- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Những Điều Cần Lưu Ý Khi Đi Du Lịch Hà Nội Theo Tháng
Nội dung
Hà Nội, vùng đất với miền khí hậu đặc trưng của 4 mùa xuân – hạ – thu – đông, là một trong những điểm du lịch hàng đầu thu hút đông đảo du khách đến tham quan. Gắn với nền lịch sử ngàn năm văn hiến, Hà Nội được xem như là “cái nôi” của nền văn hóa, truyền
nhấp chọn nhanh đến mục cần đọc | ||
---|---|---|
Du lịch Hà Nội vào tháng 1, tháng 2, tháng 3 | Du lịch Hà Nội vào tháng 4, tháng 5, tháng 6 | |
Du lịch Hà Nội vào tháng 7, tháng 8, tháng 9 | Du lịch Hà Nội vào tháng 10, tháng 11, tháng 12 |
Hà Nội, vùng đất với miền khí hậu đặc trưng của 4 mùa xuân – hạ – thu – đông, là một trong những điểm du lịch hàng đầu thu hút đông đảo du khách đến tham quan. Gắn với nền lịch sử ngàn năm văn hiến, Hà Nội được xem như là “cái nôi” của nền văn hóa, truyền thống Việt Nam. Để Quý khách đến tham quan và có được cái nhìn sâu sắc hơn về Hà Nội, Viet Fun Travel xin tổng hợp lại “Những điều cần lưu ý khi đi du lịch Hà Nội theo tháng” sau đây. Hi vọng Quý khách sẽ có được những thông tin hữu ích cho chuyến đi du lịch Hà Nội của mình.
Du lịch Hà Nội vào tháng 1, tháng 2, tháng 3
Thời tiết Hà Nội vào những tháng đầu năm dao động từ 15 đến 23 độ. Đây là khoảng thời gian giao mùa nên khí trời lúc này vẫn còn se lạnh, tuy nhiên, khô ráo và ấm áp hơn so với mùa đông. Đến Hà Nội vào độ này, dù là du lịch tự túc hay du lịch theo Tour thì Quý khách nên chuẩn bị trang phục thích hợp, găng đeo tay và nón để giữ ấm cho cơ thể.
Tháng 1, tháng 2, tháng 3 trùng với dịp Tết Nguyên Đán mỗi năm, Hà Nội lại trở nên đông đúc và nhộn nhịp hơn với không khí tất bật, sắm sửa chuẩn bị năm mới của người dân. Đến với Hà Nội dịp Tết, du khách không thể bỏ qua món ăn thể hiện lối sống, nét văn hóa của người dân vùng lạnh đó là “bún thang”. Bún thang được người Hà Nội ăn vào mỗi chiều mồng 7 để tiễn gia tiên và đón chào năm mới. Với tiết trời se lạnh, bún thang được nấu bằng súp nóng hòa cùng vị đậm đà của các loại thịt gà, tôm, thịt heo và các loại rau tạo nên hương vị độc đáo, hấp dẫn người dùng. Du khách khi đến du lịch Hà Nội có thể thưởng thức món ăn này tại một số địa chỉ nổi tiếng như Bún thang Ngọc Tuyền hoặc bún thang Bà Đức tại Cầu Gỗ, Hà Nội.
Những con đường xanh mát của Hà Nội
Đến với Hà Nội vào độ xuân về là cơ hội để Quý du khách trải nghiệm vẻ đẹp các loài hoa quyến rũ cũng như tham gia các lễ hội lớn được tổ chức hằng năm vào dịp Tết Nguyên Đán. Một số làng hoa Tết nổi bật mà Quý khách cần lưu ý khi đi du lịch Hà Nội vào thời gian này như sau:
- Làng đào Nhật Tân nổi tiếng là một trong những điểm tham quan được các bạn trẻ ghé thăm và chụp ảnh xuân. Nổi bật tại làng đào Nhật Tân là giống đào bích với hoa đẹp, màu sắc tươi thắm và đậm sắc xuân. Bên cạnh vườn đào khoe sắc, làng đào Nhật Tân còn được tô điểm bởi những câu đối đỏ, hình ảnh những chiếc lồng đèn, bao lì xì hay tà áo dài thướt tha của các nữ sinh khi đến đây tham quan.
