- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Thông tin chiều dài cầu Long Biên ở Hà Nội
Nội dung
Hà Nội không chỉ có Hồ Gươm, Tháp Rùa, Văn Miếu… mà còn có cả cầu Long Biên – chiếc cầu lịch sử đã chứng kiến biết bao “cuộc bể dâu” của dân tộc. Đối với người Hà Nội và biết bao thế hệ người Việt, chiếc cầu thế kỉ Long Biên như một biểu tượng rực rỡ về h
Hà Nội không chỉ có Hồ Gươm, Tháp Rùa, Văn Miếu… mà còn có cả cầu Long Biên – chiếc cầu lịch sử đã chứng kiến biết bao “cuộc bể dâu” của dân tộc. Đối với người Hà Nội và biết bao thế hệ người Việt, chiếc cầu thế kỉ Long Biên như một biểu tượng rực rỡ về hồn cốt và ý niệm tự hào dân tộc. Năm tháng có qua đi, cầu Long Biên vẫn đứng đó - che chắn và kết nối những nẻo đường, kiếp người với nhau… Trong bài viết hôm nay, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về lịch sử cũng như kiến trúc, chiều dài cầu Long Biên ở Hà Nội…
Xem thêm bài viết về địa chỉ cầu Long Biên nằm ở đâu?
Cầu Long Biên xưa qua tranh vẽ
Đôi nét về lịch sử cầu Long Biên Hà Nội
Cầu Long Biên là chiếc cầu “nối liền hai thế kỉ” được người Pháp xây dựng từ năm 1898 – 1902. Ban đầu chiếc cầu này có tên là Doumer - theo tên gọi của Toàn quyền Đông Dương bấy giờ.
Tuy nhiên dân gian vẫn thường gọi là cầu sông Cái (bắc qua sông lớn) hay cầu Bồ Đề (bắt qua bến Bồ Đề). Và cho đến ngày nay cây cầu lịch sử này được gọi bằng cái tên gần gũi, thân thương – cầu Long Biên.
Cầu Long Biên là chiếc cầu thép đầu tiên bắc qua dòng sông Hồng huyền thoại, nối liền giữa quận Hoàn Kiếm và Long Biên của Hà Nội cũng như một số tỉnh miền Bắc khác. Trong thời điểm đó (1898 – 1902), cầu Long Biên là cây cầu có kiến trúc hoành tráng nhất phương Đông. Người ta còn ví cầu Long Biên như “tháp Eiffel nằm ngang” giữa lòng Việt Nam.
Cầu Long Biên được kiến trúc sư người Pháp Henri Daydé và Auguste Pillé thiết kế và xây dựng dựa trên những nguyên vật liệu và sức lao động của người bản địa. Đến nay trên cầu Long Biên vẫn còn một tấm biển kim loại khắc chữ 1899 -1902 - Daydé & Pillé – Paris.
Chiều dài cầu Long Biên là 2,290 mét. Cầu có 19 nhịp dầm thép, 20 trụ cao 40 mét và 896 đường dẫn. Thời đó cầu được thiết kế dành cho xe lửa, xe thô sơ và người đi bộ. Trong thời hiện đại cầu Long Biên vẫn thực hiện nhiệm vụ kết nối giao thông của mình và là một địa điểm du lịch Hà Nội nổi tiếng được nhiều người yêu thích.
Cầu Long Biên từ xa
Những khoảnh khắc đẹp đến nao lòng của cầu Long Biên
Quý khách có thể chiêm ngưỡng qua một số hình ảnh đẹp đến ngỡ ngàng của chiếc cầu lịch sử này nhé!
Tấm biển dấu tích trên cầu Long Biên ghi danh hai kiến trúc sư người Pháp đã xây dựng chiếc cầu
Cầu Long Biên với những vết gỉ của thời gian mang vẻ đẹp cổ kính ấn tượng
Tìm hiểu thêm về lịch sử cầu Long Biên ở Hà Nội
Bình minh trên cầu Long Biên thật thanh bình làm sao. Dưới chân cầu là những bãi bồi xanh mướt, trù phú.
Nhịp sống bình dị trên cầu Long Biên
Hình ảnh những con thuyền mưu sinh dưới sông Hồng càng tô thêm vẻ đẹp bình dị và ấm áp của cầu Long Biên
Hướng dẫn tham quan cầu Long Biên
Cầu Long Biên không đơn thuần chỉ là một chiếc cầu giao thông mà còn là một chiếc cầu mang ý nghĩa lịch sử - văn hóa – du lịch của Hà Nội.
