- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Không bỏ phí tiềm năng du lịch của Tây Bắc
Có 32 dân tộc thiểu số sinh sống, bản sắc văn hóa đa dạng, cảnh quan hùng vĩ, vùng núi cao Tây Bắc sở hữu nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Tuy nhiên, du lịch Tây Bắc vẫn chưa được khai thác xứng tầm về quy mô để phát huy hết tiềm năng vốn có.
Những tiềm năng du lịch đặc trưng
Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn, sự khác biệt nổi bật và dễ nhận thấy nhất ở Tây Bắc so với các vùng khác là hội tụ đủ 3 yếu tố: thiên nhiên hùng vĩ, văn hóa đặc sắc và lịch sử hào hùng. Ông Nguyễn Văn Tuấn đánh giá: “Trong du lịch, yếu tố nổi bật rất quan trọng nhưng sự khác biệt mới quyết định thành công trong phát triển. Ở góc độ này, Tây Bắc đạt cả hai tiêu chí là sự nổi bật và khác biệt về giá trị thiên nhiên, giá trị lịch sử và văn hóa”.
Thứ nhất, điều cuốn hút đầu tiên của Tây Bắc chính là thiên nhiên hùng vĩ. Nơi “rừng thiêng nước độc” và vô vàn hiểm trở ấy đã đi vào thơ ca và là nguồn cảm hứng cho những áng văn chương, nhiều trong số đó đã trở nên nổi tiếng và đi sâu vào lòng người đọc. Chính sự hoang sơ, bí ẩn đã trở thành nét quyến rũ, sức hút của Tây Bắc thiêng liêng, hùng vĩ.
Tây Bắc có những mùa hoa đẹp mê man. Ảnh: Cao Anh Tuấn |
Những đỉnh núi cao chót vót hiểm trở mà kỳ vĩ, con đường đèo chênh vênh và thơ mộng khi uốn mình quanh sườn núi chạm vào chân mây hay lấp ló trong sương mù, ruộng bậc thang trải dài vút tầm mắt như kéo giãn không gian thêm dài thêm rộng, các mùa hoa tiếp nối nhau… Tất cả tạo nên bức tranh thiên nhiên quyến rũ, mộng mơ, đầy sắc màu nơi núi rừng Tây Bắc kỳ vĩ. Tiêu biểu như cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang), cảnh quan Mèo Vạc, ruộng bậc thang Mù Cang Chải – danh thắng Quốc gia ở Yên Bái, vùng văn hoá Mường Lò – Nghĩa Lộ (Yên Bái), Vườn Quốc gia Hoàng Liên…
Thứ hai, tại các tỉnh ở khu vực Tây Bắc có 32 dân tộc thiểu số sinh sống, tạo nên những đặc trưng văn hóa cộng đồng, bản sắc truyền thống, đa dạng sinh thái riêng cho từng tỉnh. Khám phá văn hóa truyền thống, cùng trải nghiệm và cảm nhận sự giàu có của văn hóa các vùng miền là một trong những khát khao, mong mỏi và mục đích của du khách trong mỗi chuyến đi.
Vẻ đẹp rực rỡ của chợ phiên Bắc Hà. Ảnh: Internet |
Ví dụ, nhắc đến Sơn La, người ta sẽ liên tưởng đến những món ăn, lễ hội truyền thống và phong cách sinh hoạt độc đáo của đồng bào dân tộc Thái. Hòa Bình lại là nơi mang đậm bản sắc của dân tộc Mường. Hay có những dân tộc chỉ sinh sống ở Lai Châu như Người Lào, Người Lự…
Thứ 3, Tây Bắc còn là địa danh gắn liền với lịch sử chống ngoại xâm hào hùng của dân tộc; nhân chứng của cuộc kháng chiến “10 năm như ngọn lửa” kiên gan, bền bỉ; cũng là nạn nhân của chiến tranh tàn khốc. Ông Nguyễn Văn Tuấn cho biết, dù gần gũi, có phần thân thuộc với nhiều du khách, nhưng không phải ai khi đặt chân tới đây cũng hiểu được những giá trị văn hóa, lịch sử và thiêng liêng của Tây Bắc.
