- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Tham quan Lăng Tự Đức – ông vua hay chữ, nổi tiếng có hiếu nhất thời Nguyễn
Lăng Tự Đức hay còn gọi là Khiêm Lăng là một trong những công trình đẹp của kiến trúc thời Nguyễn. Lăng thờ vua Tự Đức, vị vua thứ 4 của triều nhà Nguyễn. Vua Tự Đức trị vì 36 năm (1847 – 1883). Được biết đến là vị vua có học vấn uyên thâm trong nhiều lĩn
hay còn gọi là Khiêm Lăng là một trong những công trình đẹp của kiến trúc thời Nguyễn. Lăng thờ vua Tự Đức, vị vua thứ 4 của triều nhà Nguyễn. Vua Tự Đức trị vì 36 năm (1847 – 1883). Được biết đến là vị vua có học vấn uyên thâm trong nhiều lĩnh vực và đặc biệt rất yêu thơ; vì thế, lăng Tự Đức được xây dựng khá hài hòa, thơ mộng. Hãy cùng Viet Fun Travel khám phá lăng tẩm của vị vua này qua bài viết dưới đây.
Tổng thể lăng Tự Đức nhìn từ trên cao (ảnh sưu tầm)
1. Một số thông tin về lăng Tự Đức
- Vị trí
Lăng Tự Đức nằm trong một thung lũng hẹp ở làng Dương Xuân Thượng, thuộc xã Thủy Biều, phường Thủy Xuân, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Giá vé
- Người lớn: 100.000 đồng/lượt
- Trẻ em: 20.000 đồng/lượt
Lăng Tự Đức được xây dựng hài hòa với phong cảnh thiên nhiên (ảnh sưu tầm)
- Đặc điểm
Lăng Tự Đức được xây dựng vào năm 1864 và hoàn thành 3 năm sau đó. Công trình được xây dựng với quy mô rộng 475ha cùng công sức của 3.000 lính và thợ lành nghề. Khác với nhiều lăng tẩm của các đời vua triều Nguyễn, lăng Tự Đức được xây dựng theo sở thích của vua, kết cấu hài hòa với thiên nhiên.
- Hướng dẫn đường đi tới lăng Tự Đức
Lăng Tự Đức là một trong những địa điểm du lịch Huế thu hút sự chú ý của nhiều khách tham quan.
Lăng Tự Đức cách thành phố Huế 6km theo hướng Tây Nam. Du khách đi bằng xe máy hoặc ô tô tự lái có thể di chuyển theo hướng Nam trên đường Hoài Thanh, sau đó rẽ phải vào đường Nguyễn Trung Ngạn. Chạy thêm 160m nữa thì du khách rẽ trái vào đường Huyền Trần Công Chúa.
Bản đồ chỉ đường tới lăng Tự Đức
Từ đường Huyền Trân Công Chúa, du khách chạy thẳng thêm 700m rồi rẽ trái vào đường Đoàn Nhữ Hải. Chạy thêm 450m nữa, du khách sẽ tới được lăng Tự Đức - Khiêm Lăng ở phường Thủy Xuân, thành phố Huế.
2. Du lịch Huế - Khám phá lăng Tự Đức
Mỗi vị vua sau khi lên ngôi đều nghĩ đến việc xây cho mình một nơi an nghỉ đàng hoàng và vua Tự Đức cũng vậy. Lên ngôi năm 18 tuổi, vua Tự Đức đã lên kế hoạch xây dựng lăng tẩm cho mình. Sau khi nhờ các quan địa lý đi xem đất ở làng Dương Xuân Thượng, vua Tự Đức đã tự chuẩn bị đồ án kiến trúc lăng theo sở thích của mình.
Lăng Tự Đức giống như một công viên rộng lớn với các công trình kiến trúc cổ xen lẫn cây cối xanh tươi
Tháng 12/1864, công trình chính thức được khởi công xây dựng. Ban đầu, vua Tự Đức lấy tên là Vạn Niên Cơ với ý nghĩa muốn trường tồn. Tuy nhiên, do nhiều biến cố lịch sử xảy ra, vua đã đổi tên Vạn Niên cơ thành Khiêm Cung. Sau khi vua mất, nơi này được gọi là Khiêm Lăng. Mọi công trình trong lăng đều mang chữ Khiêm với ý nghĩa là kính, nhường.