- Được mệnh danh là một trong những làng hoa lâu đời tại Hà Nôi, làng Tây Lựu (Từ Liêm) cách Hà Nội tầm 20km, gây ấn tượng du khách bởi vẻ đẹp trìu mến của những cánh đồng violet tím, hoa lay-ơn, hoa thược dược… tranh nhau khoe sắc trong thời tiết giá lạnh. Ngoài ra các loài hoa trên, làng hoa Từ Liêm còn rực rỡ bởi hoa cúc vàng, xen lẫn cúc chi và hoa hồng... Không chỉ hai làng hoa trên mà Hà Nội vào những ngày Tết đến xuân về còn rất nhiều làng hoa đẹp khác. Quý khách có thể tìm hiểu thêm thông tin các làng hoa này để tìm đến nếu có dịp.
Du khách chụp ảnh lưu niệm ở một vườn hoa tại Hà Nội
Vào những ngày Tết Nguyên đán, Hà Nội còn thu hút khách du lịch đến với các lễ hội diễn ra tại đình, chùa v.v.. như lễ hội chùa Hương, lễ hội đền Cổ Loa, lễ hội Đống Đa… Các lễ hội này thường diễn ra trong khoảng tháng Giêng đến tháng Hai với rất nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc, đậm tính nghệ thuật và lịch sử. Nhắc đến lễ hội ở Hà Nội, đặc biệt phải kể đến lễ hội chùa Hương. Lễ hội chùa Hương diễn ra từ tháng Giêng đến tháng Ba âm lịch hàng năm.
Chùa Hương là cách gọi thông thường của người dân. Thực tế, chùa Hương hay Hương Sơn là một quần thể công trình, di tích gồm nhiều ngôi chùa thờ Phật, vài ngôi đền thờ thần và một số ngôi đình thờ tín ngưỡng nông nghiệp. Trung tâm của các đền chùa này chính là chùa Hương. Chùa Hương nằm trong động Hương Tích hay còn gọi là chùa Trong. Chùa Hương nằm ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, ven bờ phải sông Đáy. Du khách có thể đến chùa Hương bằng cách đi bộ hoặc đi với hệ thống cáp treo hiện đại. Ngoài đi chùa lễ phật, du khách còn được trải nghiệm thắng cảnh thiên nhiên hữu tình, đẹp đẽ. Lễ hội chùa Hương là một trong những lễ hội mà trong mục “những điều cần lưu ý khi du lịch Hà Nội theo tháng” khuyên du khách nên tham gia.
Du lịch Hà Nội tháng 4, tháng 5, tháng 6
Mùa hè Hà Nội bắt đầu từ tháng 4 với hình ảnh những bông hoa phượng đỏ rực trên phố. Thời gian này, không khí Hà Nội trở nên nóng và khắc nghiệt hơn, nhiệt độ từ 28 độ đến 35 độ và thường xuyên có mưa nhỏ. Quý du khách khi đến du lịch tại Hà Nội cần lưu ý mang theo trang phục mát mẻ; có thể mang theo ô, dù để che và kem chống nắng để bảo vệ sức khỏe bản thân.
Thời gian đầu hè là khoảng thời gian thích hợp để thưởng thức trái cây và các món ăn đặc trưng của mùa hè Hà Nội như bún đậu mắm tôm, sữa chua đậu đỏ, chè gỗ hay món sứa đỏ tại chợ Đồng Xuân, đầu ngõ Thanh Hà.
