- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Những địa điểm diễn ra lễ hội dân tộc khi đi du lịch Đà Lạt
Đến với các địa điểm du lịch Đà Lạt, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng những vẻ đẹp hùng vĩ của vùng đất đại ngàn, mà còn có cơ hội được trải nghiệm những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc Tây nguyên. Trong đó các lễ hội dân tộc là một trong số những hoạt động văn hóa luôn thu hút được đông đảo sự quan tâm của du khách.
Khung cảnh lễ hội Đâm Trâu (Ảnh sưu tầm) |
Lễ hội Đâm trâu
Chứa đựng bản sắc dân tộc đậm nét, lễ hội Đâm Trâu từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong sinh hoạt văn hóa của đồng bào Tây Nguyên. Nếu bạn có dịp ghé qua vùng đất cao nguyên vào khoảng tháng ba âm lịch thì không nên bỏ qua cơ hội đến với địa điểm du lịch Đà Lạt hấp dẫn này. Tới đây, bạn sẽ cảm nhận được sự cuốn hút cuồng nhiệt bởi âm thanh vang vọng của tiếng cồng, tiếng chiêng, bị thôi miên bởi những vũ điệu uyển chuyển của những cô sơn nữ. Và bạn sẽ được trải nghiệm những giây phút hồi hội, náo nức khi chứng kiến giây phút linh thiêng lúc tráng sĩ đâm trâu ngã gục. Qua lễ hội đâm trâu, nhiều nét văn hóa đặc trưng của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên được thể hiện rõ với những ý nghĩa đặc biệt của nó, đó là tính cộng đồng, tình yêu thiên nhiên.
Một góc lễ hội Cồng chiêng Đà Lạt (Ảnh sưu tầm) |
Lễ hội Cồng chiêng
Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESSCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Để trải nghiệm không gian văn hóa đặc sắc này, bạn không cần phải đi đâu xa mà chỉ cần ghé qua một số địa điểm du lịch Đà Lạt là đã có thể thưởng thức được lễ hội đặc sắc này rồi. Hiện nay, hầu hết các tour du lịch Đà Lạt đều dành một phần lịch trình để du khách có dịp trải nghiệm một đêm hội cồng chiêng đặc sắc và thú vị, với lời ca, tiếng hát, điệu múa và tiếng cồng chiêng trầm bổng, của những chàng trai, cô gái trong buôn làng. Nét độc đáo của lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên đó là sự giao thoa, kết hợp giữa các tiết tấu và nốt nhạc, đòi hỏi sự tương đồng về tâm linh để tạo nên giai điệu liên tục, trầm bổng và sôi động. Đặc biệt, ngoài việc trải nghiệm văn hóa cồng chiêng, du khách còn có dịp giao lưu với người dân địa phương để khám phá thêm về đời sống tinh thần cũng như nét đẹp văn hóa đặc trưng của đồng bào nơi đây.
Lễ hội cúng Cơm mới của đồng bào dân tộc Tây Nguyên (Ảnh sưu tầm) |
Lễ hội cúng Cơm mới
Lễ hội Cúng cơm mới là một hoạt động văn hóa hấp dẫn của đồng bào dân tộc thiểu số tại Đà Lạt. Đây là một lễ hội truyền thống của người Mạ, Cơ Ho tại phường B’Lao, thị xã Bảo Lộc. Theo kinh nghiệm đi du lịch Đà Lạt, du khách đến với thành phố Đà Lạt vào dịp cuối mùa khô đầu mùa mưa (khoảng đầu tháng 3 âm lịch). Nhất là khi trời khó mưa hoặc mùa mưa đến muộn sẽ được tham gia lễ hội cúng cơm mới vô cùng đặc sắc ở Đà Lạt này. Ngày buôn làng làm lễ, mọi người từ già, trẻ, gái, trai, đều náo nức và phấn chấn, ai cũng muốn góp phần vào lễ hội không chỉ bằng vật chất mà cả bằng tinh thần. Đến vớilễ hội cúng cơm mới, ngoài việc hiểu thêm về nét văn hóa của đồng bào dân tộc, còn được thưởng thức những đặc sản của núi rừng mà không phải lúc nào cũng có dịp biết đến.
Lễ hội cúng Thần suối của người Mạ (Ảnh sưu tầm) |
Lễ hội cúng Thần suối
Lễ hội cúng Thần suối là một trong những lễ hội dân tộc mang đậm nét văn hóa đặc trưng của người Mạ vùng Tây Nguyên. Lễ hội được tổ chức vào khoảng tháng 3 hàng năm với ý nghĩa tạ ơn thần nước đã mang lại may mắn trong năm cũ và lại cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu cho năm mới. Để thực hiện lễ cúng, người ta chọn ngày tốt để làm vệ sinh buôn, dọn suối và soạn máng nước chuẩn bị chỗ để bày đồ cúng. Sau đó, người ta trở về làng làm thịt lợn, gà, thổi xôi làm lễ hiến tế các thần: Thần Đất, Thần Nước, Thần Núi, Tổ tiên.
Theo quan niệm của người Mạ thì thần đất, thần nước, thần núi và tổ tiên của họ là những vị thần linh thiêng đã che chở và giúp cho buôn làng có một năm nhiều thuận lợi. Nếu bạn muốn tham dự lễ hội cúng Thần suối này chỉ cần đặt cho mình một tour du lịch Đà Lạt vào tháng 3 âm lịch trùng dịp lễ hội sẽ là một dấu ấn tuyệt vời cho cuộc hành trình khám phá và hiểu biết thêm những nét văn hóa đặc trưng địa phương của bạn.
Nếu có dịp đến với địa điểm du lịch Đà Lạt, bạn hãy dành thời gian để thưởng thức những lễ hội dân tộc đặc sắc trên vùng đất cao nguyên. Chắc chắn sẽ mang lại cho bạn những trải nghiệm văn hóa thú vị. Một số lễ hội được người dân bản địa thường xuyên tổ chức mà bạn nên tham khảo như: Lễ hội Đâm trâu, Lễ hội Cồng chiêng, Lễ cúng Cơm mới, Lễ cúng Thần suối…