Cầu Long Biên là một chiếc cầu có kiến trúc ấn tượng nhất ở Đông Phương trong những năm cuối thế kỉ 19. Tồn tại gần 3 thế kỉ cầu Long Biên như một nhân chứng sống của lịch sử Việt và gắn liền với cuộc sống của biết bao thế hệ dân Việt… Chính vì vậy chiếc cầu này gợi lên biết bao nhiêu xúc cảm cho mọi người.
Mời quý khách xem thêm bài viết Những quán cafe view đẹp ở Hà Nội để chụp ảnh.
Để ghé thăm cầu Long Biên du khách có thể sử dụng nhiều phương tiện khác nhau. Tuy nhiên tuyệt nhất có lẽ vẫn là đi bộ và xe bus, xe đạp. Quý khách có thể bắt taxi đến chân cầu Long Biên rồi leo bộ theo lối cầu thang dưới chân cầu.
Khi đặt chân trên cầu, rảo từng bước chân nhỏ trên cầu quý khách sẽ cảm nhận được từng cơn gió lùa từ dưới sông lên mát rượi. Bên dưới chân cầu là những bãi bồi xanh mướt. Những chòm xóm nhỏ bình yên, thi thoảng bay lên mùi khói bếp thơm nồng ấm áp…
Quý khách cũng có thể bắt một tuyến bus đi ngang qua cầu Long Biên. Cái cảm giác ngồi trên xe và nhìn ra phía cầu thật tuyệt làm sao. Nó giống như quý khách vừa chạy lướt qua thời gian, chạm tay tới những mảnh ghép lịch sử…
Hoặc quý khách cũng có thể thuê một chiếc xe đạp rồi chầm chậm đi trên cầu. Có lẽ trong khoảnh khắc này du khách sẽ cảm thấy như mình đang trở về những năm đầu thập kỉ 19 – 20.
Quý khách có thể tham quan cầu Long Biên bằng nhiều phương tiện khác nhau
Nếu đi du lịch Hà Nội 1 ngày, dù Hà thành có mời chào bằng những điểm đến hấp dẫn khác nhưng du khách đừng quên ghé cầu Long Biên! Chiếc cầu lịch sử với những vang bóng một thời nay vẫn đứng đó như một nhân chứng sống và là “cái hồn” không thể thiếu trong nhịp sống của người Hà Nội!
Thử tưởng tượng một ngày nào đó cầu Long Biên không còn nữa, hẳn sẽ có nhiều mất mát và luyến tiếc?
Viet Fun Travel hi vọng rằng quý khách sẽ có những trải nghiệm thật tuyệt vời cầu Long Biên nói riêng và Hà Nội nói chung. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ tới Viet Fun qua hotline 1900 6749.
Du lịch Việt Vui tổng hợp
Địa chỉ cầu Long Biên nằm ở đâu?
Đã từ rất lâu rồi thế hệ người Hà Nội vô cùng quen thuộc với hình ảnh cây cầu Long Biên cổ kính bên dòng sông Hồng. Dù đã trải qua hơn trăm năm tồn tại, cầu Long Biên vẫn ngày ngày đón từng đợt người qua lại. Vậy địa chỉ cầu Long Biên nằm ở đâu?
Ngắm hoàng hôn lãng mạn ở cây cầu Long Biên cổ nhất Hà Nội
Nếu hỏi về nơi nào ngắm hoàng hôn đẹp nhất giữa lòng thủ đô, chắc chắn bạn sẽ không bỏ qua cầu Long Biên cổ nhất Hà Nội.Xem thêm: Du lịch Hà Nội
Cuộc sống sôi động dưới gầm cầu Long Biên
(Dân trí) - Cầu Long Biên là biểu tượng của thủ đô Hà Nội. Phía trên cầu là những ánh đèn lấp lánh của cuộc sống hiện đại đang từng ngày phát triển. Nhưng phía dưới chân cầu lại là một cuộc sống khác…
Nét cổ kính trên cây cầu Long Biên
Trên cây cầu hơn trăm tuổi Long Biên những ngày này vắng bóng tàu hỏa qua lại, nhưng nó vẫn nối liền nhịp sống hai bên bờ sông Hồng và thu hút các tay máy đến săn khoảnh khắc hoàng hôn.
Cầu Long Biên, nơi hiện tại nối liền quá khứ
Không chỉ đơn thuần bắc qua hai bờ sông Hồng, cầu Long Biên còn chính là dấu ấn nối liền giữa hiện tại và ký ức xưa của những người dân yêu Hà Nội.