Tóm lại, tuy Hà Nội từng được biết đến với mùa hè oi bức nhưng với các điểm du lịch sinh thái du khách sẽ cảm thấy dễ chịu hơn. Nếu Quý khách lựa chọn đến với Hà Nội vào khoảng thời gian tháng 4, tháng 5, tháng 6 này thì cũng sẽ cảm nhận được vẻ đẹp riêng của Hà Nội. Một số điểm tham quan, du lịch được Viet Fun Travel tổng hợp Quý khách có thể tham khảo như:
Hà Nội vào những ngày hè thấp thoáng từng chùm phượng vĩ
Thiên Sơn Suối Ngà Ba Vì
Nằm giữa khu rừng sinh thái 450ha, chỉ cách Hà Nội 50km, đến với Thiên Sơn Suối Ngà du khách có cơ hội khám phá các vùng tiểu khu Hạ sơn, Trung sơn và Ngoạn sơn. Được xem như là bức tranh thiên nhiên tuyệt mỹ hòa hợp giữa núi rừng và sông nước, Thiên Sơn Suối Ngà còn ghi điểm trong mắt du khách đến tham quan bởi “thác cổng trời” độc đáo. Thác đổ từ độ cao vài chục mét xuống hồ thiên sơn tạo nên một bể bơi thiên nhiên rộng lớn. Trung Sơn lại mang nét độc đáo hơn với khu nhà sàn xinh xắn được trang trí bởi lồng đèn giữa khung cảnh núi rừng thiên nhiên. Quý khách đến đây còn có thể thưởng thức các món ăn dân dã như gà quay, lặc lày chấm muối vừng…
Việt Phủ Thành Chương
Việt Phủ Thành Chương được xem là hình ảnh làng quê thôn sơ vùng Bắc Bộ thời xưa. Việt Phủ Thành Chương nằm tại huyện Sóc Sơn, cách Hà Nội tầm 40km. Đến đây, du khách sẽ bắt gặp hồ cá xanh biếc, giếng nước trong veo bên cạnh có bộ bàn đá để du khách dừng chân sau khi tham quan Việt Phủ. Là một trong những phủ mô phỏng nét kiến trúc cổ xưa, Việt Phủ còn thu hút khách du lịch bởi nhà hát Long Đình, nơi thường xuyên biểu diễn múa rối nước thể hiện nét văn hóa dân gian của Bắc Bộ.
Phố cổ Hà Nội
Những ngày hè tháng 5, phố cổ Hà Nội trở nên dịu dàng và rực rỡ hơn với những đóa phượng vĩ nở rộ. Quý du khách khi đến phố cổ có thể thử trải nghiệm cảm giác dạo quanh các con đường hay nghe âm thanh ồn ào, náo nhiệt ở Hàng Bạc, Hàng Buồm, Hàng Bồ, Hàng Bông, Hàng Gai, Hàng Mã… Du khách cũng có thể ngồi xích lô tham quan Hà Nội, trò chuyện cùng những bác tài xế thân thiện, hiếu khách Hà Nội. Đây được xem là một trong những điểm tham quan hấp dẫn riêng có của thủ đô.
Du lịch Hà Nội tháng 7, tháng 8, tháng 9
Hà Nội chuyển mình “dịu dàng” và “đằm thắm” hơn khi tháng 7 về. Đây là khoảng thời gian đẹp nhất trong năm của Hà Nội với mùa hoa sữa nhè nhẹ, mùa hoa lộc vừng mạnh mẽ trải mình khắp khu vực Hồ Gươm. Hà Nội không chỉ là thành phố của những mùa hoa mà còn là thành phố của những mùa cốm xanh và mùa sấu chín. Khi đến du lịch Hà Nội vào mùa thu, du khách sẽ được thưởng thức các loại cốm được chế biến khác nhau như chả cốm, chè cốm, bánh cốm chuối chấm cốm… Còn khi nói về sấu thì sấu vào độ này từng chùm chín rộ. Nhiều đặc sản Hà Nội được chế biến từ sấu bán nhiều ở các hàng quán ven đường Hà Nội mùa này. Du khách đi du lịch Hà Nội mùa này có thể mua sấu về làm quà tặng cho người thân.
