- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Nơi lưu giữ quá khứ vàng son của người Chăm
Là nơi lưu giữ cổ vật Chăm quy mô nhất cả nước, bảo tàng điêu khắc Chăm là điểm du lịch được nhiều người ghé thăm khi tới Đà Nẵng.
Nằm ngay trung tâm thành phố, bảo tàng điêu khắc Chăm nổi bật với nước sơn vàng, kiểu dáng kiến trúc độc đáo kết hợp giữa phong cách Pháp và Chăm. Ngay ở sân trước, ban quản lý đã cho đặt những bức tượng điêu khắc Chăm bằng đá, kích thích sự tò mò của du khách.
Nhìn bên ngoài du khách dễ lầm tưởng không gian bảo tàng nhỏ, nhưng thật ra khá rộng, chia thành các phòng trưng bày: Mỹ Sơn, Trà Kiệu, Đồng Dương, Tháp Mâm và các tỉnh lân cận. Phía sau bảo tàng là gian nhà hai tầng mới xây, tầng một để trưng bày những cổ vật còn cất giữ trong kho. Tầng hai trưng bày tranh ảnh, tài liệu về kiến trúc Chăm và các nền văn hóa khác ở khu vực Đông Nam Á.
Hiện nay bảo tàng lưu giữ hơn 2000 cổ vật nền văn hóa Chăm, trong số đó có khoảng 500 cổ vật được trưng bày, số còn lại được ban quản lý lưu giữ cẩn thận trong kho. Ba trong số 2000 cổ vật là bảo vật quốc gia gồm Tượng Bồ Tát Tara, Đài thờ Mỹ Sơn E1 và Đài thờ Trà Kiệu.
Đài thờ Mỹ Sơn E1 là hiện vật tiêu biểu cho kiến trúc đài thờ của khu di tích Mỹ Sơn. Đây là đài thờ duy nhất được tìm thấy có miêu tả nhiều nhân vật và cảnh sinh hoạt cùng cảnh tượng thiên nhiên, động vật, là căn cứ để nghiên cứu về đời sống tâm linh và xã hội của người Chăm cổ đại.
Nền văn hóa Chăm tôn thờ thần Mẹ xứ sở, vì vậy hình ảnh nữ thần và bộ ngực của phụ nữ được sử dụng nhiều trong kiến trúc điêu khắc Chăm.
Hình ảnh các vị thần mang hình hài động vật, vị thần gắn với các nhân tố tự nhiên như nước, đất, lá, lửa… cũng được sử dụng rất nhiều trong kiến trúc điêu khắc Chăm.
Những bức tượng điêu khắc Chăm chủ yếu được làm bằng chất liệu đá sa cát, những hoa văn vô cùng tinh xảo, độc đáo cho thấy sự phát triển vô cùng mạnh mẽ của nghệ thuật điêu khắc Chăm thời bấy giờ. Ngoài ra các chất liệu đất nung và đồng cũng được sử dụng rộng rãi.
Nền văn hóa Chăm chịu ảnh hưởng bởi Phật Giáo của Ấn Độ. Bức tượng Bồ Tát Taza (dịch thành Độ Mẫu, Cứu Độ Mẫu) được làm bằng đồng này là một minh chứng. Đây là một trong những bảo vật quốc gia, một kỉ vật vô giá mà bảo tàng đang trưng bày.
Đài thờ đức Phật, các vị Bồ Tát và đệ tử cũng là minh chứng cho sự phát triển và tầm quan trọng của Phật Giáo trong văn hóa Chăm.
Nhìn vào lượng khách có mặt có thể dễ nhận ra, bảo tàng Chăm không nhận được nhiều sự quan tâm của du khách Việt, nhưng lại rất dấp dẫn khách nước ngoài. Khách người Việt tới thăm bảo tàng chủ yếu là sinh viên và học sinh đi theo chương trình của nhà trường.
Đến bảo tàng điêu khắc Chăm bạn sẽ như đi lạc vào quá khứ huy hoàng, sống động của dân tộc Chăm, với những đền thờ nguy nga, tráng lệ - là sự giao thoa giữa nghệ thuật đỉnh cao và thế giới tâm linh huyền bí.
Nguồn: vnexpress.net
Bò phá lấu trong hẻm nhỏ Sài Gòn hút khách giữa trưa nắng
Quán nhỏ trong hẻm chợ 200 (quận 4) được nhiều thực khách tìm đến thưởng thức trong những ngày nắng nóng Sài Gòn.
Vẻ đẹp thanh bình ở làng quê Cổ Chất
Nằm nép mình bên dòng sông Ninh hiền hòa, trên trục đường đi từ trung tâm thành phố Nam Định ra biển Quất Lâm, làng Cổ Chất nổi tiếng với nghề nuôi tằm, ươm tơ là điểm dừng chân thú vị.
Quán cà phê, bánh mì Hà Nội giữa lòng Seoul
Cà phê pha phin cùng bánh mì kẹp tự nướng và chế biến nhân là hai món thu hút khách đến với quán nhỏ ở phố No Ryang Jin.
Mơ muối Umeboshi: Từ thức quà mùa hè riêng dành dâng vua chúa, quý tộc đến món ăn quen mặt của người bình dân
Đằng sau những quả mơ muối bé nhỏ là những câu chuyện lịch sử mà người Nhật nhiều đời truyền giữ.
Quán cháo bò 20 năm ăn kèm với bún lạ lẫm ở An Giang
Cháo không chỉ ăn kèm bánh mì mà thực khách còn được miễn phí một phần bún tươi đủ cho bạn một bữa sáng no nê.