- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Santorini – Mặt trái của thiên đường
Santorini là thiên đường trên mặt đất. Đúng! Nếu bạn chỉ quanh quẩn ở Oia và nghỉ tại phòng khách sạn thuộc hàng đắt nhất thế giới (khoảng 10.000 Euro/đêm). Còn không thì bạn nên chuẩn bị tinh thần đối diện với hiện thực hơi phũ phàng.
Những bức ảnh lung linh của thiên đường
Ảnh: civillaproject.com |
Ảnh: itaka.pl |
Ảnh: wikimedia.org. |
Và những góc khác ở Santorini
Trên đường chạy quanh đảo |
Căn nhà bị bỏ hoang sau động đất |
Ngoại trừ mỏm núi hướng ra biển với những ngôi nhà sơn trắng, bầu trời xanh trong vắt, nước biển thăm thẳm, những chiếc du thuyền dong buồm kiêu hãnh hướng về phía hoàng hôn… thì phần còn lại của Santorini chẳng khác nào đường đi Phan Rang quê mình. Nơi đây có địa hình bán sa mạc trụi lơ trụi lốc, nhà cửa xơ xác vì nắng và gió biển, đường sá bé tẹo tèo teo, bụi tung mù mịt, đàn ông đen nhẻm đi xe máy chở nước, chở hàng trên đường… Mình viết ra như vậy không phải để hạ thấp Santorini, cũng không phải để tạt gáo nước lạnh vào ước mơ du lịch đến đảo thiên đường các bạn. Santorini đẹp, rất đẹp, nhưng chúng ta nên nhớ rằng cho dù thiên đường có tồn tại thật thì mặt đất (hay thậm chí địa ngục) cũng ở ngay bên cạnh – không biên giới, không rào chắn, không có thiên thần canh giữ hay bảo vệ. Con người trong cuộc chiến sinh tồn ở đâu cũng vất vả như nhau và khả năng rủi ro hoặc không hạnh phúc cũng rất cao.
Mình đến Santorini không hoàn toàn với mục đích du lịch mà chủ yếu là để có cái nhìn toàn diện về cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp (tất nhiên chẳng ai nhìn thấy dấu vết của cuộc khủng hoảng ở đâu cả). Vào mùa hè, Santorini bé tí nhưng đón khoảng 2 triệu lượt khách mỗi năm, các cửa hàng, nhà hàng và quán bar mở cửa suốt ngày đêm, khách sạn chật kín phòng, đường phố sôi động nhộn nhịp vui như hội chợ. Người dân Santorini làm dịch vụ cực kỳ chuyên nghiệp, chăm chỉ, nồng nhiệt và chân thành nên chắc chắn hưởng lợi rất nhiều từ ngành du lịch ở đây. Có điều, phần lớn các khu nghỉ dưỡng và cơ sở kinh doanh ở đảo – cũng như rất nhiều nơi khác ở Hy Lạp – thuộc về các nhà đầu tư châu Âu, chỉ một số rất ít thuộc sở hữu thật sự của các nhà đầu tư Hy Lạp hoặc người bản địa. Nguồn tiền thu được từ du lịch vì thế cũng phần lớn chảy vào tài khoản của các ông chủ lớn ở nước ngoài.
Chiếc xe máy cũ trước 1 ngồi nhà hoang |
Xe máy cũ ở Santorini |
Một ngôi làng mang dáng dấp “thiên đường” |
Những người làm công Hy Lạp trên đảo có thu nhập trung bình hàng tháng khoảng 600 -1000 Euro, cao hơn hẳn mức lương trung bình khắp cả nước- khoảng 500 Euro, nhưng đó là lương trong 6 tháng khai thác du lịch. Vào mùa đông, Santorini gần như bị bỏ hoang vì thời tiết khắc nghiệt nên không khai thác du lịch được và con người thì cần nghỉ ngơi sau 6 tháng làm việc thâu đêm suốt sáng. Trong thời buổi kinh tế khủng hoảng, khi nguồn thu nhập trong 6 tháng phải sử dụng cho cả năm nhưng nhu cầu cơ bản khó có thể tiết giảm thì phần lớn mọi người phải quay về Athens sống cùng người thân để san sẻ chi phí. Một điều ít du khách châu Á (vốn mê chụp ảnh hơn mê khám phá) biết về Santorini là hòn đảo này vốn nằm trên khu vực đứt gãy địa tầng, núi lửa sẵn sàng hoạt động bất cứ lúc nào và đã nhiều lần xảy ra động đất và sóng thần chôn vùi cả một nền văn minh. Trận động đất gần đây nhất cách đây mấy mươi năm làm rất nhiều người mất nhà cửa, người thân – trở thành một ký ức kinh hoàng khiến họ không muốn cư ngụ lâu dài trên đảo thiên đường.
Về ký ức đẹp ngày cuối trên đảo
Mình quen được bạn mới trên xe tour khi đi sâu vào đảo – chị Serene người Singapore – rất xinh và năng động. Chị cũng đi một mình, ưa chuyện và thích được chụp hình nên hai chị em cứ trò chuyện mãi và chụp hình cho nhau suốt.
Santorini có nhiều ngôi nhà giống như miền Trung Việt Nam với tường gạch ngà ngà, cửa sơn xanh sờn cũ, mành che cho bớt nắng và chó mèo chạy vòng quanh.
Mình thấy mọi người thường chen chúc trên cái mỏm núi bé xíu ở Oia để ngắm hoàng hôn, trong khi Santorini có nguyên con đường mòn dọc sườn núi, đi bộ trên đó tha hồ ngắm nghía chụp hình thoả thích mà lại yên tĩnh t,hơ mộng. Các bạn đừng nghe theo mấy cái review hay bí quyết chia sẻ trên mạng. Kinh nghiệm của số đông không phải lúc nào cũng chính xác. Đi du lịch là trải nghiệm của riêng bạn, tại sao phải theo bước chân của người khác?
Maggie Bui