đáo. Vào các buôn được mời bữa cơm gạo nương ăn với măng le nấu với thịt nai khô có kèm muối đâm lá bép ớt hiếm ăn một lần không bao giờ quên.
Cà đắng
Cà đắng là một loại cà dại mọc nhiều trên rừng, trên nương rẫy, hiện nay đã được bà con trồng trong vườn nhà, ra quả quanh năm, trái cà dài, to hơn cà pháo của người Kinh có gai, màu xanh sọc đốm trắng, đặc biệt có vị đắng rất đặc trưng. Bạn hãy thử cắn một miếng để nghe vị đắng tứa vào chân răng và cảm nhận cái nghe vị giòn ngọt ùa đến ngay sau đó.
Cà đắng được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau trong bữa cơm của dân tộc Êđê như nấu với cá tươi, cá khô, tép khô, thịt rừng hoặc cà đắng um với ếch… Có lẽ ngon nhất, độc đáo nhất vẫn là món canh cà đắng nấu với nội tạng bò và wêc êmô (phèo bò). Món ăn hấp dẫn bởi vị đắng đằm thắm của cà đắng kết hợp với vị ngọt của nội tạng, mùi thơm của phèo bò và vị cay xé lưỡi của ớt, sự đậm đà, thơm lừng của lá é, lá và củ nén. Tất cả tạo nên một khẩu vị rất lạ, rất riêng của núi rừng.Ngoài nấu chín, người Êđê còn ăn cà đắng sống, bằng cách giã nát cà rồi cho thêm gia vị: muối, ớt, bột ngọt, lá é, lá và củ nén. Món này rất cay, đậm đà, ăn được rất nhiều cơm.
Bún đỏ
Bún đỏ, đây là một đặc sản của thành phố Buôn Ma Thuột . Món ăn có cái tên lạ này có nguồn gốct ừ sự biến tấu nhiều loại bún khác nhau, được những người bán hàng rong ở đây khéo léo thêm bớt các loại nguyên liệu, tạo nên một món bún mới thật khác biệt. Sợi bún đỏ to gần bằng chiếc đũa, nước lèo được nấu từ xương hầm, riêu cua được làm thịt cua đồng, thịt ba chỉ, tôm khô bằm nhỏ.
Điểm độc đáo nhất của món bún này chính là màu đỏ pha vàng của nước và sợi bún, khiến cho tô bún ánh lên những gam màu thật bắt mắt và hấp dẫn. Bí quyết của màu nước lèo ấn tượng này được người bán hàng bật mí là sự hòa trộn của hạt điều đỏ và gạch cua.Tên gọi của món ăn bắt nguồn từ một tô bún với màu đỏ đặc trưng của nước dùng. Món ăn được kết hợp nhiều nguyên liệu như: gạch cua, trứng cút, các loại rau… Bạn có thể thưởng thức món ăn bình dân này ngay quán vỉa hè góc đường Lê Duẩn – Phan Đình Giót.
Rượu cần
Uống rượu cần là thói quen lâu đời của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Rượu cần là một thức uống không thể thiếu được trong các lễ hội cũng như dùng để tiếp đãi khách quý.Uống rượu cần thể hiện sự đoàn kết, thương yêu không có chuyện chén chú, chén anh, chén ông, chén bác… Mọi người cùng uống với nhau chung cần, trẻ, già, trai, gái nhâm nhi.
Rượu cần có nhiều loại. Rượu thóc là lúa mới xay, rửa cho sạch, ngâm nước rồi trộn men để bỏ vào ché. Lấy lá chuối bịt chặt miệng ché độ năm, sáu hôm sau là dùng được. Rượu cơm là rượu làm bằng gạo nấu thành cơm ủ với men; hoặc là trộn đều bỏ vào ché; hay bỏ một lớp cơm, một lớp men cũng được. Cơm rượu chỉ độ vài ba hôm là nở tràn ché. Còn rượu kê, bo bo, bắp, mì, v.v… thì cũng làm theo cách trên. Cần uống thường làm bằng cây trúc hay cây triêng. Cuốn cây triêng thường dài cả mét, chặt đem về phơi khô, rút lõi bỏ đi, dùng làm cần rượu thì tuyệt!
KHÁCH SẠN Ở ĐẮK LẮK
Tư vấn du lịch Bình Dương
Bình Dương nằm giáp ranh với hai thành phố lớn trên phạm vi cả nước là Thành Phố Hồ Chí Minh, thành phố Biên Hoà, thuộc tỉnh Đồng Nai và một tỉnh miền núi là Bình Phước. Địa thế này khiến cho Bình Dương vừa có hình ảnh của một thành phố hiện đại với những
Tư vấn du lịch Đồng Nai
Đồng Nai nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam, Đồng Nai tiếp giáp với Bình Thuận ở phí Đông, Lâm Đồng ở phía Đông Bắc, Thành phố Hồ Chí Minh ở phía Tây, Bình Dương và Bình Phước ở Tây Bắc, Bà Rịa - Vũng Tàu ở phía Nam. Nơi đây có hệ thố
Tư vấn du lịch Đồng Tháp
Đồng Tháp là một tỉnh nằm ở miền Tây Nam Bộ, có nền nông nghiệp phát triển, là vựa lúa lớn thứ ba của Việt Nam và đứng đầu cả nước về sản lượng nuôi trồng thủy sản. Là tỉnh có chỉ số tăng trưởng GDP cao và chỉ số về cạnh tranh kinh tế đứng thứ 2 trong khu
Tư vấn du lịch Gia Lai
Bên cạnh sự hấp dẫn của thiên nhiên hùng vĩ, ở Gia Lai còn có nền văn hóa lâu đời đầm đà bản sắc núi rừng của đồng bào các dân tộc, chủ yếu là Jarai và banah thể hiện qua kiến trúc nhà Rông, nhà sàn, nhà mồ, qua lễ hội truyền thống, qua y phục và nhạc cụ.
Tư vấn du lịch Long An
Không chỉ được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho hai con sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây mang phù sa bồi đắp cho những vườn cây trái trĩu quả quanh năm, Long An còn có những cánh đồng lúa tốt tươi, bạt ngàn, hệ sinh thái động thực vật đa dạng. Tất cả đã tạo n