- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Tham quan Nhà hát Lớn ở Hà Nội
Nội dung
Nhà hát Lớn Hà Nội là công trình kiến trúc Pháp cổ tiêu biểu giữa lòng thành phố Hà Nội. Trải qua bao thăng trầm lịch sử và biến cố thời gian, Nhà hát Lớn Hà Nội vẫn tồn tại và trở thành một trong những địa điểm tham quan nổi tiếng ở Hà Nội. Trong chuyến
Cùng Viet Fun Travel tìm hiểu về Đền Quán Thánh ở Hà Nội
Nhà hát Lớn Hà Nội nhìn từ trên cao
1. Một số thông tin hữu ích khi tham quan Nhà hát Lớn Hà Nội
- Địa chỉ: số 01 Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, Thủ đô Hà Nội
- Giá vé tham quan
- Người lớn: 400.000 đồng/lượt
- Học sinh, sinh viên: giảm 50% giá vé.
- Giờ mở cửa tham quan: thứ Hai và thứ Sáu hàng tuần (từ 10h30 – 12h00).
Mặt tiền Nhà hát Lớn Hà Nội
- Lưu ý
- Với giá vé trên, du khách sẽ được tìm hiểu kiến trúc, lịch sử hình thành Nhà hát Lớn; được xem chương trình biểu diễn nghệ thuật trong nhà hát…
- Việc tham quan trên chỉ mang tính chất thử nghiệm (từ 9/2017 – 11/2017). Sau thời gian này, ban quản lý sẽ nghiên cứu mở các tour du lịch dành riêng cho những du khách thích tham quan kiến trúc Nhà hát Lớn.
- Để có thông tin chính xác về giá vé và hình thức tham quan, du khách có thể liên hệ qua số điện thoại (024) 3 933 0113.
Nhà hát Lớn Hà Nội lung linh về đêm
2.
Nhà hát Lớn Hà Nội tọa lạc ở vị trí đắc địa, mặt hướng ra phố Tràng Tiên – con phố sầm uất và nhộn nhịp bậc nhất thành phố, bên phải nhà hát là khách sạn Hilton Opera – một khách sạn có kiến trúc Pháp cổ độc đáo và đẹp mắt. Từ vị trí của Nhà hát Lớn du khách có thể ngắm nhìn nhiều cảnh đẹp của Hà Nội.
Về tổng thể, Nhà hát có chiều dài 87m, chiều ngang là 30m, phần đỉnh mái cao nhất là 34m. Nhà hát được xây dựng trong khuôn viên rộng khoảng 2.600m2. Trải qua một lần trùng tu, sửa chữa nhưng Nhà hát Lớn Hà Nội vẫn giữ được nhiều nét kiến trúc cổ xưa.
Nhóm du khách tham quan Nhà hát Lớn Hà Nội
Nhà hát Lớn không chỉ là nơi biểu diễn các chương trình nghệ thuật đặc sắc mà còn là một trong những địa điểm du lịch ở Hà Nội được nhiều du khách yêu thích.
Đến với Nhà hát Lớn Hà Nội, du khách sẽ được tìm hiểu quá trình xây dựng nhà hát, được tham quan các khu trưng bày hiện vật gắn liền với nhà hát, được xem các chương trình biểu diễn ấn tượng... Sau những giờ phút tham quan, du khách sẽ cảm nhận rõ nhất không gian sang trọng của nơi được xem là “thánh đường” của nghệ thuật.
Sảnh chính trong nhà hát có hình chữ T
Bên trong Nhà hát Lớn Hà Nội được chia thành ba không gian tương đối rõ rệt: chính sảnh, phòng khánh tiết và khán phòng.
Không gian thứ nhất là chính sảnh cũng là nơi đón khách vào nhà hát đầu tiên. Chính sảnh với một cầu thang hình chữ T bằng đá dẫn lên tầng 2, gạch lát nền sử dụng loại đá vân thạch có họa tiết trang trí cổ điển, tạo cảm giác sang trọng.
Hệ thống đèn chùm nhỏ treo trên tường được mạ đồng cổ điển, đèn chùm phía trên nóc nhà được mạ một lớp vàng tinh xảo.
