- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Nỗi lo ''đại nạn'' thực phẩm bẩn khi du lịch
Chưa khi nào, nỗi lo thực phẩm bẩn ở nước ta lại bùng phát mạnh mẽ như hiện nay. Nó đã trở thành vấn đề nhức nhối và gây ảnh hưởng không nhỏ tới du lịch, khi ăn-chơi là “hàng hóa” chính của ngành công nghiệp không khói này.
Thực phẩm bẩn hoành hành
Lực lượng chức năng kiểm tra số thực phẩm bẩn tràn vào nội địa. Ảnh: cafef.vn |
Vệ sinh an toàn thực phẩm giờ đây không phải việc của riêng ai mà là mối lo, mối bận tâm của từng người, từng gia đình. Hàng ngày, không biết có bao nhiêu tấn thực phẩm bẩn len lỏi vào bữa ăn của người dân, từ những quán cơm bình dân tới nhà hàng sang trọng, từ nhà ăn tập thể đến chợ cóc, hàng quán vỉa hè, thậm chí cả trên mâm cơm của từng nhà. Vì không phải nhà nào cũng có điều kiện chi khoản tiền lớn mua thực phẩm sạch hay được tiếp cận với thông tin về thực phẩm bẩn…
Từ năm 2015, thực phẩm bẩn trở thành “đại nạn” vì có sự gia tăng về chất cấm trong chăn nuôi (nuôi heo siêu nạc bằng chất cấm, nuôi gà bằng chất nhuộm vải...). Thực phẩm bẩn, tồn dư hóa chất không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người dân mà về lâu dài, nó còn khiến sức khỏe giống nòi suy giảm, làm đột biến gen gây nên những bệnh di truyền khó chữa trị (trong đó có ung thư), ảnh hưởng đến nền kinh tế, hình ảnh quốc gia cũng như gây ra những gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Nhuộm ruốc đỏ tại Phú Yên. Ảnh: bvntd |
Đại biểu Quốc hội Trần Ngọc Vinh từng nhận xét về vấn nạn thực phẩm bẩn như sau: “Con đường từ dạ dày tới nghĩa địa của mỗi người chúng ta, chưa bao giờ ngắn và dễ dàng đến thế”.
Trong buổi ra mắt chương trình “Nói không với thực phẩm bẩn”, Giám đốc VTV24 – bà Lê Bình chia sẻ mong muốn “cùng làm sạch mâm cơm của mỗi gia đình Việt”. Bởi mỗi bệnh nhân ung thư nếu muốn duy trì sự sống cần 7-10 tỉ đồng mỗi năm. Đây rõ ràng là một gánh nặng cho người dân và cho xã hội.
Phát biểu trong Hội thảo “Vì thị trường thực phẩm”diễn ra ngày 26/3 tại Tp Hồ Chí Minh, ông Đỗ Ngọc Chính (Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam) cho biết: tình trạng ung thư trong những năm gần đây liên tục tăng. Năm 2000 cả nước chỉ có khoảng 69.000 ca mới mắc ung thư, thì đến năm 2015 con số này đã lên đến 150.000 ca. Cứ theo đà này, ước tính năm 2020, sẽ có gần 200.000 số ca mắc mới ung thư, "đưa" Việt Nam trở thành quốc gia có tỷ lệ mắc ung thư cao nhất thế giới.
Phần lớn số ca mắc mới ung thư ở Việt Nam liên quan đến thực phẩm bẩn. Ảnh: Zing |
Số liệu từ Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, trong năm 2015, toàn quốc ghi nhận 171 vụ ngộ độc thực phẩm (4.965 người mắc và 23 trường hợp tử vong). Mỗi năm có 75.000 ca tử vong vì ung thư, hơn 1/3 trong số đó liên quan đến thực phẩm bẩn.
