- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
5 quán hủ tiếu hơn nửa đời người ở Sài Gòn
Không chỉ quen thuộc với người Sài Gòn qua nhiều thế hệ, các quán hủ tiếu lâu đời như Quảng Ký, Giang Lâm Ký, Thanh Xuân… còn hút khách du lịch bởi vị ngon theo công thức gia truyền.
Du lịch Sài Gòn thưởng thức hủ tiếu ở 5 quán nổi tiếng lâu đời
Dù có giá cao gấp đôi, thậm chí gấp ba nơi khác, những quán hủ tiếu lâu đời vẫn luôn đông khách suốt mấy thập kỷ qua.
Hủ tiếu Quảng Ký
Nằm ngay trung tâm quận 5, hủ tiếu Quảng Ký nổi tiếng với nhiều người Sài Gòn, nhất là thế hệ trung niên. Tô hủ tiếu sa tế ở đây có giá gần như đắt nhất khu chợ Lớn – 70.000 đồng, vậy mà đã hơn 50 năm qua, quán không lúc nào ngớt khách. Sợi hủ tiếu ở đây mềm như sợi mì, được trụng sơ qua nước sôi trước khi cho vào tô. Nước sốt sệt sệt, bên trong có đậu phộng xay nhuyễn mang hương vị bùi bùi, béo béo, được chan lên trên cùng với thịt bò thái mỏng tái chín hay bò viên, sách bò… Quán nằm ngay lề đường Triệu Quang Phục, quận 5, bán từ 4h chiều đến 10h tối.
Xe hủ tiếu Giang Lâm Ký
Giang Lâm Ký là tên xe hủ tiếu đã theo 3 thế hệ gia đình họ Giang gốc Quảng Đông hơn 70 năm qua. Đây là một trong số ít xe hủ tiếu còn giữ cách trang trí kiểu Hoa, có mái hoa văn, hai bên thân chạm khắc theo điển tích Trung Hoa, và tấm cánh gà nguyên bản.
Tuy đã đổi tên quán thành “Mì Chú Cẩu” nhiều năm nay, quán vẫn được nhiều thực khách tìm đến. Nhiều khi đông khách, quán hết chỗ nhưng mọi người luôn vui vẻ chờ đợi chủ quán xếp ra chỗ mới. Quán mở cửa mỗi ngày từ 6h sáng đến 2h chiều. Mỗi tô hủ tiếu, mì có giá trung bình 30.000 – 35.000 đồng.
Hủ tiếu Thanh Xuân
Trong ký ức của nhiều thế hệ người Sài Gòn, quán hủ tiếu Thanh Xuân gần chùa Chà Và trên đường Tôn Thất Thiệp, quận 1 là một trong những quán ăn ngon nức tiếng.
Từ một chiếc xe đẩy, hủ tiếu Mỹ Tho chiếm được cảm tình nhiều người trong 70 năm qua. Tính đến nay, hủ tiếu Thanh Xuân đã có đến 4 thế hệ đứng bán. Không giống hủ tiếu Sài Gòn chỉ có thịt heo, xương heo, hủ tiếu Mỹ Tho gần giống với hủ tiếu Nam Vang nhưng khác vị. Riêng hủ tiếu khô, nước lèo được để riêng, phần hủ tiếu trong tô sẽ được chế loại sốt “gia truyền” rồi trộn đều lên. Quán bán từ 6h sáng đến 7h tối, giá từ 30.000-55.000 đồng một tô.
Hủ tiếu Nam Lợi
Những người sành ăn món Hoa ở TP HCM, không ai không biết quán hủ tiếu Nam Lợi lâu đời trên đường Tôn Thất Đạm, quận 1. Chủ quán là người Việt gốc Hoa sống ở thành phố lâu năm, hương vị của tô hủ tiếu là sự hòa trộn những tinh hoa ẩm thực Việt và Hoa. Khác với sợi hủ tiếu thanh mảnh thường thấy, cọng hủ tiếu cá ở đây mềm như bánh phở nhưng to gấp đôi. Quán mở cửa từ 6h đến 12h và từ 14h đến 21h. Giá cho một phần hủ tiếu cá hoặc gà là 70.000 đồng.
Hủ tíu mì Thiệu Ký
Xe mì Thiệu Ký đã có 70 năm tuổi đời, yên vị trong hẻm 66 Lê Đại Hành. Các thế hệ trong gia đình vẫn giữ nguyên thói quen làm sợi mì, hủ tiếu riêng cho quán mình. Một quy trình khép kính từ 2h chiều đến 5-6h tối. Sợi mì được làm theo một bí quyết riêng: bột mì trộn cùng trứng vịt và nước tro tàu, ủ một thời gian rồi mới mang đi cán và cắt sợi. Hủ tiếu thập cẩm có lòng, sườn heo và mì khô dầu hào là hai món được ưa thích nhất ở Thiệu Ký. Quán bán từ 7h sáng đến 1h đêm, giá một tô từ 28.000 đồng, tùy loại.
Theo Vnexpress
7 dấu hiệu chứng tỏ bạn cần phải đi du lịch nhiều hơn nữa
Rất nhiều người thường chia sẻ rằng mình “ghiền” đi du lịch tới nỗi, không có thuốc gì có thể chữa được “căn bệnh” này. Tuy nhiên làm sao để bạn khẳng định chắc nịch rằng mình là một “tín đồ” của du lịch?
Du lịch Phú Yên một ngày cắm trại trên Hòn Nưa hoang sơ
Không có nhà dân nên du khách hãy mang lều, tổ chức lửa trại và tự đi bắt nhum làm tiệc nướng ngay bên bờ biển của Hòn Nưa.