Cầu thang trong nhà hát vẫn giữ nguyên bản như trước
Cầu thang trong nhà hát vẫn giữ nguyên kể từ khi được xây dựng. Cầu thang được lót gạch với các họa tiết hình vuông chéo nhau, trông rất bắt mắt. Hai bên cầu thang là những thanh sắt thẳng đứng, cao khoảng 1m, tạo sự an toàn cho du khách khi tham quan.
Ở tầng 2 là phòng khánh tiết còn được gọi là phong Gương, dài 20,5m và rộng 19m. Phòng gương là nơi diễn ra các nghi lễ quan trọng, lễ ký kết các hiệp ước hoặc văn kiện của Chính phủ hoặc đón tiếp các nhân vật cấp cao trong và ngoài nước.
Phòng gương là nơi diễn ra các nghi lễ quan trọng hoặc đón tiếp các nhân vật cao cấp
Từ khi đất nước giải phóng đến nay, phòng gương đã tiếp đón nhiều nguyên thủ quốc gia và các chính khách có tầm ảnh hưởng lớn trên thế giới như Chủ tịch Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào, Tổng thống V.Putin, Bill Clinton, Vua và Hoàng hậu Thụy Điển v.v..
Khu vực ban công mặt trước Nhà hát Lớn là nơi trưng bày hình ảnh về các sự kiện diễn ra tại Quảng trường Cách mạng tháng Tám. Từ ban công, du khách có thể ngắm Quảng trường Cách mạng tháng Tám rộng lớn ở bên dưới.
Khu vực bên ngoài ban công Nhà hát Lớn Hà Nội
Không gian thứ hai của nhà hát là khán phòng. Đây là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa, chương trình biểu diễn của các đoàn nghệ thuật trong nước và ngoài nước. Khán phòng có không gian vừa phải với một sân khấu lớn, ba tầng ghế và có tổng cộng 586 chỗ ngồi.
Mặt trước khán phòng được trang trí cầu kỳ với những bức bích họa xen kẽ những hình đắp nổi cùng một đèn chùm pha lê dát vàng, đẹp mắt. Sàn phòng lát gạch và trải thảm, các ghế ngồi thiết kế theo phong cách Pháp cổ điển.
Khán phòng có sức chứa lên đến 600 người
Không gian nội thất trong khán phòng có sự hòa hợp giữa các yếu tố ánh sáng, màu sắc và âm thanh. Phía sau sân khấu còn có 18 phòng trang điểm dành cho diễn viên, nghệ sĩ…; 2 phòng tập cùng các phòng làm việc, thư viện, phòng họp…
Sau khi tham quan, du khách còn có cơ hội thưởng thức những tiết mục nghệ thuật mang đậm màu sắc cổ điển tại khán phòng. Còn gì thích hơn khi vừa được tham quan nhà hát vừa được thưởng thức ca nhạc “free”.
Một biểu biểu diễn trong Nhà hát Lớn Hà Nội
Du khách có thể đăng ký các tour Hà Nội của Viet Fun Travel để ghé thăm Nhà hát Lớn Hà Nội.
3. Tìm hiểu lịch sử Nhà hát Lớn Hà Nội
Nhà hát Lớn Hà Nội được xây dựng trong thời kỳ Pháp thuộc (năm 1901), nhằm phục vụ cho tầng lớp quan lại thượng lưu người Pháp và một số ít người Việt giàu có thời đó. Sau 10 năm xây dựng, Nhà hát Lớn Hà Nội chính thức đi vào hoạt động.
Nhà hát Lớn Hà Nội được thiết kế bởi 2 kiến trúc sư người Pháp nổi tiếng là Broyer và V.Harley, sau này có thêm cộng sự là kiến trúc sư Francois Lagisquet. Nhiều người cho rằng Nhà hát Lớn Hà Nội được mô phỏng giống Nhà hát Opera Garnier ở Paris.
Nhà hát Lớn Hà Nội có nét giống với Nhà hát Opera Garnier ở Paris
Tuy nhiên, theo tìm hiểu của Viet Fun Travel thì các nhà thiết kế đã tham khảo kiến trúc cổ Hy Lạp Coranhtơ kết hợp với kiểu lâu đài Tuylory và nhà hát Opera Garnier Paris để tạo thành một công trình kiến trúc riêng biệt, độc đáo, có “một không hai” ở Việt Nam.