Không riêng gì Việt Nam, thực phẩm bẩn cũng là vấn đề được quan tâm của nhiều nước trên thế giới, cả ở những nước phát triển như Mỹ. Theo cảnh báo của Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO), năm 2015, trên thế giới trung bình có 42.000 người chết mỗi năm do các bệnh liên quan đến thực phẩm thiếu an toàn. Vừa ảnh hưởng tới sức khỏe con người, thực phẩm bẩn còn là gánh nặng kinh tế khi gây ra nhiều bệnh tật. Qua báo cáo này, WHO bày tỏ mong muốn chính phủ các nước sẽ có biện pháp can thiệp để cải thiện tình trạng vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như kỳ vọng người dân toàn thế giới không xem nhẹ vấn đề an toàn thực phẩm.
Hiểm họa cho ngành du lịch
Món chân gà ngâm giấm trông hấp dẫn này có thể được làm từ nguyên liệu không rõ nguồn gốc. Ảnh minh họa: Internet |
Không chỉ là mối đe dọa về sức khỏe của người dân, thực phẩm bẩn còn là hiểm họa cho ngành du lịch nước ta.
Tại sao lại nói như vậy? Bởi chắc chắn không một du khách nào muốn “mua cái chết” bằng cách sử dụng nguồn thực phẩm không đảm bảo chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Và cũng chẳng ai yên tâm thưởng thức đồ ăn khi du lịch ở một quốc gia đang phải đối mặt với “đại nạn” thực phẩm bẩn khó kiểm soát.
Đại biểu Lê Thị Nga (đoàn Thái Nguyên) bày tỏ lo ngại khi phát biểu trước Quốc hội sáng ngày 1/4 vừa qua: “Bệnh tật, suy giảm sức khỏe giống nòi, giảm sức cạnh tranh nền kinh tế, làm mất hình ảnh quốc gia… có nguyên nhân không nhỏ từ thực phẩm bẩn. Vấn nạn thực phẩm bẩn đã đẩy người dân vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan,” không ăn thì không thể tồn tại, ăn thì phó mặc may rủi cho số phận, bệnh đến lúc nào biết lúc ấy.”
Một đại biểu Quốc hội từng nói rằng: Thực phẩm bẩn là vấn đề rất bức xúc trong xã hội. Cái ăn uống của người dân là điều quan trọng hàng đầu, nếu chúng ta không giải quyết được thì làm sao thực hiện mục tiêu xây dựng đời sống tốt, xây dựng thành phố thành nơi sống tốt? Muốn sống tốt thì trước hết cái ăn, cái uống của người dân phải được quan tâm.
Đến người dân trong nước còn lo sợ bị mua phải thực phẩm bẩn đóng mác hàng xịn, thì khách du lịch lại càng có lý do để… sợ nhiều hơn.
Đối với ngành du lịch thì những địa điểm ăn – chơi có thể được xem là thứ hàng hóa đặc biệt để thu hút du khách trong và ngoài nước. Nếu tình trạng thực phẩm bẩn tràn lan và không được kiểm soát tốt sẽ khiến sức hút du lịch ở nước ta giảm đáng kể và ảnh hưởng tới mức tăng trưởng của ngành công nghiệp không khói này.
Trước đây, thưởng thức ẩm thực bản địa trên đường du lịch là một khám phá, trải nghiệm thì ngày nay nó có thể là một sự mạo hiểm. Bởi sử dụng phải thực phẩm bẩn, du khách có thể sẽ bị ngộ độc và nguy hiểm tới tính mạng. Việc đó không chỉ làm hỏng kế hoạch và lịch trình du lịch mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe, khiến du khách càng thêm mệt mỏi.
Thời gian gần đây, thông tin thực phẩm bẩn tràn ngập trên các mặt báo khiến nhiều du khách, đặc biệt là du khách lẻ lo lắng khi chọn điểm ăn uống, dừng chân trong chuyến du lịch của mình.