Ngày nay, Lăng Tự Đức là địa điểm được nhiều du khách tìm đến khi đi Tour Huế.
Về tổng thể, lăng Tự Đức có gần 50 công trình lớn nhỏ nhưng do thời gian và chiến tranh nên có nhiều công trình đã bị phá hủy. Toàn bộ lăng được phân bố trên hai trục song song, cân đối. Xen lẫn giữa các công trình kiến trúc là hồ nước, cây đại thụ tỏa bóng mát quanh năm.
Một công trình trong lăng Tự Đức
Quần thể lăng Tự Đức chia ra làm 3 khu vực chính: khu vực quanh hồ Lưu Khiêm, khu vực lăng mộ vua và cuối cùng là khu tẩm điện.
- Khu vực quanh Hồ Lưu Khiêm
Hồ Lưu Khiêm được các nhà thiết kế tận dụng nguồn nước từ con suối tự nhiên, đào sâu, nới rộng mà thành. Hồ là nơi vua Tự Đức dạo thuyền ngắm cảnh và cũng là nơi trồng nhiều loài sen đẹp. Trên hồ mọc lên những nhà tạ đó là Dũ Khiêm Tạ và Xung Khiêm Tạ.
Dũ Khiêm Tạ và Xung Khiêm Tạ được xây dựng theo kiểu kiến trúc cung đình xưa. Đây là nơi dành cho vua câu cá, ngắm cảnh và ngâm thơ. Nhìn chung, hai nhà tạ này có cấu trúc đơn giản, quy mô không lớn nhưng do người thi công khéo chọn vị trí nên đã góp phần tạo nên vẻ đẹp rất hài hòa trên Hồ Lưu Khiêm.
Hồ Lưu Khiêm là nơi vua Tự Đức đến nghỉ ngơi và ngắm sen
Hồ Lưu Khiêm cùng với Xung Khiêm Tạ và Dũ Khiêm Tạ là một trong những cảnh đẹp góp phần tạo nên chất lãng mạn, trữ tình trong Khiêm Lăng.
- Khu vực lăng mộ vua
Đi qua Hồ Lưu Khiêm du khách sẽ tới được khu vực bia mộ của vua Tự Đức. Phía trước mộ của vua có hồ Tiểu Khiêm, xung quanh là những hàng thông cao xanh tỏa bóng mát, chính giữa là bia mộ vua được xây bằng đá. Tuy nhiên, thi hài của vua nằm ở vị trí nào thì vẫn không ai biết. Vì một số lí do nào đó nên mộ phần của các vua thường được chôn cất ở nơi bí mật.
Mộ vua Tự Đức trong Khiêm Lăng
Ngoài ra, khu vực này còn có phần mộ của Hoàng Hậu Lệ Thiên Anh - vợ vua Tự Đức và phần mộ của vua Kiến Phúc, một trong ba người con nuôi của vua Tự Đức.
- Khu vực tẩm điện
Đi qua khu vực lăng mộ du khách sẽ tới điện Hòa Khiêm thuộc khu vực tẩm điện. Đứng ở điện du khách có thể thấy được Khiêm Cung Môn hay còn gọi là cổng tam quan, có 3 cổng vào. Cổng ở giữa dành cho vua nhưng khi băng hà thì cánh cửa này cũng đóng lại, 2 cổng phụ dành cho quan văn, quan võ và ngày nay là dành cho du khách tham quan lăng.
Khiêm Cung Môn
Hòa Khiêm điện là nơi vua làm việc khi còn sống và khi vua mất đi, nơi này được sử dụng làm nơi thờ vua và hoàng hậu. Khiêm Cung được xem như hành cung thứ hai của vua Tự Đức, ông sống tại nơi này nhiều hơn cả Đại Nội.