Có thể kể đến những địa danh lịch sử, di tích và những đặc trưng có giá trị như: quần thể di tích lịch sử Điện Biên Phủ, Mường Phăng tại Điện Biên; khu di tích quốc gia đặc biệt Pắc Bó, khu di tích lịch sử cách mạng và khu du lịch sinh thái gắn với cộng đồng tại Cao Bằng; khu ATK ở Bắc Kạn; “Thủ đô kháng chiến” Tuyên Quang…
Đặc biệt, việc kết hợp khai thác những thế mạnh, tiềm năng một cách hài hòa, hợp lý sẽ tạo điều kiện cho du lịch Tây Bắc phát triển cả về chiều sâu và chiều rộng, trên cơ sở phát huy tiềm năng, thế mạnh của mỗi địa phương.
Sẽ có nhiều dòng sản phẩm du lịch đặc trưng
Trẻ em vùng cao hồn nhiên vui đùa. Ảnh: Đức Lê Cường |
Trong nhiều năm trở lại đây, sự phát triển của du lịch đã đem lại thay đổi tích cực cho kinh tế, xã hội vùng Tây Bắc. Đặc biệt việc xây dựng tour du lịch đi qua những bản làng nghèo nhất nước đã từng bước góp phần xoá đói giảm nghèo, tạo thêm thu nhập cho đồng bào dân tộc miền núi, ở vùng sâu vùng xa.
Tây Bắc có vị trí thông thương qua các cửa khẩu biên giới với Lào và Trung Quốc, tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn giàu có, đa dạng, hấp dẫn,… tạo điều kiện và lợi thế để kêu gọi, khuyến khích đầu tư phát triển du lịch.
Nhưng phát triển du lịch ở Tây Bắc vẫn bị đánh giá là “vùng trũng”, chưa tương xứng với thế mạnh tài nguyên du lịch địa phương. Vì các sản phẩm du lịch còn phát triển manh mún, nhỏ lẻ, rời rạc, đơn giản nên sức cạnh tranh du lịch Tây Bắc còn kém so với các vùng khác trong cả nước, chưa thu hút được thị trường khách trong và ngoài nước. Hiệu quả kinh tế du lịch còn khiêm tốn, chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu kinh tế địa phương trong khi tiềm năng và nguồn tài nguyên du lịch rất lớn.
Cảnh quan hùng vĩ của Tây Bắc. Ảnh: Internet |
Nhờ có cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, mang sắc màu văn hóa đa dạng, độc đáo của 32 dân tộc thiểu số cùng sinh sống cùng lịch sử hào hùng, linh thiêng, Tây Bắc có thế mạnh nổi bật ở lại hình du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng. Tuy nhiên, cái khó là xây dựng được những điểm du lịch đặc trưng, phong phú, mang dấu ấn của từng dân tộc ở Tây Bắc.
Du lịch Việt bị “gắn” cho cái mác hồn nhiên, “có gì bán nấy”. Theo nhận xét của nhiều du khách từng tới Tây Bắc, tham gia du lịch cộng đồng tới các bản làng, trải nghiệm du lịch sinh thái hay ghé thăm các khu di tích lịch sử đều thấy các sản phẩm du lịch thương đối giống nhau. Điều này đã khiến tính đa dạng văn hóa ở Tây Bắc bị mờ nhạt, du khách không phân biệt được những nét đặc trưng hay bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số.
Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch – bà Đỗ Thị Thanh Hoa nhận định: “Đâu đâu cũng phát triển du lịch sinh thái, nhưng du khách đến thì thấy không phải vậy, ảnh hưởng đến hình ảnh du lịch, tâm lý du khách”.
Bởi thế, việc khai thác những tiềm năng du lịch sẵn có của Tây Bắc, tập trung phát huy các sản phẩm đặc thù sẽ giúp Tây Bắc tạo dựng được thương hiệu và hình ảnh cho riêng mình. Giữa tháng 4/2016, tại buổi họp báo giới thiệu du lịch Tây Bắc trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2016, đại diện các tỉnh Tây Bắc đã giới thiệu 8 dòng sản phẩm đặc trưng, dự kiến sẽ được tổ chức, phục vụ Năm Du lịch quốc gia 2017.
