- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Lễ hội Cổ Loa sôi động
Lễ hội Cổ Loa nhằm tưởng nhớ và suy tôn An Dương Vương Thục Phán, người có công dựng nước Âu Lạc và xây thành Cổ Loa.
Từ lâu trong dân gian đã lưu truyền câu: “Chết thì bỏ con bỏ cháu, sống thì không bỏ mồng sáu tháng Giêng” để nói lên sự hấp dẫn của lễ hội Cổ Loa. Xưa kia hội bắt đầu từ mồng 6 đến hết ngày 18 tháng Giêng. Tương truyền khai hội là ngày An Dương Vương lên ngôi, khao toàn bộ binh sĩ. Do đó, để nhớ ngày long trọng ấy dân Cổ Loa cũng nhau rước kiệu mở hội đông vui cả một vùng.
Ngày chính hội được bắt đầu bằng nghi thức đại tế và lễ rước. Lễ tế được tiến hành trong tiếng nhạc của phường bát âm, trước là các chức sắc, sau đó là dân làng thay phiên nhau cầu nguyện, phù hộ cho bà con làm ăn được thịnh phượng, an hưởng cảnh thái bình.
Làng Cổ Loa (huyện Ðông Anh, Hà Nội) gồm 12 xóm nhưng hội Cổ Loa là của chung một cụm 8 làng (ngày trước gọi là Bát Xã) gồm: Ðài Bi, Sàn Dã, Cầu Cả, Mạch Tràng, Văn Thượng, Thư Cưu, Cổ Loa, Xép. Cả 8 làng này đều thờ Thục Phán nên đều tham gia tổ chức hội. Trên đây là nghi lễ rước thần của tám làng.
Từ khắp các ngả đường, đâu đâu người ta cũng gặp các đám rước với cờ quạt, nghi trượng, kiệu phường bát âm và màu cờ sắc áo lễ phục rực rỡ của mọi người.
Ði đầu là cờ quạt rồi đến long đình cùng các lộ bộ bát bửu. Tiếp theo là phường bát âm và các quan viên đội mũ tế áo thụng, đai hia, tay bưng các vũ khí của nhà vua. Liền sau đó là chức sắc và trai đinh xóm Chùa thuộc làng Cổ Loa khiêng long đình trên có bài vị của nhà vua. Rồi đến chức sắc và dân của các làng khác, mỗi làng rước kiệu của mình, với cờ quạt, phường bát âm riêng.
Kiệu Mỵ Châu được rước từ đình Cổ Loa sang đền Thượng từ chiều mồng 5 (thể hiện con gái sang thăm vua cha).
Sau phần lễ là phần hội với các hoạt động hấp dẫn như trò chơi cờ người..
...đánh đu
Sới vật ở hội luôn sôi động hấp dẫn với các đô vật là thanh niên, trai tráng trong vùng.
Hát quan họ trước đền Thượng.
Hội thu hút không chỉ người dân của 8 làng ở huyện Đông Anh mà còn cả nhiều du khách ở các vùng lân cận, tạo nên bầu không khí sôi động và hấp dẫn.
Nguồn : Sưu Tầm
Tác phẩm chạm trổ cảnh ái ân ở đình Phù Lão
Không chỉ chạm nổi long, ly, quy, phượng, ngôi đình ở Bắc Giang còn khắc cảnh ân ái nồng nàn thể hiện khát vọng của cộng đồng và cầu mong vạn vật sinh sôi nảy nở.
Mì sụa - món ăn của người Hoa ở Sóc Trăng
Mì sụa được làm từ đậu nành, cọng mì có màu vàng óng và lớn hơn các loại mì khác, được nhiều du khách yêu thích khi ghé thăm Sóc Trăng.
Bánh rong biển dân dã ở Quảng Trị
Bát bánh được làm từ rong biển, chắt chiu những chất tinh túy từ biển cả, tạo nên hương vị riêng cho ẩm thực Quảng Trị.
Hoàng hôn giữa ngã ba sông và rừng tràm mùa nước nổi
Tháng 9, 10, những cánh đồng ở An Giang trắng xóa nước, cũng là lúc hoa điên điển vàng bung nở. Khi ấy, những chiếc thuyền nhỏ lại lướt trên sóng nước thả lưới bắt tôm, cá, khung cảnh đẹp như một bức tranh.
Trải nghiệm tắm đồng mùa nước nổi ở miền Tây
Từ tháng 9 âm lịch, khi nước sông Mekong đổ về ngày một cao, tràn ngập những cánh đồng, là thời điểm lý tưởng để du khách rong chơi mùa nước nổi.