Những con đường hoa sữa Hà Nội vào khoảng tháng 7, 8, 9
Đến với Hà Nội vào các tháng 7, 8, 9, du khách không chỉ đơn thuần là tham quan, du lịch Hà Nội mùa thu mà còn có cơ hội tìm hiểu thêm về lịch sử, văn hóa và cả vẻ đẹp riêng có của Hà Nội. Một vài điểm tham quan mà du khách có thể tìm đến như:
Quảng trường Ba Đình – Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh
Đến du lịch Hà Nội vào khoảng cuối tháng 8, đầu tháng 9, thủ đô như nhộn nhịp hơn. Đây là khoảng thời gian nhắc nhớ về các sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước. Chính vì thế, các điểm tham quan ở Hà Nội mùa này rất đông du khách. Một trong số “những điều cần lưu ý khi đi du lịch Hà Nội theo tháng” là hãy ăn mặc lịch sự nếu đến những điểm trang nghiêm như Văn miếu Quốc Tử Giám, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh… Đặc biệt, khi đến viếng lăng Bác, Quý du khách nên mặc trang phục trang nghiêm và có thái độ lịch sự. Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh mở cửa vào các buổi sáng Thứ Ba, Thứ Tư, Thứ Năm, Thứ Bảy, Chủ Nhật hằng tuần.
Hồ Gươm
Nằm tại khu phố cổ Hà Nội, Hồ Gươm là một trong những điểm không thể thiếu khi du khách ghé thăm thủ đô. Đến với Hồ Gươm vào độ tháng 7, 8, 9 mỗi năm, ngoài việc chiêm ngưỡng nét đẹp xanh biếc của hồ, Quý du khách còn bắt gặp hình ảnh hoa lộc vừng nở rộ hai bên. Ngoài ra, xung quanh Hồ Gươm còn có rất nhiều di tích nổi tiếng khác càng làm tăng thêm giá trị cổ kính của hồ như Cầu Thê Húc, Đền Ngọc Sơn, Tháp Bút, Đền bà Kiệu, Đền vua Lê Thái Tổ, Tháp Hoà Phong…
Các phố hoa sữa
Hà Nội, mùa thu sẽ chẳng còn là mùa thu nếu thiếu đi hoa sữa. Ai từng đến Hà Nội, ai từng bước qua những con phố Hà Nội vào độ tháng 8 mỗi năm chắc hẳn sẽ không quên được mùi hoa sữa nồng nàn, kỳ diệu, trải dài cả con phố. Quý du khách khi đến với Hà Nội có thể tìm đến phố Nguyễn Du hay phố Thụy Khuê, Quán Thánh, Cửa Bắc hay Đào Tấn để thưởng thức mùi hoa sữa ngào ngạt và ngắm vẻ đẹp dịu dàng của loài hoa này.
Du lịch Hà Nội tháng 10, tháng 11, tháng 12
Nhiều người lầm tưởng khi đông về, Hà Nội sẽ trở nên giá rét và mất đi vẻ sống động, nhộn nhịp. Nhưng không, Hà Nội mùa đông lại được tô điểm mặn mà hơn với những chùm hoa cải vàng rực rỡ khắp các con phố. Màu vàng của hoa cải như “làm nhòe đi” phần nào nét lạnh giá của Hà Nội. Tuy nhiên, một điều cần lưu ý khi đi du lịch Hà Nội theo mùa là hãy giữ gìn sức khỏe nếu đến vào những tháng cuối năm. Quý du khách nên chuẩn bị cho mình những bộ trang phục ấm và giữ nhiệt độ cho cơ thể. Du khách cũng nên mang thêm các loại kem dưỡng để tránh bị khô da và ảnh hưởng đến sức khỏe.
Mùa đông Hà Nội vẫn có sự ấm áp riêng của nó
Đến Hà Nội vào mùa đông, điều tuyệt vời nhất là được thưởng thức tô phở nóng giữa tiết trời se lạnh. Phở gà Bát Đàn được xem là một trong những món ăn không thể thiếu nếu du khách du lịch Hà Nội vào mùa đông. Phở được nấu cùng với súp gà nóng dùng vào tiết trời se lạnh không chỉ giúp thực khách “đánh tan cơn đói” mà còn giữ ấm cho cơ thể. Không chỉ có phở, du khách đến Hà Nội vào mùa đông cũng nên tìm thưởng thức cà phê sữa đặc trưng lâu đời ở đây. Nhâm nhi tách café nóng vào một buổi sớm thức dậy để đón chào ngày mới là trải nghiệm tuyệt vời khi du lịch mùa đông Hà Nội. Sau khi thưởng thức phở, café cho buổi sáng thì một vài điểm tham quan sau sẽ làm cho “một ngày ở Hà Nội” của du khách thêm thú vị.