Thực phẩm bẩn có thể len lỏi tới nhiều bàn nhậu kiểu này. Ảnh: laodong |
Những du khách đi theo tour có thể được công ty lữ hành giới thiệu điểm ăn uống hợp vệ sinh. Còn du khách lẻ thì phải “đơn thương độc mã” bảo vệ mình trước một “ma trận” thực phẩm bẩn và các quán ăn chưa rõ chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
Theo du khách Quỳnh Trang (đến từ Hòa Bình): “Ở nhà, tôi tự tay mua sắm, lựa chọn thực phẩm, hơn nữa toàn mua của người quen, những nơi uy tín nên yên tâm hơn. Còn ăn uống trên đường du lịch thì thường không yên tâm lắm vì không biết họ mua thực phẩm thế nào, chế biến đồ ăn lâu chưa. Nhưng vì thường du lịch ngắn ngay nên tôi đành chấp nhận và hi vọng vào một sự may mắn”.
Nếu là du lịch bụi, nhiều người sẽ tự chuẩn bị đồ ăn dọc đường cho mình, kèm theo mì gói, đồ ăn đóng hộp để tránh sử dụng phải thực phẩm bẩn cũng như tiết kiệm chi phí cho chuyến đi. Còn với những chuyến du lịch nghỉ dưỡng sang trọng, du khách thượng lưu sẽ tìm đến những nhà hàng uy tín, hoặc tại chính khách sạn để thưởng thức những bữa ăn hợp vệ sinh.
Sự tràn lan của thực phẩm bẩn khiến du khách, ngay cả nhiều người dân bản địa cũng phải “dè chừng” trước một số món ăn đường phố được yêu thích: nội tạng động vật (lòng, tim, cật, nầm,…), chân gà nướng, chân gà ngâm giấm, chân gà rút xương…. Không ngoại trừ những món ăn được xếp hạng trong những danh sách ẩm thực nổi tiếng của báo nước ngoài như: bánh mì, bún riêu cua, bún chả, bánh chuối nướng, gỏi cuốn, phở, bánh xèo...
Ăn vừa là nhu cầu của cuộc sống, vừa là thú vui và trải nghiệm. Bởi thế, nếu không kiếm soát được chất lượng thực phẩm, người dân và khách du lịch khi đến Việt Nam sẽ chẳng thể biết bữa ăn mình có thật sự chất lượng và an toàn hay không? Bởi vậy, thực phẩm bẩn không chỉ là một vấn nạn quốc gia mà cũng chính là nỗi lo lớn của ngành du lịch.
Thu Thủy
Những thói quen cực xấu của người Việt khi du lịch
Ông Nguyễn Văn Mỹ - Giám đốc một công ty du lịch trong buổi tọa đàm nâng cao hình ảnh du khách Việt, do Hiệp hội Du lịch tổ chức tại Hà Nội ngày 31/3 cho biết, khi ra nước ngoài, chỗ nào ồn ào nhất là có khách Trung Quốc, Nga hoặc Việt Nam.
Người dân vùng tuyết nói gì về tuyết?
Tôi viết những dòng này không phải để gợi lại sự bức xúc, chỉ là muốn phản ánh một phần tâm tư của chính những người đang sinh sống tại nơi có tuyết rơi mà trong các cuộc tranh luận nảy lửa vừa rồi, chúng ta thấy họ ít khi lên tiếng.
Một chuyến đi rừng trong tôi
Sự mê hoặc của các cung phượt, đỉnh núi cao hay cảm giác phiêu diêu trong mùa “săn lúa”, “săn mây” vùng Tây Bắc đã được nhắc đến nhiều. Nhưng với ai thích chuyển dịch, những chuyến đi rừng cũng có mãnh lực hấp dẫn đặc biệt.
Không ngủ ở Seoul
Khám phá thành phố về đêm quả là trải nghiệm thú vị, không thể bỏ lỡ, đặc biệt với một thành phố sầm uất như Seoul, Hàn Quốc.
Phản đối xây cáp treo Fansipan: ''Xin bạn đừng ích kỉ''
Chinh phục đỉnh Fansipan - "nóc nhà của Đông Dương" không chỉ là ước mơ của hàng ngàn người trẻ mà còn là của rất nhiều người già, không chỉ có những người tay chân lành lặn mà còn là giấc mơ của những người không may bị khiếm khuyết một phần cơ thể. Và c