- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Thích Ca Phật Đài - biểu tượng du lịch ở Vũng Tàu hơn nửa thế kỷ
Thích Ca Phật Đài là một trong những kiến trúc tôn giáo nổi tiếng và lâu đời nhất tại Vũng Tàu. Theo sự phát triển của du lịch Vũng Tàu, Thích Ca Phật Đài trở thành một nơi tham viếng tâm linh thu hút nhiều lượt du khách hàng năm. Du lịch Vũng Tàu – Thích
-> Bài liên quan: Bạch Dinh ở Vũng Tàu - địa điểm mang đậm kiến trúc Pháp cổ điển
Lịch sử hình thành Thích Ca Phật Đài
Thích Ca Phật Đài là một quần thể kiến trúc Phật giáo thuộc hệ phái Nam Tông tọa lạc ở mạn sườn Tây Bắc của Núi Lớn, tại số 608, đường Trần Phúc, thành phố Vũng Tàu. Sau khi hoàn thành vào năm 1963, đến nay Thích Ca Phật Đài không chỉ đóng vai trò là công trình kiến trúc mang tính tín ngưỡng, tâm linh mà còn là một di tích lịch sử, một địa điểm du lịch Vũng Tàu nổi tiếng.
Cổng Tam quan của quần thể Thích Ca Phật Đài
Trước đây, vào đầu thế kỷ XX, xung quanh khu vực Núi Lớn – Vũng Tàu hầu như không có ai sinh sống. Khoảng những năm 40, Thánh tăng Narada Maha Thera người Tích Lan (Srilanka) cùng Đốc phủ sứ về hưu Lê Quang Vinh viếng thăm Núi Lớn.
Thánh tăng nhận thấy vị trí nơi đây rất lý tưởng để xây dựng một ngôi chùa tu hành. Năm 1957, sau khi xuất gia, viên Đốc phủ sứ về hưu Lê Quang Vinh lúc này có pháp danh là Giác Pháp đã trở lại đây và dựng ngôi chùa mang tên Thiền Lâm.
Đến năm 1961, Giáo hội Phật giáo Nguyên thủy Việt Nam nhận thấy chùa Thiền Lâm không chỉ có khung cảnh thiên nhiên rất đẹp mà vị trí cũng rất thuận lợi cho khách hành hương, khách du lịch đến tham quan, chiêm bái. Do đó, Giáo hội đã vận động quyên góp tiền để trùng tu ngôi chùa, đồng thời xây dựng Bảo tháp cùng tượng Thích Ca Phật Đài trên núi.
-> Bài nên xem: Những địa điểm du lịch đẹp ở Vũng Tàu
Đường lên chánh điện Thích Ca Phật Đài
Ngày 20 - 7 - 1961, công trình trùng tu, xây dựng chính thức khởi công. Đến ngày 10 - 3 - 1963, sau 19 tháng thi công, quần thể kiến trúc Phật giáo Thích Ca Phật Đài được khánh thành. Từ khi khánh thành, Thích Ca Phật Đài tạo được sự chú ý và quan tâm của nhiều người gần xa.
Hiện nay, cùng với Tượng Chúa KiTô, Ngọn Hải Đăng, Long Sơn Vũng Tàu… Thích Ca Phật Đài với Tượng Phật Thích Ca cao 10m là điểm tham quan thu hút đông đảo du khách từ trong nước đến ngoài nước. Tại Vũng Tàu cũng có một tượng Phật nổi tiếng khác là tượng Phật Di Lạc trên Khu du lịch Hồ Mây.
Tượng Đức Phật Di Lạc trên khu du lịch Hồ Mây Vũng Tàu
Du khách có thể xem bài viết “Đi du lịch Vũng tàu có gì chơi”của Viet Fun Travel để biết thêm chi tiết.
Kiến trúc Thích Ca Phật Đài
Thích Ca Phật Đài mang vẻ đẹp của sự kết hợp hài hòa giữ kiến trúc nhân tạo và cảnh sắc tự nhiên. Đến Thích Ca Phật Đài, du khách vừa có thể chiêm bái, lễ Phật vừa có thể thưởng ngoạn phong cảnh thiên nhiên sơn thủy hữu tình.
Từ chân núi đến giữa triền Núi Lớn, cao dần từ khoảng 3m đến tầm 29m so với mực nước biển, toàn bộ khuôn viên Thích Ca Phật Đài chia theo 3 cấp. Nhìn từ trên cao, mỗi cấp như một vầng trăng khuyến ôm vào núi.
Không gian xung quanh Thích Ca Phật Đài được trồng khá nhiều cây xanh
- Cấp thứ nhất cũng là cấp thấp nhất bao gồm cổng Tam quan và khu vườn hoa.
- Cấp thứ hai có khu nhà trưng bày truyền thống và khu nhà mát dành cho khách hành hương, khách tham quan nghỉ chân.
