- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Khám phá những lễ hội đầu năm ở Hà Nội
Nội dung
Từ lâu, Hà Nội ngàn năm văn hiến đã nổi tiếng với bề dày lịch sử hào hùng, là nơi lưu dấu nhiều giá trị văn hóa quý báu của dân tộc. Đến với thủ đô vào dịp đầu năm mới, du khách sẽ có cơ hội tham dự nhiều lễ hội văn hoá tâm linh - tín ngưỡng độc đáo ở Hà
Tìm hiểu thêm về những lễ hội truyền thống ở Hà Nội
Lễ hội Chùa Hương
Lễ hội Chùa Hương không chỉ là một lễ hội lớn ở Hà Nội vào dịp xuân về mà còn nổi tiếng trên khắp cả nước. Hàng năm, cứ từ ngày mồng 6 Tết kéo dài đến cuối tháng 3 âm lịch, là mọi người lại nô nức rủ nhau về tham dự lễ hội Chùa Hương, tại Chùa Hương, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
Lễ hội Chùa Hương diễn ra từ ngày mồng 6 Tết kéo dài đến cuối tháng 3 âm lịch
Tham gia lễ hội Chùa Hương, du khách sẽ có cơ hội lễ chùa, bái Phật, cầu mong cho một năm mới an bình, yên vui. Đặc biệt hơn, du khách có thể tận mắt xem những nghi thức rước lễ thiêng liêng, những màn trình diễn nghệ thuật dân gian, tín ngưỡng độc đáo.
Ngoài ra, đến với Chùa Hương dịp Tết, du khách còn được thưởng ngoạn phong cảnh thiên nhiên non nước hữu tình, đầy nên thơ.
Tuy nhiên, để có một chuyến hành hương về cõi Phật thật trọn vẹn, an toàn, du khách nên lưu ý một số vấn đề sau. Đầu tiên là cảnh giác với những lời “cò” chào mời.
Như nhiều điểm du lịch nổi tiếng khác, Chùa Hương cũng xuất hiện tình trạng nhiều “cò” câu kéo khách nhằm chặt chém, lừa đảo. Do đó, du khách nên cẩn trọng. Du khách nên thỏa thuận giá cả rõ ràng khi đi thuyền, mua vé vào cổng trực tiếp tại quầy vé của khu du tích.
Thứ hai tránh tham gia vào các trò “đỏ đen”, thử dịch vụ bói toán ở khu vực gần chùa để không bị “tiền mất tật mang”. Nếu có mua đồ bày bán khu vực xung quanh chùa, du khách nên cẩn thận hỏi giá từ trước, mặc cả khi cần.
Về đồ cúng lễ, du khách nên chuẩn bị trước, không nên mua tại đây vì thường có giá khá cao.
Vì lễ hội thu hút rất đông người tham dự nên du khách cần lưu ý, bảo vệ giữ gìn tài sản, tiền bạc khi tham dự lễ hội
Một trong các bí quyết đi du lịch Hà Nội tiết kiệm nói chung cũng như du lịch Chùa Hương mùa lễ hội nói riêng, là du khách nên ưu tiên đi tour. Vì các tour ngày nay thường khá rẻ so với mức tổng chi phí du lịch tự túc.
Mặt khác, khi du lịch theo tour, du khách sẽ du lịch cùng đoàn, có hướng dẫn viên hướng dẫn và hỗ trợ. Điều này giúp đảm bảo an toàn, tránh được nhiều tình huống ngoài ý muốn.
Xem thêm về những kinh nghiệm khi đi du lịch Hà Nội
Hội gò Đống Đa
Hội gò Đống Đa được tổ chức hàng năm tại gò Đống Đa, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội. Hội diễn ra vào ngày mồng 5 Tết âm lịch, nhằm tưởng nhớ về chiến công lừng lẫy của vua Quang Trung trong công cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm.
Điểm nhấn quan trọng của hội gò Đống Đa là lễ rước thần mừng chiến thắng từ đình làng Khương Thượng đến gò Đống Đa.
Lễ rước thu hút rất nhiều người tham dự từ cao niên chức sắc, đến người dân trong làng Khương Thượng, Đồng Quang nói riêng và người Hà Nội nói chung. Lễ rước thường có cờ hoa rực rỡ sắc màu, những con lân, con rồng lớn làm từ rơm và được trang trí bằng giấy bồi, mo cau...