Nhà Thờ Lớn Hà Nội
Nhà thờ Lớn Hà Nội là một trong những công trình từ thời Pháp thuộc với tuổi đời hơn 120 năm. Quý du khách khi đến tham quan nhà thờ vào dịp gần Giáng sinh sẽ được nhìn ngắm vẻ đẹp lung linh của nhà thờ với những cây thông, ông già Noel, bông tuyết và những dây điện đa sắc màu. Cùng bạn bè, người thân đón thời khắc Giáng sinh cũng là trải nghiệm đáng nhớ khi du lịch Hà Nội vào những tháng cuối năm.
Chợ đêm Hà Nội
Nhịp sống hối hả của Hà Nội không chỉ thể hiện qua lối sống, con người vào ban ngày mà còn thể hiện thông qua những hoạt động buôn bán, trao đổi của các chợ đêm. Nếu Quý khách đã quá quen thuộc với chợ đêm Đồng Xuân thì hãy trải nghiệm chợ hoa đêm Hà Nội chỉ có khi dịp đông về. Chợ hoa Tây Tựu, Quảng Bá... là những cái tên quen thuộc của người yêu hoa và sành chơi hoa Hà Nội. Nếu có dịp đến du lịch Hà Nội vào mùa đông, du khách không nên bỏ qua trải nghiệm đáng nhớ và thú vị này.
Viet Fun Travel mong rằng với bài viết “những điều cần lưu ý khi đi du lịch Hà Nội theo tháng” trên đây sẽ có ích cho Quý khách trong quá trình chuẩn bị cho chuyến du lịch đến Hà Nội của mình. Cám ơn Quý khách đã đồng hành cùng Viet Fun Travel.
Du lịch Việt Vui tổng hợp
Đặc sản Trà Vinh – Mắm bò hóc
Trà Vinh, một tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, được bao bọc bởi hai nhánh sông Tiền và sông Hậu nên có nguồn nước ngọt thuận lợi cho việc đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản. Trong đó, tôm và cá là những sản vật thiên nhiên ban tặng cho vùng đất này nh
Đặc sản Trà Vinh – Bún nước lèo
Bún nước lèo là món ăn phổ biến ở một số tỉnh miền Tây Nam Bộ, nhiều nhất phải kể đến là Trà Vinh. Món bún này có sự kết hợp giữa các nguyên liệu như mắm, thịt heo quay và các loại rau sống. Nước dùng cho món bún nước lèo có vị ngọt tự nhiên từ xương hầm,
Đặc sản Trà Vinh – Bún suông
Trong ẩm thực Việt Nam, bún là thực phẩm có dạng sợi tròn, trắng mềm, được làm từ tinh bột gạo tẻ. Bún là nguyên liệu, thành phần chủ yếu để chế biến nhiều món ăn ngon. Mỗi vùng miền trên dải đất hình chữ S lại có những món bún đặc trưng. Chẳng hạn như mi
Đặc sản Trà Vinh – Tôm khô Vinh Kim
Tôm khô là đặc sản của các tỉnh ven biển nhưng tùy điều kiện tự nhiên ở mỗi vùng mà có chất lượng tôm khô khác nhau. Riêng tôm khô ở xã Vinh Kim, huyện Cầu Ngang (tỉnh Trà Vinh) thì khó nơi nào sánh kịp. Bởi lẽ tôm khô ở đây được làm từ con tôm bạc đất, s
Đặc Sản Hậu Giang - Bưởi Năm Roi Phú Hữu
Bưởi năm roi (hay bưởi 5 roi) là một loại trái cây đặc sản của người miền Tây nói chung và người dân xã Phú Hữu, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang nói riêng. Với hương vị ngon ngọt, bưởi năm roi Phú Hữu không chỉ được lòng người dân trong nước mà thực khác