- Cấp thứ 3 là cấp cao nhất, đồng thời là khu vực chính của Thích Ca Phật Đài gồm có chính điện Thiền Lâm Tự và khu Phật Tích. Chính điện Thiền Lâm Tự bài trí tôn nghiêm, ngôi giữa thờ tượng Phật Thích Ca cao 1,2m trong tư thế tọa thiền. Hai ngôi hai bên thời hai tượng Phật Thích Ca trong tư thế đứng trì bình khất thực cao 1,2m.
Về khu Phật Tích, nơi đây có rất nhiều công trình kiến trúc, tượng điêu khắc. Trong đó nổi bật nhất là tượng Phật Thích Ca màu trắng, cao hơn 10m. Bên trong tượng có đặt 16 viên xá lợi của Phật. Tượng Phật Thích Ca tại Thích Ca Phật Đài chính là một trong những biểu tượng quảng bá tour du lịch Vũng Tàu rất nổi tiếng.
Tượng Phật Thích Ca cao 10m – một biểu tượng du lịch nổi tiếng của Vũng Tàu
Bên cạnh công trình tượng Phật Thích Ca, khu Phật Tích còn có Bảo tháp Xá Lợi Phật cao 17m, được xây theo hình bát giác. Bên trong có tháp có 13 viên xá lợi Phật do Thánh tăng Narada Maha Thera cúng dường. Ở bốn gốc tháp có bốn đỉnh lớn.
Trong đỉnh chứa đất ở bốn Thánh tích động tâm từ Ấn Độ mang về gồm nơi đức Phật đản sinh - vườn Lâm tỳ ni, nơi đức Phật thành đạo – Bồ Đề Đạo Tràng, nơi đức Phật chuyển pháp luân - vườn Lộc Uyển, nơi đức Phật nhập diệt – rừng Sala Song Thọ.
Ngoài ra, khu Phật Tích còn rất nhiều tượng Phật với kích thước lớn nhỏ khác nhau như tượng Phật đản sanh với tư thế đứng một tay chỉ lên trời, tượng Phật thành đạo có chiều cao hơn 11m (bên trong có 3 viên xá lợi Phật), tượng Thái tử Tất Đạt Đa xuống tóc, tượng Phật nhập Niết bàn dài 12,2m và cao 2,4m…
Tượng Phật nhập niết bàn trong khu Phật Tích – Thích Ca Phật Đài
-> Tham khảo thêm: Những kinh nghiệm đi du lịch Vũng Tàu
Viếng thăm không gian tâm linh Phật giáo Thích Ca Phật Đài, bên cạnh chiêm bái Phật, cầu mong bình an, du khách có thể tìm hiểu và biết thêm về Phật giáo, những tích truyện nổi tiếng của Phật giáo. Sau khi khám phá các địa điểm sôi động, hấp dẫn ở Vũng Tàu, Thích Ca Phật Đài - Biểu tượng du lịch Vũng Tàu hơn nửa thế kỷ sẽ giúp du khách có dịp lắng lại và tìm được sự an yên trong tâm hồn.
Viet Fun Travel tổng hợp
Hòn Nưa, nơi 'suýt' bị lãng quên trên mặt biển
Hòn Nưa có một vị trí địa lý đặc biệt, một nửa bắc đảo thuộc về Phú Yên, một nửa nam đảo lại thuộc về Khánh Hòa. Bên nhún, bên nhường làm cho Hòn Nưa như bị quên lãng, mà cũng nhờ chính chút duyên may như thế, nơi đây lại mang trên mình vẻ đẹp hoang sơ dù
Ngôi chợ Sài Gòn tồn tại hơn nửa thế kỷ, bán cả ngày lẫn đêm
Chợ Võ Thành Trang ở quận Tân Bình bán hàng 24/24, đông đúc nhất vào tầm 3-4h sáng mỗi ngày.
Tìm lại nét xưa qua 2 quán cà phê vợt hơn nửa đời người ở Sài Gòn
Ngày nay, ngoài cách pha cà phê phin truyền thống và các loại máy pha du nhập từ phương Tây làm đa dạng thêm hương vị cà phê, ở Sài Gòn ít ai biết rằng vẫn còn tồn tại cách pha cà phê bằng vợt.
Vị bánh cuốn gốc Bắc hơn nửa thế kỷ ở Sài Gòn
Dĩa bánh nóng hổi, thơm phức được tráng theo công thức truyền thống của một gia đình gốc Bắc di cư vào Sài thành từ những năm 50.
5 quán hủ tiếu hơn nửa đời người ở Sài Gòn
Không chỉ quen thuộc với người Sài Gòn qua nhiều thế hệ, các quán hủ tiếu lâu đời như Quảng Ký, Giang Lâm Ký, Thanh Xuân… còn hút khách du lịch bởi vị ngon theo công thức gia truyền.