Đặc biệt trong đoàn rước còn có nhiều thanh niên trong làng, vừa tham gia diễu hành vừa biểu diễn côn quyền, tạo khí thế hừng hực như nghĩa quân Tây Sơn ngày xưa.
Hội gò Đống Đa được tổ chức vào ngày mồng 5 Tết âm lịch
Hội gò Đống Đa là một nét đẹp trong văn hóa tín ngưỡng Việt Nam. Nếu đến Hà Nội ngay vào dịp Tết, du khách nhất định đừng bỏ lỡ lễ hội độc đáo này. Hiện có khá nhiều tour du lịch Hà Nội kết hợp tham dự các lễ hội Hà Nội dịp Tết, du khách có thể tham khảo thêm những tour này.
Lễ hội Cổ Loa
Lễ hội Cổ Loa được tổ chức từ ngày mồng 6 Tết đến ngày 16 tháng Giêng âm lịch. Lễ hội nhằm tưởng nhớ về Thục Phán An Dương Vương - người đã có công xây dựng nhà nước Âu Lạc tại thành Cổ Loa.
Ngoài ra, lễ hội cũng là dịp gợi nhắc về truyền thuyết “Nỏ thần” nổi tiếng cũng như câu chuyện tình giữa Mỵ Châu và Trọng Thủy.
Điểm nhấn chính của lễ hội Cổ Loa đó là nghi thức rước Văn, tế Lễ, rước thần tại đền thờ Thục Phán, nhằm nhớ ơn vị thánh linh, mong muốn cầu hạnh phúc, bình an cho mọi nhà.
Sau phần lễ là phần hội với nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn như đánh cờ, đấu vật, leo ây, bắn cung nỏ, hát ca trù, chọi gà, đánh đáo mẹt…
Mời du khách xem thêm bài viết “Những lễ hội lớn ở Hà Nội”.
Nghi thức rước Văn trong lễ hội Cổ Loa
Mong rằng bài viết này có thể cung cấp cho du khách nhiều thông tin hữu ích. Nếu đang lên kế hoạch du lịch Hà Nội đầu năm, du khách đừng bỏ qua những lễ hội đầu năm ở Hà Nội trên đây nhé! Nếu có thắc mắc cần tư vấn hay giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ đến Tổng đài Viet Fun Travel qua số 1900 6749.
Du lịch Việt Vui tổng hợp
8 homestay tuyệt đẹp, cực hợp lý để "đưa nhau đi trốn" dịp Tết dương lịch
Giá cả hợp lý, phòng tiện nghi, decor cực chất là những điều có thể tóm gọn về những homestay tuyệt đẹp này.
Nên mặc trang phục gì khi đi du lịch Hà Nội là đẹp và hợp nhất?
Để không bỏ lỡ những khoảnh khắc tuyệt đẹp tại thủ đô Hà Nội, quý khách nhất định đừng quên mang theo máy chụp hình bên mình nhé. Đó sẽ là những phần kí ức tuyệt đẹp tại Hà Nội mà không phải lúc nào quý khách cũng có được. Và để bắt được những khung hình
Đặc sản Nha Trang - Nem chua Ninh Hòa
“Đi đâu cũng nhớ Khánh Hòa
Địa điểm du lịch Huế - Đại Nội Huế
Đại Nội Huế là tên gọi chung của Hoàng Thành và Tử Cấm Thành, tọa lạc ở bờ Bắc sông Hương. Nếu trước đây Đại Nội được biết đến là trung tâm chính trị của triều đại phong kiến nhà Nguyễn thì bây giờ, Đại Nội là điểm tham quan nổi tiếng xứ Huế. Trong hành t
Giờ mở cửa Đền Ngọc Sơn Hà Nội
Hồ Hoàn Kiếm, đền Ngọc Sơn và cầu Thê Húc là những biểu tượng văn hóa thiêng liêng của thủ đô Hà Nội, được nhiều khách du lịch trong và ngoài nước chọn làm điểm đến du lịch khi đặt chân đến miền đất thủ đô ngàn năm. Trong bài viết này, hãy cùng Viet Fun T