Khu vực tẩm điện còn có Minh Khiêm Đường, được xem là nhà hát cổ nhất Việt Nam. Đây cũng là nhà hát duy nhất được xây dựng trong khu vực lăng tẩm của nhà vua. Vua Tự Đức không chỉ có tài sáng tác thơ mà còn có năng khiếu viết kịch, ông đã viết khá nhiều vở tuồng và cho diễn tại Minh Khiêm Đường.
Bên trong Minh Khiêm Đường
Rời khỏi Minh Khiêm Đường, du khách sẽ tới Lương Khiêm Điện, từng là nơi nghỉ ngơi của vua Tự Đức. Về sau, Minh Khiêm Đường được sử dụng làm nơi thờ bà Từ Dũ, mẹ của vua Tự Đức. Bà là một mẫu nghi thiên hạ nổi tiếng, đã giúp đỡ vua rất nhiều trong việc cai trị đất nước. Hiện nay ở Tp. Hồ Chí Minh có một bệnh viên lớn mang tên bà đó là bệnh viện Từ Dũ.
Rời Minh Khiêm Đường, du khách tìm đến Trì Khiêm và Y Khiêm Điện, là nơi các cung phi của nhà vua khi còn sống. Khi vua mất, các phi tần ở lại đây để coi sóc lăng mộ vua. Tuy nhiên thời gian đã làm cho nơi này chỉ còn gạch và một vài bức tượng không còn nguyên vẹn. Đây cũng là công trình cuối cùng trong khu tẩm điện.
Lối dẫn từ Ôn Khiêm Đường ra Trì Khiêm và Y Khiêm Điện
Không chỉ là nơi chôn cất khi vua qua đời mà lăng Tự Đức còn là nơi để vua đến nghỉ ngơi, đọc sách, vịnh thơ… Bởi vậy, khung cảnh ở đây vô cùng thơ mộng với hồ nước trong veo, hương sen thơm nức, hàng thông xanh ngát… Đến với lăng Tự Đức, du khách sẽ được tìm hiểu nhiều điều mới lạ. Có dịp đến Huế du khách nhất định phải ghé thăm lăng Tự Đức.
Mời quý khách theo dõi bài viết tiếp với chủ đề “Nhà vườn An Hiên Huế” tại website: www.vietfuntravel.com.vn của Viet Fun Travel.
Viet Fun Travel
Địa điểm du lịch Nha Trang - Thác Tà Gụ
Trải qua hành trình băng rừng, vượt suối và cả những lúc khó khăn phải “bám rễ cây” để bước tiếp, cảnh đẹp tuyệt vời của Thác Tà Gụ ở đích đến sẽ như một phần thưởng bất ngờ vô giá, dành cho những ai đã bỏ công sức chinh phục hành trình có phần gian lao ấ
Khám phá những lễ hội đầu năm ở Hà Nội
Từ lâu, Hà Nội ngàn năm văn hiến đã nổi tiếng với bề dày lịch sử hào hùng, là nơi lưu dấu nhiều giá trị văn hóa quý báu của dân tộc. Đến với thủ đô vào dịp đầu năm mới, du khách sẽ có cơ hội tham dự nhiều lễ hội văn hoá tâm linh - tín ngưỡng độc đáo ở Hà
8 homestay tuyệt đẹp, cực hợp lý để "đưa nhau đi trốn" dịp Tết dương lịch
Giá cả hợp lý, phòng tiện nghi, decor cực chất là những điều có thể tóm gọn về những homestay tuyệt đẹp này.
Nên mặc trang phục gì khi đi du lịch Hà Nội là đẹp và hợp nhất?
Để không bỏ lỡ những khoảnh khắc tuyệt đẹp tại thủ đô Hà Nội, quý khách nhất định đừng quên mang theo máy chụp hình bên mình nhé. Đó sẽ là những phần kí ức tuyệt đẹp tại Hà Nội mà không phải lúc nào quý khách cũng có được. Và để bắt được những khung hình
Đặc sản Nha Trang - Nem chua Ninh Hòa
“Đi đâu cũng nhớ Khánh Hòa