- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Tết nhảy độc đáo của người Dao
Người Dao ở nhiều vùng ăn Tết từ tháng chạp, tổ chức nhảy múa suốt đêm để thể hiện lòng biết ơn với tổ tiên và cầu mong mùa màng tươi tốt.
Tết nhảy hay "Nhiang chằm Ðao" là nghi lễ cúng Bàn Vương thủy tổ của dân tộc Dao ở nhiều vùng trong cả nước như Phú Thọ, Hòa Bình, Lào Cai, Thanh Hóa hay Ba Vì (Hà Nội). Theo truyền thuyết, trong chuyến di cư vượt biển sang Việt Nam tìm đường sống của con cháu 12 họ Dao, sau nhiều tháng lênh đênh trên biển mà chẳng tới bờ, bất ngờ đoàn thuyền gặp bão, tính mạng bị đe dọa.
Trong cơn nguy cấp, các họ Dao khấn cầu xin Bàn Vương và tổ tiên giúp đỡ vượt qua cơn hoạn nạn, vào đến đất liền an toàn hứa sẽ làm lễ tạ ơn. Lời cầu linh ứng, từ đó về sau, các họ người Dao, kể cả Dao đỏ, Dao tiền hay Dao quần chẹt đều tổ chức Tết nhảy để tạ ơn tổ tiên.
Phụ nữ dao đỏ
Tết nhảy chỉ làm ở “Nhà cái” (con trưởng, trưởng họ) và là việc của mỗi gia đình, nhưng được cả bản chung tay góp sức từ nấu cỗ đến các nghi thức lễ lạt, nên coi như Tết chung của cả vùng. Người Dao không câu nệ chuyện ăn uống trong Tết nhảy. Lễ cúng chỉ giản đơn gồm thịt và rượu để dâng lên tổ tiên, sau đó được mang ra thiết đãi bà con.Không giống Tết của người Kinh, tùy vào điều kiện kinh tế của từng gia đình mà mỗi nhà người Dao mới làm Tết nhảy. Thường vài năm mới tổ chức một lần, nhưng không lâu quá 12 năm, vì như thế là vong ân bội nghĩa với tổ tiên, trời đất. Thời gian tổ chức ở mỗi nơi khác nhau, khi thì rằm hoặc 25 tháng chạp, khi chỉ trước Tết Nguyên đán một hôm.
Không cà kê chén rượu, cũng không lai rai khách sáo, bữa cơm Tết nhanh chóng kết thúc để nhường chỗ cho phần quan trọng và độc đáo nhất của ngày Tết là nhảy múa tri ân. Khi tiếng trống, tiếng kèn, chuông đồng vang lên rộn rã là lúc bước chân của những người đàn ông Dao nhún nhảy say sưa theo điệu nhạc. Trước tiên là các điệu múa đưa đường, bắc cầu để đón thần linh, tổ tiên về ăn Tết. Điệu chào bố mẹ, tổ tiên thì nhảy múa một chân, đầu cúi, ngón tay trỏ giơ cao. Điệu mời tiên nương giáng trần được mô phỏng theo điệu cò bay, hai tay dang ngang vẫy vẫy nhịp nhàng...
Rất nhiều điệu múa truyền thống theo quan niệm của từng vùng như múa phát nương, múa chạy cờ, múa kiếm, múa chuông, múa văn, múa võ…
Rất nhiều điệu múa truyền thống theo quan niệm của từng vùng như múa phát nương, múa chạy cờ, múa kiếm, múa chuông, múa văn, múa võ… Đặc sắc nhất vẫn là múa bắt rùa. Rùa là một trong hai loài động vật được người Dao tôn thờ và kiêng không bao giờ ăn thịt, nên điệu múa bắt rùa dù nhịp nhảy và lời hát có khác nhau đôi chút giữa các vùng nhưng vẫn mang nhiều ý nghĩa đối với người Dao.Vào chính lễ, khởi đầu là điệu múa “tam nguyên an ham” do thầy múa và khoảng 10 thanh niên nam giới biểu diễn để mời thần thánh các binh tướng về dự. Tiếp đến điệu múa dao hay còn gọi là múa “ra binh vào tướng” với những động tác nhảy, quay, nhún, bật tung người rất nhanh, mạnh, dứt khoát, lướt đi trong tiếng trống, thanh la, não bạt trầm hùng.
Trước đèn thờ cúng Bàn Vương, thầy múa đi trước, theo sau là một tốp thanh niên độ vài chục người ăn mặc đẹp, gọn gàng nối tiếp nhau đảo quanh đèn cúng, diễn tả các động tác tìm rùa, bắt rùa, trói rùa khiêng về nhà để dâng cúng Bàn Vương và các vị thần thánh tổ tiên.
Có nơi nam giới đứng thành vòng tròn, hai người một quay mặt vào nhau để múa bắt rùa. Mỗi người cầm một đồ vật nào đó có thể tạo ra âm thanh theo mỗi điệu nhảy. Khi chân phải bước lên trước, chân trái khụy gối thấp hơn thì đồng thời hai tay cầm nhạc cụ gõ vào nhau.
Nhìn chung động tác của các điệu múa nhảy khá đơn giản, mang tính tượng hình cao nhưng diễn ra liên tục trong 3 ngày Tết nên cần người khỏe mạnh tham gia. Ai mệt thì ra, người khác vào thay thế, người ra ăn uống rượu thịt no say rồi lại vào nhảy tiếp.
Cứ thế mỗi người nhảy múa hàng trăm lượt và động tác như uyển chuyển hơn trong men say rượu Tết, làm cho người xem có cảm giác mình đang được sống trong một thế giới giao hòa giữa quá khứ và hiện tại. Kết thúc Tết nhảy, tiếng tù và sẽ vang lên và tất cả lại cùng ăn thịt uống rượu, chúc gia chủ một năm tốt lành.
Nguồn : Sưu Tầm
Lễ hội Cổ Loa sôi động
Lễ hội Cổ Loa nhằm tưởng nhớ và suy tôn An Dương Vương Thục Phán, người có công dựng nước Âu Lạc và xây thành Cổ Loa.
Tác phẩm chạm trổ cảnh ái ân ở đình Phù Lão
Không chỉ chạm nổi long, ly, quy, phượng, ngôi đình ở Bắc Giang còn khắc cảnh ân ái nồng nàn thể hiện khát vọng của cộng đồng và cầu mong vạn vật sinh sôi nảy nở.
Mì sụa - món ăn của người Hoa ở Sóc Trăng
Mì sụa được làm từ đậu nành, cọng mì có màu vàng óng và lớn hơn các loại mì khác, được nhiều du khách yêu thích khi ghé thăm Sóc Trăng.
Bánh rong biển dân dã ở Quảng Trị
Bát bánh được làm từ rong biển, chắt chiu những chất tinh túy từ biển cả, tạo nên hương vị riêng cho ẩm thực Quảng Trị.
Hoàng hôn giữa ngã ba sông và rừng tràm mùa nước nổi
Tháng 9, 10, những cánh đồng ở An Giang trắng xóa nước, cũng là lúc hoa điên điển vàng bung nở. Khi ấy, những chiếc thuyền nhỏ lại lướt trên sóng nước thả lưới bắt tôm, cá, khung cảnh đẹp như một bức tranh.