8 dòng sản phẩm đặc trưng đó là: du lịch cộng đồng Tây Bắc, tham quan các ruộng bậc thang nổi tiếng kết hợp các lễ hội nông nghiệp và sinh hoạt văn hóa tại các địa phương, tìm hiểu chợ phiên vùng cao, du lịch tâm linh dọc sông Hồng, du lịch tâm linh dọc sông Đà, chương trình du lịch “Sắc hoa Tây Bắc”, khám phá các cung đường hành quân trong chiến dịch Điện Biên lịch sử, leo núi cùng trải nghiệm văn hóa các dân tộc Tây Bắc. Ngoài ra còn có nhiều hoạt động văn hóa du lịch hấp dẫn khác ở Tây Bắc sẽ được tổ chức trong Năm Du lịch quốc gia 2017.
Cụ thể 8 dòng sản phẩm du lịch đặc trưng Tây Bắc dự kiến tổ chức trong năm tới:
1. Du lịch cộng đồng Tây Bắc nhằm giới thiệu vể đẹp con người, văn hóa, lối sống của cộng đồng các dân tộc Tây Bắc.
2. Du lịch “Hành trình khám phá cung đường di sản ruộng bậc thang - Tây Bắc” khai mạc tại Mù Cang Chải (Yên Bái). Thời gian: Tháng 3-4 và tháng 8-10/2017.
3. Du lịch “Chợ phiên vùng cao” kết nối những phiên chợ vùng cao của các tỉnh trong khu vực để tạo sản phẩm du lịch đặc trưng. Thời gian: cả năm 2017.
4. Du lịch tâm linh dọc sông Hồng để kết nối các điểm du lịch tâm linh. Thời gian: trong năm 2017.
5. Du lịch tâm linh dọc sông Đà, thời gian: trong năm 2017.
6. Du lịch “Sắc hoa Tây Bắc” tới các địa danh cụ thể để ngắm các mùa hoa đặc trưng của mỗi mùa trong năm.
7. “Dấu chân huyền thoại” là chương trình du lịch được xây dựng theo các tuyến hành quân của chiến sỹ trong chiến dịch Điện Biên lịch sử. Cùng đó là giới thiệu địa danh, con người, văn hóa ở dọc tuyến và hệ thống di tích. Thời gian: cả năm.
8. Du lịch “Chinh phục đỉnh cao” dự kiến được tổ chức trong mùa khô năm 2017, thiết kế cho các du khách muốn leo núi hoặc khám phá những đỉnh núi “huyền thoại” ở Tây Bắc, Việt Nam.
Thu Thủy
4 lý do nên du lịch vào mùa thấp điểm
Đa phần mọi người thường tranh thủ dịp nghỉ lễ, Tết để bắt đầu hành trình của mình. Tuy nhiên, đây cũng là lúc các điểm du lịch đều tấp nập du khách và bạn sẽ gặp không ít những phiền toái nếu du lịch vào thời điểm này.
Thưởng thức món ngon Hà Nội trong 24h
Thủ đô Hà Nội nổi tiếng với nền ẩm thực tinh tế và phong phú. Trong đó, khu vực phố cổ được coi là thiên đường ẩm thực của người Hà thành. Nếu chỉ có 24 khám phá nơi này, bạn không nên bỏ qua một số món ngon Hà Nội trứ danh dưới đây.
Một ngày ở đảo Mắt Rồng
Thời gian gần đây nhiều bạn trẻ truyền tai nhau về đảo Mắt Rồng, rằng đây là đảo “đẹp nhất vịnh Bắc bộ”. Có mặt trên đảo một ngày đêm, chúng tôi may mắn được "thưởng thức" gần hết những “đặc sản” của đảo.
''Tôi đến Việt Nam là đi cho biết, và sẽ không quay lại đất nước của bạn một lần nữa đâu...''
John McCarthy, người bạn, đồng nghiệp của tôi vừa kết thúc chuyến du hành đến Việt Nam tháng 6 cho hay chỉ đi cho biết và không có ý định quay lại lần hai. Không chỉ John, rất nhiều bạn bè của tôi cũng từng nói vậy.
Ẩm thực hay biển đảo là thương hiệu của du lịch Việt Nam?
Tập trung xây dựng thương hiệu du lịch biển đảo hay chọn ẩm thực thành giá trị cốt lõi của du lịch Việt vẫn là vấn đề đang được các chuyên gia du lịch tranh luận.