Công trình được xây dựng với sự góp sức của hàng trăm công nhân và thợ lành nghề. Phần móng của nhà hát được dựng kiên cố, đóng khoảng 35.000 cọc tre và đổ bê tông dày đến 90cm. Tổng chi phí xây dựng lên đến 2 trịu franc tiền Pháp, trong đó tốn hơn 12.000m3 vật liệu và 600 tấn thép.
Quảng trường Cách mạng tháng Tám nhìn từ trên cao
Từ khi xây dựng đến nay, Nhà hát Lớn Hà Nội chỉ trải qua một lần trùng tu duy nhất là vào năm 1995. Quá trình trùng tu mất khoảng 2 năm thì hoàn thành. Khi trùng tu, nhà hát vẫn giữ nguyên kiến trúc ban đầu, chỉ có vật liệu là chắc chắn, sang trọng hơn khi được chuyển từ Pháp qua.
Ngày nay, Nhà hát Lớn Hà Nội không chỉ là nơi diễn ra các chương trình biểu diễn nghệ thuật cổ điện như nhạc thính phòng, Opera, kịch nói… mà còn là một điểm du lịch nổi bật của thành phố thủ đô.
Hai bạn trẻ tranh thủ “check in” khi ghé thăm Nhà hát Lớn Hà Nội
Nhà hát Lớn Hà Nội từ lâu đã được xem là biểu tượng văn hóa, lịch sử và kiến trúc của Hà Nội. Công trình này đã góp phần làm cho bộ mặt Hà Nội được chú ý hơn. Có dịp đi du lịch Hà Nội, du khách nhớ ghé thăm Nhà hát Lớn.
Mời quý khách xem thêm bài viết “những kinh nghiệm khi đi du lịch Hà Nội” để có nhiều thông tin bổ ích.
Viet Fun Travel
Hình ảnh Nhà hát Lớn ở Hà Nội
Việt Nam nổi bật với ba Nhà hát Lớn tại Sài Gòn, Hải Phòng và Hà Nội. Mặc dù được xây dựng cùng thời và mang kiến trúc Pháp đặc trưng nhưng mỗi nhà hát lại có những nét rất riêng, tạo điểm nhấn cho thành phố. Nếu đã có dịp ghé thăm Nhà hát Lớn ở Hải Phòng
Cá ngựa khô – món quà quý của vùng biển Nha Trang
Cá ngựa là một sinh vật đặc biệt của đại dương. Từ hình dáng cho tới chức năng cá ngựa đều rất đặc biệt. Hiếm có loài cá nào mà con đực lại là những “bà mẹ” thiên bẩm như cá ngựa. Thêm vào đó cá ngựa không giống như các loài hải sản thông thường có thể ch
Đặc sản Nha Trang - Mực rim chợ Đầm
Trong ẩm thực Nha Trang thì hải sản là đặc sản không thể thiếu trong túi quà của du khách đến du lịch biển tại đây. Trong số đặc sản đó, nổi tiếng nhất vẫn là mực rim chợ Đầm. Hãy cùng Viet Fun Travel tìm hiểu về món đặc sản xứ biển này ngay nhé.
Không nên đi du lịch Nha Trang vào mùa nào?
Nha Trang là điểm đến nổi bật trên bản đồ du lịch Việt Nam. Cũng như các tỉnh thành khác, Nha Trang có khí hậu phân hóa hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mỗi mùa ở đây đều có ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Nắm rõ bài viết “không nên đi du lịch Nha Tra
"Bật mí" thông tin Giờ lễ Nhà thờ Lớn ở Hà Nội mới nhất 2021
Được xem là một trong các biểu tượng của Hà Nội, Nhà thờ Lớn Hà Nội là một điểm đến khó thể bỏ qua trong chuyến khám phá thủ đô của nhiều du khách. Đặc biệt, đến Nhà thờ Lớn Hà Nội vào buổi Thánh lễ thiêng liêng, du khách sẽ có nhiều trải nghiệm khó quên.