- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Địa chỉ cầu Long Biên nằm ở đâu?
Nội dung
Đã từ rất lâu rồi thế hệ người Hà Nội vô cùng quen thuộc với hình ảnh cây cầu Long Biên cổ kính bên dòng sông Hồng. Dù đã trải qua hơn trăm năm tồn tại, cầu Long Biên vẫn ngày ngày đón từng đợt người qua lại. Vậy địa chỉ cầu Long Biên nằm ở đâu?
Xem thêm thông tin về chiều dài Cầu Long Biên ở Hà Nội
Hình ảnh cầu Long Biên – một biểu tượng của thủ đô Hà Nội
1. Giới thiệu về cầu Long Biên
Ở Hà Nội, có rất nhiều cây cầu lớn bắc qua sông Hồng để nối giao thông hai bên bờ sông như cầu Chương Dương, cầu Thăng Long, cầu Thanh Trì… Thế nhưng, đối với nhiều thế hệ người dân sinh sống và làm việc tại vùng đất thủ đô thì cái tên cầu Long Biên mãi là biểu tượng trường tồn của cây cầu bắc ngang sông Hồng.
Vậy du khách có biết vì sao một cây cầu sắt đã hoen rỉ bởi thời gian lại đi vào lòng người dân Hà Nội không?
Hãy quay ngược lại hơn 100 năm trước, khi mà cây cầu Long Biên vừa được khánh thành để khai thông con đường huyết mạch giữa 2 bờ sông Hồng. Đó là một ngày đẹp trời năm 1902, cầu Long Biên dài 2km nối 2 bờ sông Hồng được khánh thành sau 3 năm xây dựng (1898 – 1902), người người Hà Nội nô nức vui mừng khi cây cầu được hoàn thành đi vào hoạt động.
Trên cầu có cả đường bộ và đường sắt nên giao thông trên cầu khi đó vô cùng tấp nập. Cầu do người Pháp xây dựng và đặt tên là cầu Doumer, tên của toàn quyền Đông Dương lúc bấy giờ (Paul Doumer).
Cầu Long Biên là công trình nổi tiếng của Pháp ở Việt Nam.
Không chỉ là cây cầu huyết mạch đầu tiên giữa 2 bờ sông Hồng, cầu Long Biên còn cùng người dân thủ đô trải qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp vô cùng khốc liệt, chứng kiến biết bao thay đổi của thủ đô Hà Nội.
Trong chiến tranh chống Mĩ, cầu đã chịu nhiều trận đánh bom oanh kích của máy bay Mĩ và chịu hư hỏng nặng nề. Trải qua nhiều lần tu sửa, cầu vẫn tồn tại cùng thủ đô tới ngày nay.
Tới nay, trải qua 2 thế kỉ tồn tại (1902 – 2017) và khoác lên mình màu sắc hoen rỉ cũ kĩ của năm tháng. Nhưng trong mắt khách du lịch cũng như người dân thủ đô, cầu Long Biên vừa là một chứng nhân lịch sử vừa là một trong những địa điểm du lịch đẹp ở Hà Nội.
Ngày nay, dù đã hơn 100 tuổi, cầu Long Biên ở Hà Nội vẫn giữ vai trò giao thông quan trọng giữa 2 bên bờ sông Hồng, nối liền 2 quận Hoàn Kiếm và Long Biên.
2. Cầu Long Biên được thiết kế như thế nào?
Cầu Long Biên là cây cầu sắt đầu tiên nối qua sông Hồng do người Pháp xây dựng. Cầu có chiều dài 2290m qua sông và 896m cầu dẫn được chia làm 19 nhịp dầm thép, chống đỡ toàn bộ trọng lượng của cầu là 20 trụ cầu cao hơn 40m.
Cầu được thiết kế thành nhiều làn đường, bao gồm cả đường bộ và đường sắt để phương tiện tàu hỏa cũng như phương tiện đường bộ đều có thể lưu thông.
Cầu gồm 1 làn đường xe lửa và 2 làn dành cho xe cơ giới, người đi bộ
Làn dành cho đường sắt được thiết kế ở giữa cầu, hai bên là làn đường dành cho phương tiện cơ giới và người đi bộ. Làn đường dành cho các loại xe rộng 2,6m, dành cho người đi bộ là 0,4m.
Điểm độc đáo của cầu là luồng giao thông theo hướng xuôi ở bên trái chứ không phải ở bên phải như những cây cầu thường thấy tại Việt Nam nhưng lại rất hay xuất hiện ở các nước châu Âu, điển hình là nước Pháp.
Cầu Long biên ở Hà Nội không chỉ có giá trị lịch sử to lớn, nếu đem ra so sánh về thiết kế, cầu Long Biên xứng đáng được xem là một trong những kiệt tác cầu sắt ấn tượng nhất trên thế giới lúc bấy giờ. Cầu được thiết kế bởi hãng Eiffel, một hãng thiết kế vô cùng nổi tiếng ở Pháp.
Cầu Long Biên ở Hà Nội mang dáng dấp của một con rồng uốn lượn. Nhìn từ xa, du khách có thể thấy cầu Long Biên rất giống với cây cầu Tobiac ở quận 13, Paris trên tuyến đường sắt nối liền 2 thành phố Paris và Orléans, Pháp.
Vẻ đẹp bình dị của cầu Long Biên dưới ống kính của khách du lịch
Tham quan cầu Long Biên trong tour du lịch Hà Nội 1 ngày, du khách sẽ được ngắm nhìn vẻ đẹp tuyệt mĩ của cây cầu từng là niềm tự hào của người thủ đô cả trong thời chiến lẫn thời bình.
3. Ngắm cảnh sông Hồng từ cầu Long Biên
Dù đã không còn giữ vai trò huyết mạch giao thông của thủ đô nhưng vẫn có rất nhiều lượt xe và người dân cũng như khách du lịch đến cầu để qua sông, ngắm cảnh đẹp 2 bên bờ sông Hồng từ trên cầu.
Dạo bước trên cầu Long Biên, du khách có thể thấy được những dấu sắt hoen rỉ, những trụ cột bị lệch hay là những nhịp cầu bị võng…. Nhìn xuống sông, du khách sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh những con thuyền xuôi ngược, những bãi bồi xanh ngát trồng đầy chuối, ngô và rau màu trên dòng sông Hồng êm đềm…
Hình ảnh bình dị này của cầu Long Biên luôn làm lòng người say đắm, trái ngược hoàn toàn với cảnh tấp nập xe cộ qua lại trên cầu Chương Dương phía đối diện.
Vẻ đẹp của cầu Long Biên cổ kính qua ống kính nhiếp ảnh gia
Ngoài cây cầu Long Biên chứng nhân lịch sử, du khách đến thủ đô có thể tham quan thêm những điểm du lịch văn hóa, những di tích hay dừng chân nghỉ ngơi thưởng thức những tách cà phê nóng trong những quán cà phê đẹp và lãng mạn ở Hà Nội để chụp ảnh.
Để biết thêm về du lịch Hà Nội, du khách có thể tham khảo thêm “Kiến trúc độc đáo chùa Một Cột” nhé.
Hà Nội là điểm đến du lịch văn hóa đẹp tuyệt vời. Nếu du khách đến thăm thủ đô muốn biết địa chỉ cầu Long Biên nằm ở đâu du khách có thể hỏi bất cứ người dân thủ đô nào, bởi vì là người Hà Nội, ai cũng có thể chỉ đường cho du khách đến tham quan cầu Long Biên - cây cầu biểu tượng hào hùng của thủ đô Hà Nội.
Du lịch Việt Vui tổng hợp
Ngắm hoàng hôn lãng mạn ở cây cầu Long Biên cổ nhất Hà Nội
Nếu hỏi về nơi nào ngắm hoàng hôn đẹp nhất giữa lòng thủ đô, chắc chắn bạn sẽ không bỏ qua cầu Long Biên cổ nhất Hà Nội.Xem thêm: Du lịch Hà Nội
Cuộc sống sôi động dưới gầm cầu Long Biên
(Dân trí) - Cầu Long Biên là biểu tượng của thủ đô Hà Nội. Phía trên cầu là những ánh đèn lấp lánh của cuộc sống hiện đại đang từng ngày phát triển. Nhưng phía dưới chân cầu lại là một cuộc sống khác…
Nét cổ kính trên cây cầu Long Biên
Trên cây cầu hơn trăm tuổi Long Biên những ngày này vắng bóng tàu hỏa qua lại, nhưng nó vẫn nối liền nhịp sống hai bên bờ sông Hồng và thu hút các tay máy đến săn khoảnh khắc hoàng hôn.
Cầu Long Biên, nơi hiện tại nối liền quá khứ
Không chỉ đơn thuần bắc qua hai bờ sông Hồng, cầu Long Biên còn chính là dấu ấn nối liền giữa hiện tại và ký ức xưa của những người dân yêu Hà Nội.
Cầu Long Biên đậm chất thơ qua ống kính độc giả ''Dấu ấn Việt Nam''
Hình ảnh cây cầu trăm tuổi dưới ánh hoàng hôn mang một nét riêng rất Hà Nội đã được truyền tải qua bộ ảnh "Cầu Long Biên - Cây cầu thế kỷ" của độc giả Vũ Minh Quân.